Cảnh báo: Xôn xao tình trạng nhiều học sinh dùng dao lam tự rạch tay chân, có em rạch đến 27 vết, nghi học theo trên Youtube
Thông tin những học sinh một trường trung học đến lớp với những vết rạch tay, chân… khiến nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng.
Mới đây, trong nhóm kín, một tài khoản chia sẻ câu chuyện cảnh báo về tình trạng rạch tay ở trẻ vị thành niên kèm những hình ảnh và cuộc trò chuyện giữa cô giáo và phụ huynh được cho là từ một trường trung học ngoại thành Hà Nội.
Học sinh rạch đến 27 vết trên tay
Theo tài khoản M.M chia sẻ, cô giáo phát hiện có những em học sinh đến lớp với vết dao rạch ở tay, chân, có em rạch đến 14, 21, 27 vết. Cô giáo tá hỏa kiểm tra cả lớp thì mới biết các em xem video Momo trên Youtube. “Mình tìm kiếm thử thì thấy hình ảnh kinh dị sởn gai ốc, không dám xem” , chị M. nói.
Những vết rạch trên tay các học sinh được cô giáo chụp lại.
Sau đó, cô giáo liền nhắn tin trong nhóm chung cảnh báo cho các phụ huynh. Người chia sẻ cho biết không rõ sau đó bố mẹ nói chuyện với các con như thế nào nhưng “với mình, đây là một khoảng xám rất đau lòng giữa bố mẹ và con trẻ”.
“Các em mang dao lam đi và rạch vào tay mình.
Trong tin nhắn gửi tới phụ huynh, cô giáo cảnh báo hiện nay xuất hiện trường hợp các em học theo các video trên youtube làm “những việc rùng mình”. “Các em mang dao lam đi và rạch vào tay mình các chữ như hận đàn ông, hận đời hoặc tên mình” . Cô giáo yêu cầu phụ huynh kiểm tra tay chân con mình, đồng thời quản lý việc con sử dụng điện thoại tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tin nhắn cô giáo gửi tới phụ huynh.
Chị M. viết tiếp:
Video đang HOT
“Quá choáng, mình dò hỏi thử 7 người mình quen, đều là các em trẻ dưới 25 tuổi, xuất thân nông thôn quanh Hà Nội thì nhận được các thông tin gây choáng:
- Ôi cái này ở làng em đầy. Bọn trẻ có đứa cắt tay ngất ra đấy và đi cấp cứu.
- Hồi em cấp 3 lớp em cũng có bạn cắt dọc hết cánh tay, bố mẹ chẳng ai biết, bạn ấy kể mỗi em.
- Bọn trẻ con ở chỗ em cũng toàn rủ nhau xem mấy video này.
- Tụi cấp 2 giờ xem nhiều chị ơi. Sẹo cắt đầy tay chân, em thấy mà.
Công thức chung của trẻ con nông thôn trong các câu chuyện mình được hỏi được đều là:
Cha mẹ lên thành phố làm ăn, trẻ ở quê với ông bà.
Cha mẹ đi làm từ sớm tới khuya mới về, trẻ tự học tự chơi tự lớn.
Cha mẹ không bao giờ tắm cho con (vì con đã lớn, bận việc…) nên không phát hiện ra các vết cắt. Ôm ấp, thủ thỉ, trò chuyện, xem tay chân thì càng không.
Trẻ đi học về rảnh rỗi quá, chơi cùng bạn. Có trẻ tự có điện thoại, có trẻ xem cùng bạn. Tụi nó lan truyền và học hỏi nhau.
Trường hợp bé gái 5 tuổi gần đây treo cổ tự tử do học theo video trên mạng tưởng câu chuyện xa xôi mà lại hóa gần”.
Theo cô giáo, có những em rạch vào tay, chân 27 vết.
Theo chị M, tim chị như thắt lại khi viết câu chuyện này. Chị vừa choáng váng vừa hoang mang. Chị mong các bố mẹ để ý tới con hơn vì “lúc tụi nó không nói, không kể, không gần gũi với mình nữa thì đã quá muộn, không làm lại được nữa”.
Chia sẻ với chúng tôi, chị T.T, một phụ huynh có con học tại trường này xác nhận tình trạng trên. ” Đây là những học sinh học lớp 8, lớp 9. Việc cô giáo và nhà trường phát hiện và cảnh báo kịp thời đã giúp phụ huynh quan tâm con em mình sát sao hơn. Cháu nhà mình rất may không có tình trạng này nhưng qua chuyện lần này, đúng là không thể lơ là được” , chị T. nói.
Cha mẹ nên trở thành điểm tựa niềm tin cho con
Trẻ ở độ tuổi cấp 2, 3 luôn muốn khẳng định, chứng tỏ bản lĩnh. Các em thường bị kích thích bởi trò chơi hóa thân thành nhân vật chiến binh, anh hùng. Trẻ nhốt mình trong phòng và đắm chìm vào thế giới ảo hoặc muốn tách khỏi người lớn.
