Cảnh giác trước “biến tướng” lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại, Facebook
Các đối tượng lừa đảo tiếp tục có nhiều chiêu trò mới nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng. Ghi nhận mới nhất là giả mạo công ty tài chính để cho vay tiền nhằm lừa đảo.
Cảnh giác lừa đảo qua Facebook và điện thoại
Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Cục này đã tiếp nhận thông tin từ một số công ty tài chính và người tiêu dùng phản ánh về tình trạng mạo danh công ty tài chính nhằm chiếm đoạt tiền.
Theo phản ánh, có người liên hệ với người tiêu dùng qua Facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền. Người liên hệ đưa ra các thông tin ưu đãi về chương trình cho vay nhằm thuyết phục khách hàng vay.
Video đang HOT
Đáng chú ý, người liên hệ này làm giả hợp đồng giải ngân kiêm khế ước nhận nợ với con dấu giả, làm giả bảng ước tính số tiền phải trả hàng tháng để tạo lòng tin cho khách hàng nhằm thức hiện hành vi lừa đảo. Thậm chí còn làm giả thẻ nhân viên công ty để chiếm lòng tin của khách hàng.
Sau khi nộp phí xử lý hồ sơ theo hướng dẫn, người tiêu dùng không thể liên hệ được với đối tượng. Khi kiểm tra lại thông tin tại công ty thì phát hiện bị đối tượng mạo danh công ty để lừa đảo.
Với những trường hợp nêu trên, các công ty tài chính sẽ không có cơ sở để hỗ trợ người tiêu dùng. Nhằm ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi vay tiêu dùng, Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng qua mạng xã hội hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo. Không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty). Nên tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động.
Đồng thời, tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu cung cấp giấy tờ bản gốc hay không. Trong trường hợp công ty không yêu cầu, mà người tự nhận là nhân viên yêu cầu cung cấp bản chính giấy tờ để lưu giữ thì người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác và cần kiểm tra lại thông tin.
Cục cũng khuyến cáo, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, người tiêu dùng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa.
Theo: Dantri
Cô gái ở Sài Gòn nhận "kết đắng" từ cuộc điện thoại của người lạ
Chưa kịp nhận bưu phẩm, cô gái ở Sài Gòn tá hỏa khi có đối tượng giả danh công an gọi điện thoại nói trong gói quà có "hàng cấm".
Sau nhận điện thoại của người lạ, cô gái mất trăm triệu đồng (ảnh minh họa)
Ngày 11.7, Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình, TP.HCM cho biết đang điều tra, làm rõ vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại với số tiền lên đến cả trăm triệu đồng. Nạn nhân là chị Y (30 tuổi, ngụ quận Tân Bình).
Thông tin ban đầu, chiều 9.7, chị Y đang làm việc ở công ty thì nhận được điện thoại của một phụ nữ thông báo chị Y có một gói bưu phẩm do ai đó gửi, người này xin địa chỉ nhà chị Y để giao hàng. Tưởng có bạn bè gửi đồ, chị Y cho địa chỉ nhà mình.
Không lâu sau đó, người phụ nữ tiếp tục gọi điện cho chị Y thông báo trong gói bưu phẩm có "hàng cấm" và cơ quan công an đang điều tra.
Trong lúc chị Y hoang mang vì họa "trên trời rơi xuống" thì một người đàn ông gọi điện cho chị Y tự xưng là cán bộ công an. Người này nói trong gói bưu phẩm có ma túy và nghi ngờ chị Y là mắt xích trong đường dây tội phạm buôn bán ma túy xuyên quốc gia.
Chị Y thanh minh là không liên quan và thành thật khai báo hết số tài khoản cũng như tài sản của mình với người đàn ông lạ. Đối tượng yêu cầu chị Y chuyển hết 150 triệu đồng có trong tài khoản để kiểm tra rồi sẽ trả lại. Khi chuyển được 100 triệu đồng, chị Y nghi ngờ mình bị lừa nên đến công an trình báo. Tuy nhiên, tiền của chị đã "không cánh mà bay".
Hiện vụ việc đang được công an điều tra. Liên quan đến hình thức lừa đảo qua điện thoại, Công an TP.HCM từng nhiều lần phát thông báo nói rõ công an không làm việc với người dân qua điện thoại, mọi liên hệ với người dân đều có giấy báo và được tiếp tại trụ sở.
Theo Danviet
Tài xế Grab ngẩn ngơ vì bị quý cô lừa mất "cần câu cơm" Thấy vị nữ khách lịch sự, trò chuyện thân mật, tài xế Grab cho mượn điện thoại nhưng không ngờ vị khách cầm điện thoại tẩu thoát. Anh Thanh buồn bã vì mất chiếc điện thoại. Ngày 30/5, anh Trịnh Bá Thanh (SN 1993, trú huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) tài xế Grab cho biết, anh đã đến Công an phường Cống Vị...