Cảnh giác ngộ độc rượu, bia ngày Tết
Trong những ngày Tết cổ truyền, uống rượu, bia thế nào cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phóng viên Báo Cần Thơ đã trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Bồ Kim Phương, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ về vấn đề này.
Bác sĩ chuyên khoa II Bồ Kim Phương.
Bác sĩ Bồ Kim Phương cho biết: Rượu, bia nếu uống ở mức độ vừa phải, ảnh hưởng đến sức khỏe ít vẫn sẽ có hưng phấn nhẹ. Khi uống vượt ngưỡng cho phép, rượu, bia ảnh hưởng đến thần kinh, gây ức chế thần kinh, gây nên tình trạng buồn ngủ, chóng mặt ảnh hưởng cả thị giác (gây mờ mắt). Do đó rất nguy hiểm khi điều khiển xe lưu thông trên đường. Về đường tiêu hóa, rượu gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Nếu bệnh nhân có viêm loét dạ dày, có thể bị xuất huyết tiêu hóa, ói ra máu, đi tiêu ra máu. Ói nhiều, nguy cơ gây rách thực quản.
Rượu (ethanol) khi vào cơ thể, gan chuyển hóa thành Acetaldehyde, rồi Acetate. Khi lượng rượu vào cơ thể quá nhiều, gan chuyển hóa không kịp, gây tổn thương trực tiếp niêm mạc ruột và phá vỡ các tế bào mast phóng thích ra histamin (chất gây dị ứng). Ngoài ra, Acetaldehyde còn ngăn không cho gan chuyển hóa và đào thải histamin có trong thức ăn khi ta ăn vào. Từ đó, làm tăng lượng histamin, tăng nguy cơ dị ứng như nổi mề đai, ngứa, rối loạn tiêu hóa nặng hơn có thể làm co thắt phế quản gây ra cơn hen cấp.
Khi uống rượu, bia quá nhiều, thường xuyên dẫn đến gan làm việc quá mức, tích tụ chất độc trong gan, làm tổn thương gan và tăng men gan, lâu ngày, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan. Nếu người đã có bệnh gan (gan nhiễm mỡ, men gan cao, viêm gan mạn…), việc uống rượu, bia tạo thêm gánh nặng cho gan, gây chuyển sang viêm gan cấp, suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Vậy theo bác sĩ, đâu là ngưỡng an toàn của uống rượu, bia?
Video đang HOT
- Một đơn vị 10g cồn, tương đương 30ml rượu mạnh, 100ml rượu vang, 330ml bia. Ngưỡng tương đối an toàn là nam uống dưới 4 đơn vị/ngày và nữ 2 đơn vị/ngày, mỗi tuần chỉ uống 1-2 ngày. Dĩ nhiên, lượng rượu uống vào còn tùy thuộc vào tuổi, cân nặng và mức độ chuyển hóa của gan của cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, tốt nhất nên uống càng ít càng tốt.
Ngộ độc rượu có những loại nào ?
- Trong ngày Tết, lượng rượu, bia tiêu thụ cao hơn ngày thường. Uống quá mức gây nên ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu chia làm nhiều loại:
Ngộ độc cấp tính: Giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (nói nhiều, không kiểm soát được lời nói…), rối loạn tâm thần do rượu, giai đoạn sau là giai đoạn ức chế, tri giác giảm, mất khả năng tập trung, giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tử vong.
Ngộ độc rượu mạn: tổn thương thần kinh như mất trí nhớ, rối loạn tâm thần… tổn thương gan, tổn thương ống tiêu hóa, thiếu máu…
Ngộ độc các tạp chất có trong rượu: Methanol, uống rượu có lẫn tạp chất, do cơ sở sản xuất rượu không đảm bảo tiêu chuẩn.