Gia đình không thể cấm trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, kể cả các nội dung trên mạng xã hội, vì vậy hãy cố gắng kiểm soát và định hướng khi trẻ tham gia vào thế giới ảo. Cha mẹ nên cùng con lập kế hoạch, trao đổi các vấn đề trong cuộc sống, lắng nghe, chia sẻ với trẻ. Chỉ khi cảm nhận được sự tôn trọng, trẻ mới có niềm tin vào cha mẹ và sẽ chủ động nói ra những áp lực, căng thẳng mà bản thân đang gặp phải.
Lúc này, thay vì truy hỏi hoặc mặc kệ, cha mẹ nên trở thành điểm tựa niềm tin cho con, hãy đồng hành, lắng nghe trẻ nói, đừng bác bỏ hoặc nghe xong để đó.
Để giúp đỡ trẻ ở mức tốt nhất, cha mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ giúp phụ huynh hiểu những hành vi tự hoại và mức độ nguy hiểm đối với con. Chuyên gia sẽ tham vấn giúp các em tự chủ hơn.
Tâm thư "bị lộ" được gửi trong nhóm kín của cô giáo đóng cửa không tiếp khách ngày 20/11, hàng xóm xì xào "chả biết dạy dỗ kiểu gì mà chả ai tới nhà"
Một bức tâm thư từ một hội nhóm lớp được lọt ra ngoài, danh tính cô giáo không được tiết lộ nhưng khiến ai cũng phải trầm trồ "cô giáo nhà người ta"...
Bức thư được cho là của cô giáo gửi tới phụ huynh trong nhóm riêng của lớp để giải thích cho nhiều cha mẹ yên tâm với việc không quà cáp ngày 20/11 mà không phải áy náy gì. Ai đọc cũng hiểu ngay đây hẳn là cô giáo "của hiếm" có tâm thực sự...
Tâm thư gây chú ý của cô giáo (Ảnh minh họa)
Cô giáo viết như sau:
"Gửi cha mẹ học sinh,
Như ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã từng nói: "Tôi xin từ chối tất cả những món quà dù lớn hay nhỏ cho các dịp lễ Tết, kể cả ngày 20/11 để tránh những bất tiện cho phụ huynh, những hiểu lầm có thể xảy đến sau này". Nhưng tôi biết nhiều phụ huynh vẫn áy náy và có phần ái ngại với việc cô giáo không nhận quà, nên tôi viết thêm điều này từ đáy lòng để giải thích cho cha mẹ học sinh của mình yên tâm. Tôi làm điều này là có lý do và nó hoàn toàn chính đáng. Các vị không phải có bất cứ gợn suy nghĩ nào vì điều này.
Vì đây là công việc dù tôi làm bằng tình yêu thương, bằng trái tim mình nhưng cũng được trả thù lao như công việc các vị làm ở công ty. Nên có 1 ngày được tri ân bằng vật chất là có phần không công bằng với nghề nghiệp của các vị. Nếu có hãy cứ yêu quý tôi bằng trái tim mình, thế là đủ rồi.
Chưa kể việc bấy nhiêu phụ huynh mất thời gian cho 1 người như tôi vào việc đi mua hoa, chọn quà hay đau đầu suy nghĩ tặng quà hay tiền rồi cất công chờ tặng quà, tặng hoa vào ngày này cũng là 1 sự lãng phí không cần thiết. Tôi biết cha mẹ phụ huynh ai cũng bận bịu và nhiều vất vả, hãy cho mình không phải thêm bận rộn vào ngày này.
Nghề giáo viên có áp lực hơn nghề khác không? Tôi cho rằng bản thân các vị cũng có lúc căng thẳng vô cùng, cũng có nhiều khi miệng muốn buột ra câu "xin nghỉ việc" nhưng áp lực của những hóa đơn, của vai trò trụ cột gia đình khiến các vị phải kìm lại. Tôi cũng vậy, nhưng tôi không cho rằng nghề nghiệp của mình có phần đặc biệt hơn để phải nhận được sự tri ân vào 1 ngày đặc biệt.
Ảnh minh họa
Hôm sinh nhật mình tôi đến lớp thấy "tổ ong vỡ" của mình im bặt lạ kỳ, vào lớp có vẻ trống trơn rồi lũ trẻ từ đâu bật dậy đồng thanh hô rõ to: "Chúc mừng sinh nhật mẹ yêu quý". Điều đó khiến tôi vỡ òa hạnh phúc. Tôi cá là không có thứ nghề nghiệp nào có thể cho người ta niềm hạnh phúc lớn lao như thế. Vì vậy, cảm ơn các con còn chưa hết, vậy cớ sao để bố mẹ chúng phải tất tả ngược xuôi giờ tan tầm lo lắng quà cáp chuẩn bị để tri ân thầy cô của con mình.
Đấy là nói thế thôi, không mấy ai biết tôi cũng có quà ngày 20/11, những thứ tôi luôn nâng niu để 1 góc phòng mà là bao tình cảm yêu thương của lũ học trò. Quà gì mà khiến người ta phát khóc, quà gì mà nguệch ngoạc hình vẽ và những dòng chữ chẳng thằng hàng... nó khiến tôi cảm thấy ngọt lịm hơn cả đường, thấy rằng thật đáng để làm giáo viên, để điều hành 1 "lũ giặc" ít khuôn phép mà dễ thương vô đối.
