Cảnh báo xâm nhập tài khoản Telegram để chiếm đoạt tài sản
Cùng với Facebook và Zalo, Telegram đang là ứng dụng nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng được người dùng Việt Nam ưa chuộng.
Nhiều cá nhân, tổ chức đã bắt đầu áp dụng Telegram vào trong công việc nhờ tính tiện dụng, bảo mật và đặc biệt đây là ứng dụng miễn phí. Khi càng trở nên phổ biến, Telegram cũng trở thành môi trường để tin tặc lợi dụng lừa đảo người dùng trong việc sử dụng ứng dụng vào mục đích chiếm đoạt tài sản.
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp bị xâm nhập tài khoản Telegram. Đối tượng hay bị nhắm tới thường là những người dùng ít am hiểu về công nghệ, coi Telegram là kênh phụ, không thường xuyên quan tâm đến những biện pháp bảo mật, không biết tính năng xác thực hai bước; không kiểm tra tài khoản có bao nhiêu thiết bị đang sử dụng nên dẫn đến bị đối tượng cùng sử dụng tài khoản của mình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người thân mà không biết.
Thủ đoạn thường gặp là giả mạo tin nhắn của Telegram hoặc tài khoản do đối tượng chiếm đoạt được gửi thông báo yêu cầu click vào đường link do đối tượng cung cấp trên tin nhắn, nếu không tài khoản sẽ bị buộc hủy trong vòng 24 giờ – 48 giờ.
Khi nạn nhân truy cập vào đường link sẽ phải cung cấp số điện thoại và quét QR code theo hướng dẫn của đối tượng. Các đối tượng tấn công dễ dàng đăng nhập vào tài khoản nạn nhân nếu tài khoản này không xác thực hai bước.
Video đang HOT
Sau khi xâm nhập thành công, đối tượng nghiên cứu các nội dung tin nhắn của người dùng sau đó mạo danh nhắn tin với người thân để mượn tiền (chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng). Khi đối tượng nhắn tin với người thân xong sẽ xóa luôn tin nhắn trao đổi giữa đối tượng với người thân (trên máy của chủ tài khoản) nên người bị xâm nhập tài khoản không phát hiện được.
Anh H (trú tại Hà Nội) cho biết, do lo lắng bị mất tài khoản, anh đã thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng. Khi truy cập thành công vào tài khoản của anh H, đối tượng đã gửi tin nhắn cho người thân anh H vay hơn 200 triệu đồng rồi chiếm đoạt số tiền trên. Chỉ khi người thân gọi điện thoại trực tiếp cho anh H mới nhận ra mình bị chiếm đoạt số tiền.
Kết quả kiểm tra thiết bị đang sử dụng tài khoản.
Để bảo vệ tài khoản Telegram, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân một số thao tác bảo mật tài khoản Telegram như sau:
1. Bật tính năng xác thực hai yếu tố: Bật tính năng này cho tài khoản Telegram bằng cách vào Settings -> Privacy and Security -> Two-step Verification.
2. Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng dưng nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là tin tặc. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đang đăng nhập tài khoản (Settings ->Devices) để kiểm tra cũng như xóa ngay những thiết bị không phải do mình đang sử dụng.
3. Nên tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ để tránh các tin nhắn lừa đảo (Settings -> Privacy and Security -> New chats from unknown users -> Archive and Mute). Tính năng chỉ có sẵn trên Telegram Premium. Nếu không cần thiết, hãy giấu số điện thoại cá nhân trên Telegram bằng cách sau: Vào Settings -> Privacy and Security -> Phone number Privacy -> Nobody. Ngăn không cho người lạ tự ý thêm mình vào các group bằng cách Settings -> Privacy and Security -> Group & Channel -> My contacts.
4. Tắt chế độ tự động download file từ các group để tránh tải phải những file có chứa mã độc: Settings -> Data and Storage -> Tắt: Auto-Download Media.
Ngoài ra, người dân cần đề cao cảnh giác khi “bỗng dưng” nhận được đề nghị vay, mượn, chuyển tiền qua mạng xã hội. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, cần phải xác minh thông qua việc gọi điện thoại trực tiếp đến người vay bằng số điện thoại đã được lưu trong danh bạ, không kiểm tra qua các ứng dụng mạng xã hội Telegram, Zalo, Facebook… Khi phát hiện trường hợp nghi vấn, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Cảnh báo sập bẫy lừa qua thủ đoạn "quà tri ân nhân Tết Trung thu"
Các đối tượng sẽ yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ với số tiền tăng dần theo cấp độ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi.
Nếu nạn nhân phát hiện ra mánh khóe và không chuyển tiền nữa, họ sẽ lập tức bị chặn khỏi nhóm và xóa hết các tin nhắn.
Sáng 18/9, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phát đi thông tin cảnh báo trên hệ thống mạng xã hội đến người dân trên địa bàn toàn tỉnh về việc các đối tượng xấu lợi dụng dịp tết Trung thu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Nhật Tân (SN 2001, trú tại tỉnh Quảng Trị), đối tượng hack Facebook, rồi dùng công nghệ Deepfake để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người vào tháng 3/2023.
Mới đây, 1 công nhân đang làm việc tại 1 nhà máy ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (đóng tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nhận được cuộc điện thoại từ số lạ, thông báo về việc nhận được quà tri ân nhân dịp tết Trung thu và dự kiến, ngày 20/9, quà sẽ được chuyển về nhà. Sau đó, người gọi điện yêu cầu người công nhân đồng ý kết bạn qua zalo để họ hướng dẫn thực hiện các thủ tục nhận quà.
Do không thành thạo công nghệ thông tin nên nữ công nhân này yêu cầu một đồng nghiệp nhờ đồng ý kết bạn để làm các thủ tục nhận quà. Lúc này, nữ công nhân được các đồng nghiệp cho rằng, đây là chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu, chứ bản thân nữ công nhân chưa bao giờ mua hàng hóa gì qua mạng thì làm gì có chuyện nhận được quà tri ân nhân dịp tết Trung thu... nên nữ công nhân đã không kết bạn với người gọi điện.
Theo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, với thủ đoạn "Đề nghị làm nhiệm vụ để nhận quà tri ân", các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Cụ thể, các đối tượng gọi điện thoại thông báo nạn nhân được nhận quà tri ân nhân dịp tết Trung thu. Sau đó, yêu cầu nạn nhân kết bạn qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram...) để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục nhận quà.
Sau khi nạn nhân đồng ý kết bạn, các đối tượng tiếp tục mời tham gia vào các nhóm mạng xã hội để thực hiện các nhiệm vụ. Đồng thời, đề nghị nạn nhân nộp, chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân thực hiện các nhiệm vụ với số tiền tăng dần theo cấp độ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi. Nếu nạn nhân phát hiện ra mánh khóe và không chuyển tiền nữa, họ sẽ lập tức bị chặn khỏi nhóm và xóa hết các tin nhắn.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế lưu ý, để phòng, tránh thủ đoạn lừa đảo trên, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các hoạt động yêu cầu làm nhiệm vụ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền với mọi lý do cho những người không quen biết hoặc chỉ quen biết qua mạng xã hội. Đồng thời, trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện hoạt động có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra
Tìm bị hại của "Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ACX" Chiều 3/8, Công an quận Bình Thạnh cho biết đang điều tra vụ án "Sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" do đối tượng Trần Hải Anh (SN 1994, thường trú Long Thạnh, Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng); Đặng Thị Thương (SN 1996) cùng đồng bọn thực...