Cảnh giác ung thư dạ dày khi bị rối loạn tiêu hóa
Hơn 75% bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam đến khám ở giai đoạn muộn. Kết quả là tỷ lệ tử vong do bệnh này rất cao.
Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Ước tính hàng năm Việt Nam có 15.000 ca được chẩn đoán và có khoảng 11.000 ca tử vong.
Ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm chỉ cần cắt “hớt” niêm mạc dạ dày, không phải cắt bỏ dạ dày và cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Nội soi dạ dày có thể giúp chẩn đoán ung thư dạ dày ngay cả trong giai đoạn sớm. Ảnh: yersinclinic
Triệu chứng của ung thư dạ dày
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không đặc hiệu và thường gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Triệu chứng giai đoạn sớm: Ăn không tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng…
- Triệu chứng giai đoạn trung bình: Mệt mỏi, đầy bụng sau ăn.
- Triệu chứng giai đoạn muộn: Thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa)…
Ung thư dạ dày đa phần được phát hiện ở giai đoạn muộn
- Do triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư dạ dày là mơ hồ, không đặc hiệu, gây tâm lý chủ quan của người bệnh.
- Rất ít người bệnh đi thăm khám định kỳ.
- Người bệnh lo ngại nội soi dạ dày trong khi đây là phương pháp chủ yếu chẩn đoán ngay cả trong giai đoạn sớm. Do triệu chứng có vẻ “không có gì” nên người bệnh có tâm lý muốn lướt qua nỗi “ám ảnh nội soi”.
Việc ám ảnh nội soi dạ dày có thể nói là tâm lý chung của hầu hết mọi người. Thực ra thì về phương diện kỹ thuật là một thủ thuật an toàn và đơn giản. Các máy nội soi ngày càng “tí hon hóa” tạo sự dễ chịu trong khi soi. Hơn nữa bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi qua đường mũi, một kỹ thuật mà máy soi chỉ bằng khoảng so với dây soi tiêu chuẩn và do đi bằng đường mũi nên bệnh nhân hoàn toàn có thể cười nói trong lúc nội soi. Ngoài ra nội soi dạ dày gây mê cũng là một lựa chọn rất tốt.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày
- Nhiễm HP (Helicobacter Pylori): Nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính với HP là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư dạ dày. HP nhiễm trùng có liên quan với viêm dạ dày teo mãn tính. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày kéo dài có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng gấp 6 lần.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu rau muối, cá muối, muối, và các loại thịt hun khói tương quan với tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư dạ dày. Ngược lại chế độ ăn bao gồm trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể có một tác dụng bảo vệ dạ dày.
- Hút thuốc có liên quan với tỷ lệ tăng của bệnh ung thư dạ dày, phụ thuộc vào liều lượng, số lượng điếu thuốc và thời gian hút thuốc. Ngừng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Đã phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày làm thay đổi độ pH bình thường của bộ phận này, có thể dẫn đến chuyển sản niêm mạc dạ dày, phát triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc gia đình.
- Thiếu máu ác tính: Thiếu máu ác tính liên quan đến viêm dạ dày teo tiến triển và sự thiếu hụt yếu tố nội tại là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày.
- Các virus Epstein-Barr có thể được liên kết với một hình thức (
- Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vùng tâm vị dạ dày.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử có tỷ lệ tăng bệnh ung thư dạ dày. Nhóm người khác tiếp xúc với bức xạ cũng có thể có gia tăng tỷ lệ bệnh.
Video đang HOT
- Việc sử dụng thuốc bisphosphonates dạng uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thực quản hoặc dạ dày.
Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Duy trì đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi mặc dù có thể không có triệu chứng bệnh tật. Cần cảnh giác khi có những triệu chứng tiêu hóa dù mơ hồ, nội soi định kỳ mỗi 2 năm.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ:
- Điều trị nhiễm trùng do Helicobacter Pylory.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh ăn các thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc chứa nhiều chất hóa học như nitrat (có thể biến thành nitrosamin là chất sinh ung thư).