Nên ai đó bảo tôi không nhận quà có khi sai, thậm chí là quà to là khác. Thứ quà đủ khiến cho lúc tôi nghe được hàng xóm xì xào "chả hiểu dạy dỗ kiểu gì mà 20/11 chả ai tới nhà", nó cũng không làm tôi buồn. Quà của tôi đâu cần phải phụ huynh mang tới nhà, quà của tôi, tôi giấu cho riêng mình tôi, đâu cần ồn ào... Đó cũng là thứ quà duy nhất tôi muốn nhận, là tình cảm yêu thương của các con, những thứ không ảnh hưởng đến "ví" của cha mẹ chúng.
Khi tôi nói rằng tôi không nhận quà, một số phụ huynh vẫn "cố" tặng hoa, tặng quà cây nhà lá vườn vì nghĩ đó không hẳn là vật chất mà là tình cảm ắt tôi sẽ nhận. Tôi đã trả lại để tránh tạo thành tiền lệ vẫn có quà được "lách" qua. Hoa đẹp tôi luôn thích nhưng quá đắt đỏ vào ngày này. Quả đu đủ, con gà, cân măng... tôi cũng quý lắm, nhưng khi tôi nhận chúng thì các phụ huynh khác sẽ phải băn khoăn, sẽ phải gợn lên những nghĩ suy, lo sợ các con mình không được đối xử công bằng nếu cha mẹ học sinh khác tặng quà. Nó cũng trái ý nghĩa ban đầu, tôi muốn cha mẹ học sinh của mình được rảnh rang ngày này, các vị cũng khá vất vả rồi, không phải bận tâm thêm vào phần nghi lễ đặc biệt ngày này nữa.
Là phụ nữ tôi cũng mê tiền, cũng thích quà, thích được ca tụng, nhưng chỉ là cái thích nhất thời thôi còn 364 ngày còn lại thì như thế nào? Nhận quà rồi sao? Nó không làm tôi giàu lên hay nghèo đi, cũng chẳng có thể làm cho những ngày khác của mình kém vinh quang hơn. Vậy tôi bớt đi thứ hạnh phúc phù phiếm 1 ngày để tất cả chúng ta được hạnh phúc, tôi nghĩ nó thật xứng đáng.
Trong lớp ta không phải gia cảnh nhà ai cũng giống nhau, tôi nhận quà của người này, người kia điều kiện không cho phép sẽ cảm thấy áy náy rồi họ phải cố gắng bỏ ra 1 khoản, cắt đi 1 thứ gì đó trong khoản cần chi của gia đình để đẹp lòng tôi. Đó là điều không đáng. Giải quyết công việc của mình, đối mặt với hóa đơn, chăm sóc những đứa trẻ đã quá mệt mỏi rồi, hãy coi 20/11 là ngày bình thường thôi.
"Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi", cô giáo chia sẻ. (Ảnh minh họa)
Hãy cứ để mình tôi thấy nó là ngày trọng đại với chính mình, với nghề nghiệp tôi cảm thấy phần nhiều hơn là hạnh phúc. Hãy cứ để tôi có chút giây phút lắng lại, thấy mình cần phải cố gắng hơn với những gì tôi được nhận. Với niềm hạnh phúc rất riêng mà nghề nghiệp khác thực sự không có được. Như thế với tôi thật sự là đủ rồi.
Vì thế, đừng ái ngại, đừng áy náy vì tôi không nhận quà. Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi, đó là phần quà lớn nhất tôi nhận được mỗi ngày. Và khi phụ huynh hạnh phúc, học trò của tôi có cơ được hạnh phúc, đó thực sự là một món quà.
Ngày 20/11 cho tôi xin được gửi lời cảm ơn lại tới tất cả các phụ huynh và học trò của mình tình yêu thương vô bờ bến và lời cảm ơn từ đáy lòng vì những tình cảm quý mến đã dành cho tôi".
Bức thư đầy tình yêu thương với tư tưởng cực kỳ nhân văn, hiện đại và tích cực của cô giáo này hiện đang khiến bao cha mẹ và học sinh tấm tắc ngưỡng mộ.
Mẹ phàn nàn vì con nghỉ ốm nhưng cô giáo không một lời thăm hỏi, hội phụ huynh nổ ra cuộc tranh cãi Phản ứng của cô giáo thế nào là hợp lý khi học sinh nghỉ ốm đang là chủ đề tranh luận với những ý kiến trái chiều. Với trẻ tiểu học, nhất là trẻ lớp 1, việc thỉnh thoảng ốm sốt, nghỉ học là chuyện khá thường xuyên. Sức đề kháng không tốt, thay đổi thời tiết, virus lây lan... trẻ tuổi này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên ăn trộm gần 200 máy tính bảng của công ty để "donate" cho nữ streamer

