Cánh đàn ông phát mê trước sự xuất hiện của cô vợ búp bê đẹp tới từng milimet
Không những sở hữu số đo 3 vòng cực chuẩn mà cô vợ này còn biết làm mọi thứ và cực kỳ nghe lời nữa đấy.
Đã từ rất lâu rồi, Nhật Bản được ví như “cái nôi” của ngành công nghiệp búp bê người lớn với rất nhiều mẫu thiết kế đẹp, sống động và chân thực đến từng chi tiết. Thế nhưng, chính việc sản xuất hàng loạt đó đã biến những cô “vợ hờ” này trở nên quá “phổ thông” và ngày càng kém chất lượng về mặt thẩm mỹ khi chỉ giống người thật khoảng 75% mà thôi.
Trong khi đó, mới đây Hàn Quốc vừa tung ra “búp bê vợ” quyến rũ và xinh đẹp như người mẫu với số đo 3 vòng cực hấp dẫn, chuẩn chỉnh đến từng đường nét, khiến người nhìn rất khó để phân biệt thật giả.
“Búp bê vợ” của Hàn Quốc quyến rũ đến từng milimet.
Giống thật đến 90% khiến nhiều người phải “ồ” lên khi nhìn thấy.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, cô búp bê người lớn “made in Korea” này có chiều cao vào khoảng 1m6, làm từ silicon cao cấp với những chi tiết được chăm chút rất tỉ mỉ như mắt to, mũi cao, da trắng,… thậm chí là vòng eo con kiến, và thân hình nở nang trông “sexy hết nấc”.
Ra mắt vào khoảng tháng 3/2019, các quý ông phải trả một khoản tiền lên tới hàng vài chục triệu đồng mới có thể “đưa nàng về rinh” đấy nhé. Thế nhưng, “đắt xắt ra miếng”, cô “vợ” này biết làm mọi việc và rất ngoan ngoãn, tuyệt đối không cãi lời chồng, cũng chẳng lo chuyện bị vợ “ cắm sừng”.
Video đang HOT
Mọi người đều rất bất ngờ với độ chân thực và hoàn hảo của sản phẩm này.
Cô vợ thế này liệu có thanh niên nào từ chối không nhỉ?
Ngay lập tức, thông tin cũng như những hình ảnh về “búp bê vợ” này đã nhận được hàng ngàn lượt yêu thích kèm theo bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên khi xuất hiện trên mạng xã hội Việt Nam. Hội chị em thì “ghen tỵ” với nhan sắc của nàng, còn phía anh em tất nhiên là không quên “tag” với lời nhắn nhủ “mua về mà dùng”.
- “Từ giờ các thanh niên ế bền vững đã không còn lo việc mình không lấy được vợ. Thậm chí có thể cưới được vợ xinh đẹp, chuẩn style Hàn Quốc.”
- “Đẹp hơn cả hoa hậu rồi đấy, này bỏ ra vài chục triệu mà có vợ thì cũng hay đấy”.
- “Thêm cái biết đẻ nữa là hoàn hảo”.
- “Thiếu mỗi buồng trứng thôi”.
- “Bây giờ Hàn Quốc cũng bắt đầu cạnh tranh với Nhật Bản về búp bê tình dục rồi sao?”
- “Tích tiền mua vợ thôi anh em, khỏi lo bị cắm sừng”.
- “Vợ này không chê chồng nghèo, không cằn nhằn, không ngoại tình luôn”.
Chính sự phát triển không ngừng của xã hội đã thúc đẩy quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ từ con người và cho ra đời những tuyệt tác đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng.
Thế nhưng khi những con búp bê người lớn đang được bán đại trà ngoài thị trường thì người ta bắt đầu lo ngại rằng, đến một ngày nào đó, con người sẽ hoàn toàn mất đi cảm xúc chân thật và những rung động từ sâu bên trong trái tim mình.
Nguồn: Internet
Theo Yan
Dạy con biết 'cãi'
'Quyền được cãi', 'quyền được nói không'... là những điều quan trọng mà các bậc phụ huynh ngày nay muốn dạy con để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những cái xấu.
Phu huynh nên dạy con biết tranh luận, phản biện ngay từ khi còn bé - MINH HỌA: DAD
Kẻ xấu chỉ mạnh trong bóng tối
Qua nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại gần đây, nhất là bị xâm hại bởi chính thầy cô của mình như vụ việc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ), nhiều bậc phụ huynh vô cùng hoang mang và trăn trở về việc dạy con thời nay.
