Cảnh báo viên nước giặt gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Sản phẩm nước giặt dạng viên trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, tuy nhiên theo cảnh báo của Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương viên nước giặt nhìn rất hấp dẫn đối với trẻ em, nếu không sử dụng và bảo quản một cách an toàn sẽ dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng.
Hình sản phẩm nước giặt dạng viên
Trong thời gian gần đây, tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xuất hiện sản phẩm nước giặt dạng viên thay cho nước giặt/bột giặt truyền thống. Sản phẩm này được cho là rất tiện lợi và hiệu quả.
Sản phẩm nước giặt dạng viên trở nên phổ biến trong thời gian gần đây là do tính chất tiện lợi của sản phẩm: mỗi viên tương ứng với 1 lần giặt, người tiêu dùng không phải đong đếm nước giặt cho mỗi lần giặt quần áo. Sản phẩm mang tính mới, lạ, tiện dụng này đang ngày càng được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình.
Tuy nhiên, viên nước giặt nhìn rất hấp dẫn đối với trẻ em, nếu không sử dụng và bảo quản một cách an toàn sẽ dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng.
Về mặt cảm quan, có thể thấy viên nước giặt khá giống các loại bánh, kẹo dành cho trẻ em: kích cỡ nhỏ – trẻ 03 tuổi có thể nắm gọn trong lòng bàn tay, màu sắc sặc sỡ, được đóng gói trong núi ni-long trong suốt, căng tròn,… “Vì thế, trẻ em rất dễ nhầm lẫn đây là bánh kẹo và có nguy cơ trẻ sẽ cắn, nuốt sản phẩm nếu không có sự trông chừng của người lớn”, Cục Quản lý cạnh tranh cảnh báo.
Việc trẻ em nhầm lẫn nước giặt viên với bánh kẹo đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) đã từng triển khai Chiến dịch Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về nước giặt dạng viên.
Theo đó, OECD cho rằng trẻ em không phân biệt được nước giặt viên và bánh kẹo, vì thế, người lớn phải chủ động giữ viên nước giặt khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em.
Ngoài ra, OECD còn yêu cầu doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh sản phẩm phải tuân thủ và chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến tính an toàn sản phẩm, đồng thời tuyên truyền về việc sử dụng an toàn viên nước giặt.
Video đang HOT
Chiến dịch tuyên truyền của OECD về sản phẩm nước giặt dạng viên
Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, tại Nhật Bản – nơi mà nước giặt viên khá phổ biến do phù hợp với tính chất công việc bận rộn của người dân, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cũng hưởng ứng rất tích cực chiến dịch này của OECD.
Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (National Consumer Affairs Center – NCAC) còn tiến hành thí nghiệm viên nước giặt đối với trẻ em bằng cách sử dụng máy với lực 0,6 kgf – tương đương lực làm nát miếng đậu phụ. Dưới lực này, viên nước giặt đã bị vỡ và dung dịch nước giặt đã chảy ra ngoài.
Tại Việt Nam, nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng nước giặt dạng viên thay cho bột giặt/nước giặt thông thường. Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sản phẩm này do viên nước giặt là hàng nhập ngoại, trong đó chủ yếu là hàng Nhật, hàng Mỹ vốn được đánh giá cao về chất lượng.
Tuy nhiên, đã có những trường hợp viên nước giặt gây nguy hiểm cho trẻ em Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng cho rằng, viên nước giặt trông rất giống bánh phu thê/bánh su sê – một loại bánh truyền thống của Việt Nam.