Muốn khóc nhất hôm nay: Khoảnh khắc không tiếng vỗ tay nhưng lại khiến cả triệu người nghẹn ngào trong lễ tốt nghiệp

'Gymer đẹp nhất Nam Bộ' khoe thời trang gây tranh cãi trên sân pickleball

Mỹ nhân 'Nóng cùng World Cup' khoe visual thần tiên tỷ tỷ trên sân pickleball

Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?

Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa

Thảo Nguyên Bolero: Chinh phục người hâm mộ qua những buổi livestream đặc sắc

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?

Bộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắng

Chiến lược thoát khỏi hội chứng 'hậu team building'

Cặp đôi Trung Quốc 'quay xe' làm đám cưới ở Haidilao, hóa đơn dài 2 m
Có thể bạn quan tâm

Cảnh khó tin 'ẩn nấp' sau đường mòn xuyên rừng khiến du khách Hà Nội vỡ òa
Du lịch
09:51:16 18/05/2025
Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi
Sáng tạo
09:49:42 18/05/2025
Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông
Tin nổi bật
09:22:15 18/05/2025
Sau 3 tháng về chung nhà, chồng H'Hen Niê chính thức khoe tin vui đặc biệt
Sao việt
09:08:43 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát
Pháp luật
08:58:14 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025