Trong năm 2019, riêng Khoa Nội tiêu hóa bệnh viện đã tiếp nhận 6 ca ngộ độc rượu. Trong những ngày Tết là 3 ca, chưa kể lượng bệnh do ngộ độc rượu điều trị ở các khoa khác. Khoa còn tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do có các bệnh lý nền (dạ dày, gan…) cộng với việc uống rượu, bia nhiều gây xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần do rượu, rách thực quản (do nôn, ói nhiều sau khi uống rượu, bia), suy gan, viêm gan cấp, rối loạn tiêu hóa, viêm gan nặng hơn… Các bệnh này thường tăng nhanh trong những ngày Tết. Đáng chú ý, trong những ngày cận Tết và trong Tết, lượng bệnh nhân nhập viện do tự tử cũng tăng. Phần lớn bệnh nhân tự tử có sử dụng rượu, bia – đây là “chất xúc tác” ảnh hưởng đến thần kinh, hành vi, dẫn đến hành động tự tử.
Việc xử trí trong trường hợp bị ngộ độc rượu như thế nào, thưa bác sĩ ?
- Khi uống rượu, bia quá nhiều, gây buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau quặn bụng… cần nôn thức ăn ra, uống nhiều nước bù nước, dùng các loại men vi sinh, men tiêu hóa. Khi nôn, nên nghiêng người sang một bên để tránh hít phải thức ăn gây sặc, viêm phổi, suy hô hấp. Sau khi nôn, bệnh nhân sẽ đỡ phần nào. Nếu còn tiếp tục nôn, ói quá nhiều, mất nước nhiều, cần đưa đến bệnh viện vì mất nước, có nguy cơ mất natri, kali, gây ngưng tim, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người nhà nhận thấy người thân của mình có vẻ rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi, suy hô hấp cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Cần phòng ngộ độc rượu và các bệnh lý liên quan đến rượu, bia như thế nào?
- Tết, là những ngày vui xuân, sum họp với người thân, không tránh khỏi việc dùng rượu, bia. Tuy nhiên, nên uống chừng mực, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mất vui vì nhập viện trong Tết. Khi có bệnh lý gan, tuyệt đối không dùng rượu, bia. Với người có bệnh lý tiêu hóa (trào ngược, viêm loét dạ dày…), đường ruột nên hạn chế dùng rượu, bia.
Để phòng ngộ độc rượu và các tác hại của rượu, bia nên uống dưới mức khuyến cáo hoặc uống từ từ, kéo dài thời gian để gan có thời gian chuyển hóa. Cần thận chọn rượu, bia chất lượng, uy tín, không nên uống lúc bụng đói.
Xin cảm ơn bác sĩ !
H.Hoa (thực hiện)
Theo baocantho
Vì sao nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)... kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương - nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành. Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "chè chén" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều. Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán.
Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
Việc liệm nhanh đối với những người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., và yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa "hơi lạnh" khi viếng đám ma là có cơ sở khoa học.
Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma... ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao... dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.
Thực tế cho thấy, trong Tây y ngày nay không còn những kiêng cữ như vậy có thể vì công nghệ hiện đại, người quá cố được giữ trong nhà lạnh và khi đưa ra tổ chức tang lễ cũng chỉ trong một vài tiếng nên việc phát sinh vi khuẩn, vi trùng hay mầm bệnh không quá ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.
Tốt nhất, những người có sức đề kháng yếu tránh đến những nơi môi trường kém trong lành, sạch sẽ, nơi đông người, ồn ào và không nên đi viếng đám ma những người chết bị bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng... bởi "hơi lạnh" từ người chết sẽ nhiễm vào cơ thể gây bệnh do không đủ sức chống đỡ.
Theo giadinh.net
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những lợi ích tiềm năng của dầu cá Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng nếu sử dụng dầu cá đúng cách sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe cho con người về các mặt như thị giác, trí não, xương khớp,... Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia, gần 8% người trưởng thành có sử dụng dầu cá. Nếu đang suy nghĩ về việc mua một...