Vì vậy, khi trẻ em nhìn thấy liền cắn, ăn hoặc bóp. Ngay cả với trẻ lớn – đã nhận thức được sản phẩm không phải đồ ăn – cũng rất thích cầm nắm trong tay gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Trong một số trường hợp, trẻ em chỉ bị dị ứng ngoài da khi bóp sản phẩm làm dung dịch bắn lên da. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em cắn và nuốt dung dịch dẫn tới bị nôn hoặc ngộ độc gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh nước giặt chưa chính thức phân phối sản phẩm này tại Việt Nam. Người tiêu dùng chủ yếu mua qua kênh hàng xách tay/hàng nhập ngoại. Vì thế, việc nâng cao an toàn sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng cần chủ động để viên nước giặt trên cao, xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em; tuyệt đối không để viên nước giặt trên sàn nhà hoặc lẫn với bánh, kẹo. Trong trường hợp trẻ vô tình tiếp xúc với sản phẩm qua đường miệng hoặc qua da, cần sơ cứu và nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nguyễn Thanh
Theo Dân sinh
Bóc mẽ chiêu lừa đảo trúng thưởng "khủng" trên Facebook
Trúng thưởng xe SH, phiếu quà tặng tiền mặt trị giá hàng trăm triệu đồng, thẻ sử dụng xăng 1 năm miễn phí... là những lời "rót mật" của đường dây lừa đảo qua tin nhắn messenger trên Faceobok. Dù chiêu thức không mới nhưng nhiều người vẫn sập bẫy, mất hàng chục triệu đồng.
Bỗ dưng trúng thưởng!
Tin nhắn trúng thưởng mà anh K. nhận được.
Đầu tháng 3/2018, anh K. (ngụ quận 12) bất ngờ nhận được tin nhắn đến từ messenger trên Faceobok thông báo: "Xin chúc mừng tài khoản Facebook T.K. đã may mắn nhận được giải Nhất từ sự kiện Tuần Lễ Vàng tri ân khách hàng quý 1 năm 2018...mã số trúng thưởng là 402E79. Phần quà giải nhất của bạn gồm: 1 xe máy Honda SH125i Việt Nam, 1 phiếu quà tặng tiền mặt trị giá 100 triệu đồng và thẻ sử dụng xăng miễn phí 1 năm".
Cũng trong tin nhắn ấy cho biết, giải thưởng này do CTCP X máy Honda Việt Nam và Tập đoàn mạng xã hội Facebook tài trợ. Sau đó anh K. được hướng dẫn truy cập vào trang địa chỉ Website tin nhắn đưa ra để đăng ký làm thủ tục hồ sơ nhận thưởng.
Đáng chú ý, tin nhắn trúng thưởng mà anh K. nhận được còn căn dặn: "Đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống giải thưởng Facebook 2018. Xin vui lòng không cung cấp mã số dự thưởng cho bất kì ai và sẽ không có ai từ Facebook yêu cầu bạn cung cấp mã này. Bạn cần hoàn tất hồ sơ tạm thời trên Website...hoặc liên hệ cho nhân viên tư vấn hướng dẫn. Tin nhắn này thay cho giấy thông báo trực tiếp từ tập đoàn".
Do được cảnh báo nhiều lần từ bạn bè nên anh K. không trả lời và xác định đây chỉ là chiêu lừa đảo trên mạng.
Sau khi nhận được thông tin anh K. cung cấp, PV Dân trí đã vào cuộc tìm hiểu và làm theo các hướng dẫn từ tin nhắn trúng thưởng và nhiều lần liên hệ số chăm sóc khách hàng nhưng không ai nghe máy. Tiếp tục liên hệ với 2 người trúng thưởng giải nhì và giải ba mà hệ thống "Ban tổ chức" đưa ra là anh Hà Quang D. (SN 1980, quê Đắc Lắk, người trúng giải nhì). Vừa được hỏi về việc trúng thưởng, anh D. nói ngay: "Tôi đã nhận giải thưởng rồi, thủ tục nhanh gọn lắm. Đầu tiên nạp 3 triệu card điện thoại vào mạng trực tuyến cho Ban tổ chức làm hồ sơ. Xong mấy ngày sau Ban tổ chức sẽ chuyển lại 30 triệu đồng và phần thưởng đã trúng".