- Dùng nhiều thức ăn như rau cải, cam chanh, nhiều vitamin C… Những chất này có tác dụng bảo vệ không gây ung thư dạ dày và một số ung thư khác.
Cuối cùng, cùng lúc với những biện pháp đã kể trên cần thiết phải khám định kỳ để phát hiện tổn thương nếu có. Đây cũng có thể coi là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu “tình trạng muộn” bi đát của ung thư dạ dày.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh_Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin (TP HCM)
Theo VNE
Đau dạ dày nên ăn gì?
Đau dạ dày là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính với biểu hiện khó tiêu, ợ nóng, đau bụng... Vậy bạn nên ăn gì để vừa giảm các triệu chúng khó chịu này, vừa giúp mau lành bệnh hoặc phòng bệnh?
Ảnh: flickr.com
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày có một số loại thực phẩm dưới đây sẽ có tác dụng ngăn ngừa và giảm đau dạ dày rất tốt.
Chuối
Là thực phẩm rất thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axít vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Do đó, bạn nên ăn chuối thường xuyên để tăng cường hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Ảnh: flickr.com
Gừng
Là một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách nhai gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng hay uống trà gừng nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Ảnh: flickr.com
Bột yến mạch
Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn bột yến mạch. Bởi lẽ, bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate có khả năng cải thiện các cơn đau rất tốt. Hơn nữa, bột yến mạch còn chứa lượng cholesterol rất thấp nên sẽ là một lựa chọn lành mạnh cho dạ dày của bạn.
Ảnh: flickr.com
Bạc hà
Tinh dầu trong lá bạc hà có thể cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và đau dạ dày rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay những thực phẩm có chứa vị bạc hà để làm dịu cơn đau dạ dày.
Ảnh: flickr.com
Canh gà
Chứng đau dạ dày "ngự trị" là do biểu hiện của hệ tiêu hóa suy yếu nên bạn cần ăn những thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong trường hợp này, món canh gà sẽ là ưu tiên số một. Bởi nước canh gà chứa rất nhiều dưỡng chất, vừa giúp bạn hồi phục sức khỏe, vừa giảm buồn nôn.
Ảnh: flickr.com
Đu đủ
Cũng là một loại trái cây thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày, cho bạn cảm giác dễ chịu.
Cà rốt
Là thực phẩm chứa carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi
thành vitamin A trong cơ thể con người. Theo y học cổ truyền, ăn cà rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường hệ miễn dịch.
Ảnh: flickr.com
Cải bó xôi (rau chân vịt)
Chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ chất cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt thì gan, ruột và dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên còn có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
Ảnh: flickr.com
Bắp cải
Chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thu vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn.
Ảnh: flickr.com
Khoai tây
Chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose giúp bảo vệ dạ dày của bạn rất hiệu quả.
Ảnh: flickr.com
Khoai lang
Rất giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt ...Tiêu thụ một lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông rất tốt.
Ảnh: flickr.com
Bí đỏ
Chứa một lượng lớn Pectin có tác dụng hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin còn có thể bảo vệ dạ dày không bị viêm loét.
Ảnh: flickr.com
Táo
Cũng chứa dồi dào pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, nó cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Ảnh: flickr.com
Thì là
Cây thì là hay hạt của chúng đều có công dụng giúp tiêu hóa, giảm no hơi, xoa dịu cơn đau thắt và ngăn buồn nôn. Bạn có thể dùng thì là nấu canh hay uống trà hoặc nhai hạt khô.
Ảnh: flickr.com
Sữa chua
Chứa thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng khó chịu. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm chứa nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.
Ảnh: flickr.com
Theo Xinh Xinh
Một số loại đồ uống tốt cho người đau dạ dày Bệnh đau dạ dày ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Việc ăn uống khoa học góp phần làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục. Dưới đây là một vài tư vấn về đồ uống cho những người mắc bệnh...