Cảnh giác nếu bị đau bụng sau khi phá thai
Thủng tử cung nếu có kết hợp với tổn thương cơ quan nội tạng, hoặc có dấu hiệu xuất huyết nội bộ, thì người bệnh cần được khám cẩn thận và phẫu thuật để điều trị.
Sau khi bỏ thai, nếu thấy những hiện tượng hoặc tình trạng như chảy một chút máu, máu đỏ hoặc hồng nhạt, nâu nhạt, thường không có cục máu đông, chảy máu trong vòng 2 tuần là sạch… thì đó là những dấu hiệu bình thường, chị em không phải quá lo lắng. Sau ngày phẫu thuật, chị em có thể có cơn đau bụng nhẹ, một hai hôm sau thì hết.
Nếu sau phẫu thuật mà đau quá, đau hơn bình thường, cơn đau không có xu hướng giảm thì chị em cần chú ý một vài nguyên nhân dưới đây:
1. Sót thai
Việc bỏ thai đôi khi thất bại, đó gọi là trường hợp sót thai. Những mô còn sót lại sẽ làm cho âm đạo co thắt kịch phát, đi kèm với chảy máu âm đạo, máu đỏ thẫm, có cục máu đông lớn và đau bụng lặp đi lặp lại. Bình thường, sau khi bỏ thai, nếu hết phôi thai trong tử cung thì các cơn đau bụng cũng tự biến mất, và việc cần làm nhất là tăng cường điều trị chống viêm sau phẫu thuật để ngăn chặn nhiễm trùng.
2. Nhiễm trùng sau phẫu thuật
Video đang HOT
Đây là biến chứng phổ biến nhất nếu có sau phá thai. Nhiễm trùng hậu phẫu có thể do các hoạt động phẫu thuật gây ra, ví dụ như dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng tốt, nhân viên y tế thao tác không đảm bảo vệ sinh… Nhiễm trùng sau phẫu thuật bỏ thai có thể xảy ra trong khoảng 2 tuần sau đó, nếu chị em không giữ gìn, nhất là khi tham gia bơi lội hoặc có quan hệ tình dục.
Tình trạng nhiễm trùng thường dẫn đến bệnh viêm vùng chậu cấp tính, với những dấu hiệu như đau bụng quá mức, cảm lạnh, xuất huyết âm đạo, máu đỏ, có mùi hôi thối, hoặc có dịch màu vàng. Trong trường hợp này, phương pháp điều trị thường là phải dùng kháng sinh, nhưng chị em cũng cần đến khám ngay để được kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của mình nhất.
3. Thủng tử cung
Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi phá hoặc bỏ thai. Thủng tử cung có thể do thao tác của các nhân viên y tế khi tiến hành phẫu thuật. Khi bị thủng tử cung, người bệnh thường đau bụng đột ngột và đau dữ dội, một số ít người có thể không cảm nhận thấy gì. Thủng tử cung gây ra đau bụng liên tục đi kèm với chảy máu âm đạo, hoặc xuất huyết bên trong. Nếu bị xuất huyết bên trong có thể gây kích ứng phúc mạc.
Vết thủng nhỏ có thể không có thiệt hại bàng quang, trực tràng và các cơ quan nội tạng khác, và lúc này, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường nhiều hơn và được bác sĩ kê thêm một số thuốc tiêm và truyền phù hợp, bao gồm cả kháng sinh đủ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chị em cũng cần chú ý chặt chẽ của nhiệt độ cơ thể, huyết áp, hô hấp và các thay đổi khác.
Thủng tử cung nếu có kết hợp với tổn thương cơ quan nội tạng, hoặc có dấu hiệu xuất huyết nội bộ, thì người bệnh cần được khám cẩn thận và phẫu thuật để điều trị.
