Cảnh giác trang web tải xuống Windows 11 giả mạo
Kể từ khi Windows 11 lần đầu tiên được công bố vào tháng 6.2021, đã có nhiều chiến dịch nhằm lừa mọi người tải xuống các trình cài đặt Windows 11 độc hại giả mạo.
Theo Neowin, mặc dù hoạt động đó đã dừng lại trong một thời gian nhưng dường như nó bắt đầu trở lại với tình hình phức tạp hơn do hệ điều hành này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Một chiến dịch cung cấp phần mềm độc hại mới dựa trên trình cài đặt Windows 11 đã được phát hiện bởi công ty an ninh mạng CloudSEK khi họ nhận thấy một trang web giả mạo mới trông giống như của Microsoft, nhưng trên thực tế có nhiệm vụ phân phối các tập tin chứa phần mềm độc hại “Inno Stealer” do sử dụng trình cài đặt Inno Setup của Windows. Đây là một phần mềm độc hại mới vì không có mẫu tương tự nào được tìm thấy trên Virus Total.
Một trang web độc hại cung cấp Windows 11 giả mạo được phát hiện
Video đang HOT
URL của trang web độc hại là ” windows11-upgrade11[.]com“, nơi cung cấp trang tải xuống tập tin Windows 11 ISO bị nhiễm mã độc cho phép chạy các quy trình trong nền để vô hiệu hóa hệ thống của người dùng bị nhiễm. Nó tạo ra các tập lệnh để Windows vô hiệu hóa bảo mật Registry, thêm các ngoại lệ trong Microsoft Defender và gỡ cài đặt các phần mềm bảo mật khác.
Cuối cùng, một tập tin .SCR được tạo ra để tải phần mềm độc hại vào hệ thống, trong trường hợp này là phần mềm độc hại Inno Stealer mới trong thư mục C:\Users\\AppData\Roaming\Windows11InstallationAssistant của hệ thống bị xâm phạm. Tên của tệp tải phần mềm độc hại là ” Windows11InstallationAssistant.scr“, và quy trình được thể hiện trong hình ảnh bên dưới. CloudSEK đã xác định các mục tiêu mà phần mềm độc hại Inno Stealer theo đuổi gồm trình duyệt và ví tiền điện tử.
Cách thức hoạt động của phần mềm độc hại Inno Stealer
Người dùng được khuyến cáo truy cập vào trang web chính thức của Microsoft nếu muốn tải xuống Windows 11 hoặc thông qua các liên kết tải tập tin Windows 11 ISO chính thức của Microsoft từ các trang web có uy tín.
Cảnh giác với các trò chơi giả mạo độc hại trong Microsoft Store
Người dùng được cảnh báo cẩn thận khi tải xuống trò chơi cho Windows từ Microsoft Store vì có phần mềm độc hại ẩn trong các bản sao của một số trò chơi phổ biến.
Theo Howtogeek, trước khi tải xuống bất cứ thứ gì, người dùng cần đảm bảo đó là ứng dụng chính hãng chứ không phải là giả mạo. Điều này được đưa ra khi công ty nghiên cứu bảo mật Check Point cho biết họ đã phát hiện ra các bản sao của nhiều trò chơi phổ biến như Temple Run và Subway Surfers xuất hiện trên Microsoft Store có chứa phần mềm độc hại Electron Bot.
Một số trò chơi trên Microsoft Store chứa phần mềm độc hại
Electron Bot là một cửa hậu cho phép kẻ tấn công kiểm soát hoàn toàn các máy bị nhiễm với mục tiêu quảng bá trên mạng xã hội và lừa đảo nhấp chuột thông qua Facebook, Google, YouTube và Sound Cloud.
Các nhà xuất bản trò chơi được xác nhận phát hành game giả mạo gồm Lupy games, Crazy 4 games, Jeuxjeuxkeux games, Akshi games, Goo Games và Bizzon Case. Nếu người dùng thấy một trò chơi từ bất kỳ công ty nào trong số này, đừng tải chúng xuống. Một ví dụ về tên trò chơi là Temple Endless Runner 2, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng đó là phần tiếp theo của Temple Run. Cho đến nay, phần mềm độc hại đã lây nhiễm khoảng 5.000 máy tính ở Thụy Điển, Israel, Tây Ban Nha và Bermuda và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa khi nó lây lan ra khắp nơi.
Để tránh bị nhiễm, hãy đảm bảo bỏ qua các trò chơi trên Microsoft Store có tên không hoàn toàn trùng khớp với một game đã biết. Hãy cẩn thận với các trò chơi có điểm đánh giá cao nhưng số lượng bài đánh giá thấp, đồng thời tránh bất kỳ trò chơi nào từ các nhà xuất bản được liệt kê ở trên.
Đóng cửa trang web giả mạo Unikey chứa mã độc Hiện tại, đơn vị quản lý đã đóng cửa tên miền này. Tác giả của UniKey cũng nhiều lần cảnh báo người dùng về các website giả mạo, chỉ nên tải về từ unikey.org. UniKey là ứng dụng gõ tiếng Việt phổ biến, có thể tải về từ địa chỉ unikey.org (đây là website chính thức và duy nhất được tác giả Phạm...