Chị Nguyễn Lê Cẩm Tú, có con học lớp 4, Trường tiểu học Hồ Văn Cường, Q.Tân Phú, TP.HCM băn khoăn: "Thực sự là dạy con trong thời đại này quá khó. Lâu nay chúng ta có chuẩn mực 'con ngoan, trò giỏi', con càng biết nghe lời lại càng được khen ngợi. Nhưng liệu việc 'biết nghe lời' đó có phải là nguyên nhân dẫn đến chuyện những học sinh nam ở trường phổ thông dân tộc nội trú kia trở thành nạn nhân của thầy hiệu trưởng hay không?".
"Đừng nói cho ai biết nhé", "Cấm không được nói với ai"..., theo phụ huynh Hoàng Anh Tú (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), luôn là những câu "bùa chú" hắc ám của kẻ xấu thường dùng với các nạn nhân. "Tôi thường dạy các con của mình rằng trước kẻ xấu, đừng sợ! Kẻ xấu mới sợ chúng ta. Bằng chứng là chúng ngăn cản ta nếu ta đưa ra ánh sáng những việc chúng làm. Rằng bóng tối mới là nơi kẻ xấu có sức mạnh. Khi đưa chúng ra ngoài ánh sáng chúng sẽ chết ngay!...", ông Hoàng Anh Tú khẳng định.
Vậy nên, ông Tú cho rằng cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc huấn luyện con mình việc lên tiếng. Bằng việc lắng nghe con thay vì thờ ơ, hoặc thể hiện sự không tin vào những gì con nói, phán xét những gì con nói, châm chọc, chê bai, bỏ qua những điều con nói.
"Bên cạnh đó, hãy truyền cho con lòng dũng cảm. Không thể có một đứa trẻ dũng cảm nếu như cha mẹ chúng hèn nhát, sợ sệt. Con cái luôn nhìn vào chúng ta mà sống. Hãy cho con lòng tin rằng cha mẹ không sợ kẻ xấu...", ông Tú chia sẻ thêm.
Cho con quyền được cãi
Chị Nguyễn Thúy Nga, phụ huynh có con học lớp 3, Trường tiểu học Cửu Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nói về quan điểm của mình: "Trẻ em như tờ giấy trắng rất dễ bị xâm hại và tổn thương. Trước khi chờ pháp luật và công lý bảo vệ các con thì chúng ta phải bảo vệ các con trước. Tôi không dạy con phải nhẫn nhịn, phải cúi đầu câm lặng khi bị bắt nạt dù nhẫn nhịn trong nhiều trường hợp là tốt. Tôi dặn con, nếu ai có hành vi xâm hại mình thì lập tức về kể cho ba mẹ nghe".
Để có được những kỹ năng đó, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên tham vấn tâm lý, cho rằng: "Người lớn cần học cách tôn trọng, lắng nghe trẻ, coi những dịp trẻ phản kháng là cơ hội để dạy trẻ cách suy nghĩ độc lập, cách phản ứng có văn hóa. Muốn vậy, người lớn rất cần tâm thế bình đẳng với trẻ, đừng coi điều gì mình nói ra cũng đúng. Thầy cô cũng cần nhìn nhận lại thế nào là con hư, trò hỗn, để học cách tôn trọng trẻ hơn, cho trẻ cơ hội được suy nghĩ khác, được nói khác những gì chúng được truyền dạy".
Theo tiến sĩ Thúy, nếu chúng ta giáo dục trẻ theo cách "cấm cãi, cha mẹ thầy cô luôn đúng" thì không có gì ngạc nhiên khi có những em 18 tuổi đi thi bị cán bộ coi thi ký nhầm trên giấy thi cũng không dám nói.
"Vì thế, cha mẹ, thầy cô nên cho trẻ cơ hội nói lên ý kiến khác, dạy trẻ biết cách cãi, nói đúng hơn là biết tranh luận, phản biện ngay từ khi còn bé. Trẻ cần được người lớn lắng nghe khi các em có những cách nghĩ, cách làm khác người lớn. Có thể suy nghĩ đó chưa đủ chín chắn, chưa cân nhắc mọi dữ kiện nhưng khi được lắng nghe, các em mới có cơ hội bày tỏ và từ đó sẽ lắng nghe người lớn hơn", tiến sĩ Thúy nêu quan điểm.
Theo thanhnien
"Bố mẹ đã nợ tôi một lời nói, chúng ta đừng như thế với con mình", tâm sự của người mẹ về cách dạy con khiến phụ huynh thức tỉnh Trong cuộc sống mỗi người mỗi suy nghĩ, không ít người xem nhẹ việc nuôi dạy con cái nhưng trên thực tế đó là cả một quá trình phức tạp, nếu bạn chỉ cần sai 1 ly thì có thể đi 1 dặm. Đa số những đứa trẻ lớn lên thông minh, giỏi giang đều do công dưỡng dục của bố mẹ. Người...