Tuy nhiên, biến chứng thủng tử cung ít xảy ra nếu chị em thực hiện việc bỏ thai ở các bệnh viện có uy tín và đảm bảo, một số cơ sở tư nhân hoặc không rõ tay nghề của các y bác sĩ hoặc không có tính chuyên nghiệp có thể làm việc này không tốt, khiến chị em có thể gặp các biến chứng sau khi bỏ thai. Vậy nên, chị em nên cân nhắc trường khi có ý định bỏ thai hoặc lựa chọn cơ sở y tế để làm việc này.
4. Tụ máu trong tử cung
Tụ máu trong tử cung chủ yếu xảy ra trong vòng vài giờ sau khi phẫu thuật. Lúc này , bệnh nhân không thể chịu đựng nổi đau bụng, cảm giác như bị dao cứa. Chị em cũng có thể thấy xuất hiện một lượng nhỏ dịch âm đạo có máu, khám phụ khoa thấy tử cung tăng lên đáng kể, và căng cứng. Trong trường hợp này chị em cần được phẫu thuật ngay lập tức và cần được điều trị kháng sinh kịp thời.
Tuy nhiên, cũng giống như niến chứng thủng tử cung, việc tụ máu trong tử cung hiếm khi xảy ra, nhất là nếu chị em cân nhắc cẩn thận trước khi bỏ thai.
Theo VNE
Cấm kỵ khi "yêu"
Tôi vừa cưới vợ, nghe bạn bè bảo cần có những kiêng kỵ trong "chuyện ấy", nếu không rất dễ sinh bệnh sau này.
Xin bác sĩ tư vấn để chúng tôi có đời sống phòng the an toàn, hạnh phúc.
Để "chuyện ấy" được an toàn, trong sách cổ "Tố Nữ kinh" có viết: Khi trời đất có sấm sét, mưa gió, động đất, mưa đá... tuyệt đối không nên ái ân. Sách "Vệ sinh yếu quyết" của Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên không nên quan hệ "khi trời đất chấn động như mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét, khi nằm giữa trời". Cũng không nên "đi lại" trong đền miếu, trước tượng thánh, trước bếp, sau giếng, cạnh bếp, nơi cầu cống, chỗ mồ mả, cạnh quan tài... vì đó là "thiên kỵ" theo quan niệm dân gian.
Nhất thiết kiêng "yêu" khi tinh thần hay sức khỏe mỏi mệt, lúc đang tức giận, sợ hãi, hoặc yếu đau, đi xa, mới ốm dậy, những hôm thức khuya hay dậy sớm hoặc khi phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt... vì nội tạng dễ bị tổn thương, tuổi thọ bị rút xuống rất nhanh. Không nên "yêu" khi say rượu, ăn no vì sẽ ảnh hưởng tới nội tạng, là thảm họa cho người có tuổi, người bị tim mạch.
Không nên "yêu" khi vừa mới đi vệ sinh vì cơ thể chưa trở về trạng thái bình thường để "yêu". Nếu cố tình "yêu" về sau ăn uống sẽ mất ngon, bụng phình to, tâm thần luôn luôn phiền muộn, nhiều khi lơ đãng.
Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, xét nghiệm như máu, nước tiểu, đường huyết, chức năng thận, gan... Việc ân ái nên chọn thời điểm thích hợp, tăng hưng phấn. Nên đánh răng, vệ sinh, tắm nước ấm trước khi yêu khoảng 30 phút. Tránh nhiễm lạnh, hay quá nóng bức khi "yêu". Không nên tắm hay làm vệ sinh ngay sau khi "đi lại".
Theo VNE
Vì sao đau đầu khi "sung sướng"? Hiện tượng đau đầu khi lên đỉnh được gọi là "chứng đau đầu liên quan đến hoạt động tình dục", xảy ra trước, ngay khi đạt cực khoái. Gần đây tôi hay bị đau đầu mỗi khi "lên đỉnh". Mong chuyên mục cho tôi biết đó có phải là dấu hiệu báo động sức khỏe có vấn đề (như có nguy cơ bị...