Cũng với chiêu thức đánh vào lòng tham nên nhiều người đã sập bẫy đối tượng lừa đảo. Điển hình là trường hợp của Lê Hồng Q. (huyện Bình Chánh). Sau khi nhận được tin nhắn trúng thưởng với nội dung như trên, chị Q. liên hệ đến để nhận giải thì được "Ban tổ chức" yêu cầu nộp 3 triệu tiền card điện thoại để hoàn tất hồ sơ.
Chờ mãi không thấy "Ban tổ chức" liên lạc trao giải, chị Q. gọi cho "nhân viên chăm sóc khách hàng" thì được yêu cầu đóng thêm 10% thuế VAT là 13,5 triệu đồng thì mới hoàn tất thủ tục nhận giải. "Mấy người đó nói đã nhận xe SH và tiền về Công ty rồi, chỉ hoàn tất đóng thuế và mời tôi đến trao giải, chụp hình ảnh lưu niệm. Tôi tưởng thật tiếp tục chuyển tiền, sau đó thì không liên lạc được với ai. Lúc này mới biết mình bị lừa", chị Q. kể.
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo
Người tiêu dùng nên cảnh giác với những thông báo trúng thưởng giá trị cao khi trước đó không tham gia bất kỳ chương trình quay số trúng thưởng nào.
Về hình thức, thủ đoạn lừa đảo không mới và phương thức lừa đảo không quá cao siêu. Các đối tượng chủ yếu đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng với những món hời lớn. Khi truy cập và hoàn tất các thủ tục, những tên lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng nộp lệ phí bằng nhiều hình thức như chuyển khoản, nạp thẻ cào... Tùy vào giải thưởng và mức độ lừa đảo mà các tin tặc đưa ra "lệ phí" cao hay thấp.
Chưa kể, có nhiều website còn được lập ra để người dùng hoàn tất hồ sơ với việc đăng nhập tài khoản Facebook trên website lừa đảo. Từ đó, chúng sẽ chiếm quyền điều khiển tài khoản và phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo mượn tiền, mua card hộ đến những tài khoản bạn bè trong danh sách của bạn.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành NTS, nhà phân phối Kaspersky tại Việt Nam cho biết, cơ chế lừa đảo này không mới, đánh vào lòng tin của con người. Để hạn chế việc này, cần thiết phải bảo vệ tài khoản an toàn, tránh click vào các nội dung không rõ nguồn gốc và trang web xa lạ trên mạng xã hội. Tuyệt đối không click vào các đường link mà đối tượng lừa đảo nhắn thông báo trúng thưởng đến người dùng.
Hình thức lừa đảo trên đã xuất hiện từ khá lâu và gần đây nhất, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương cũng đã lên tiếng cảnh báo với người dùng. Cụ thể, Cục này cho biết đã nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc nhận được thông báo trúng thưởng giá trị lớn như xe máy SH, điện thoại iPhone hay số tiền trị giá 100 triệu đồng... qua Facebook và điện thoại.
Đáng chú ý, nội dung thông báo của các bản tin lừa đảo dạng này khẳng định chương trình quay số trúng thưởng đã được công nhận bởi các cơ quan nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính... Người tiêu dùng phải gửi một khoản tiền trị giá khoảng 3 triệu đồng tiền thuế hoặc thẻ cào điện thoại mệnh giá cao để nhận được phần thưởng.
"Người tiêu dùng nên cảnh giác với những thông báo trúng thưởng giá trị cao khi trước đó không tham gia bất kỳ chương trình quay số trúng thưởng nào. Trường hợp tiếp nhận các thông báo trúng thưởng như trên, người tiêu dùng cần tham khảo thông tin kỹ, từ nhiều nguồn không tiến hành giao nộp tiền cho đối tượng thông qua các hình thức nạp thẻ cào, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng...", Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương khuyến cáo.
Trung Kiên - Xuân Hinh
Theo Dantri
Bộ Công Thương giám sát Thiên Ngọc Minh Uy thanh lý hợp đồng cho người tham gia Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, ngày 10/5, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã báo cáo Bộ Công Thương về Quy trình, thủ tục thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp với người tham gia sau khi Công ty chấm dứt hoạt động. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ Quy trình này và các quy định...