Cảnh báo về sự bùng phát loài bọ cạp tại Brazil
Bọ cạp đang được coi là mối đ.e dọ.a lớn tại Brazil. Những sinh vật này, với chiếc đuôi chứa nọc độc gây chế.t người, đang gia tăng nhanh chóng nhờ vào quá trình đô thị hóa và sự nóng lên của khí hậu.
Hiện bọ cạp đã trở thành loài động vật gây chế.t người nhiều nhất ở Brazil. Ảnh minh họa: Wikimedia Commons
Hiện bọ cạp đã trở thành loài động vật gây chế.t người nhiều nhất ở Brazil, đ.e dọ.a sức khỏe của người dân trên khắp đất nước và khiến nhu cầu về thuố.c giải độc ngày càng tăng. Trong số các loài bọ cạp, bọ cạp vàng Brazil – loài bọ cạp nguy hiểm nhất Nam Mỹ – đang gây ra những mối lo ngại lớn nhất. Đặc biệt, do đây là một loài sinh sản vô tính, nên việc kiểm soát sự phát triển của quần thể này trở nên khó khăn hơn.
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.
Ông Thiago Chiariello – điều phối viên sản xuất thuố.c giải độc tại Viện Butantan, ở Sao Paulo, giải thích: “Môi trường sống càng nóng, bọ cạp càng trở nên hoạt bát, ăn nhiều và sinh sản nhiều hơn”.
Video đang HOT
Ngoài yếu tố nhiệt độ, sự phát triển đô thị không kiểm soát cũng góp phần gia tăng số lượng bọ cạp. Đô thị hóa khiến các loài động vật săn bọ cạp làm thức ăn (như thằn lằn và chim) phải di chuyển khỏi khu vực sinh sống, đồng thời tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho bọ cạp, chủ yếu là những con gián. Chính điều này đã tạo nên môi trường lý tưởng cho bọ cạp sinh sôi nảy nở và đẩy chúng đến gần hơn với con người.
Ông Chiariello chia sẻ: “Những đô thị đang phát triển không kiểm soát và việc rác thải gia tăng đã tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho bọ cạp, dẫn đến việc chúng tiếp xúc nhiều hơn với con người, gây ra nhiều vụ ta.i nạ.n hơn”.
Mặc dù những vụ bọ cạp cắn vẫn còn ít hơn so với các vụ rắn cắn, nhưng theo số liệu từ Bộ Y tế Brazil, số người chế.t vì bọ cạp ngày càng gia tăng. Trong năm 2023, Brazil ghi nhận 152 ca t.ử von.g do bị bọ cạp cắn, trong khi số trường hợp t.ử von.g do rắn cắn là 140 ca. Số ca t.ử von.g do bọ cạp cắn cũng đã tăng đáng kể so với mức 95 ca ghi nhận năm 2019. Các số liệu khác cho thấy trong năm 2023 đã có hơn 200.000 vụ bọ cạp cắn, tăng gấp 2,5 lần so với một thập kỷ trước, với trung bình gần 550 vụ cắn mỗi ngày.
Với những người trưởng thành khỏe mạnh, việc bị bọ cạp vàng Brazil cắn có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ đến trung bình như đa.u đớ.n, nôn mửa, vã mồ hôi và run rẩy. Tuy nhiên, đối với tr.ẻ e.m và người già, những triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, bao gồm sốc, tích tụ dịch trong phổi, tổn hại hệ tim mạch và suy tim, dẫn đến t.ử von.g.
Trong bối cảnh này, Viện Butantan đang làm việc hết sức khẩn trương để cung cấp thuố.c giải độc. Ông Chiariello cùng các cộng sự tại đây tiến hành sản xuất serum với sự tỉ mỉ tuyệt đối. Họ sử dụng một chiếc nhíp để gắn nọc độc của bọ cạp vào một chiếc lọ, sau đó tiêm nọc độc vào ngựa – loài động vật ít bị ảnh hưởng bởi độc tố của bọ cạp, và từ đó tạo ra nhiều kháng thể.
Nhà sinh vật học Paulo Goldoni thuộc Viện Butantan giải thích: “Serum này là cách duy nhất để cứu sống con người”. Năm ngoái, trên 11.000 người tại Brazil đã được tiêm thuố.c giải độc bọ cạp, chủ yếu là tại khu vực Đông Nam nước này, nơi dân số đông đúc.
Viện Butantan luôn duy trì một nguồn cung ổn định nọc độc để phục vụ cho việc sản xuất serum. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không có đủ serum, số ca t.ử von.g sẽ có thể tăng mạnh. Nhà sinh vật học Paulo Goldoni nhấn mạnh: “Nếu thiếu thuố.c giải độc, chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể số người tử vong”.
Brazil ghi nhận mức phá rừng Amazon thấp nhất trong 9 năm
Dữ liệu do Chính phủ Brazil mới công bố cho thấy diện tích rừng Amazon bị mất tại nước này đã giảm 30,6% so với năm trước - mức thấp nhất trong 9 năm.
Trực thăng của Viện Môi trường và Tài nguyên tái tạo Brazil trong chiến dịch tuần tra chống nạn phá rừng Amazon tại vùng Yanomami, bang Roraima, ngày 24/2/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, trong 12 tháng qua, diện tích rừng Amazon bị phá hủy đã giảm xuống còn 6.288 km2 - tương đương diện tích bang Delaware (Mỹ). Kết quả này của chính quyền Tổng thống Lula da Silva được đán.h giá là trái ngược hoàn toàn so với chính phủ tiề.n nhiệm.
Dưới thời Tổng thống cánh hữu Jair Bolsonaro, việc chính phủ ưu tiên phát triển nông nghiệp hơn bảo vệ rừng đã dẫn đến nạn phá rừng ở Brazil đạt mức cao kỷ lục trong 15 năm.
Trong khi đó, diện tích rừng bị phá hủy ở thảo nguyên rộng lớn Cerrado của Brazil cũng đã giảm 25,7%, xuống còn 8.174 km2 - mức giảm đầu tiên trong 5 năm qua. Nằm ở miền Trung của Brazil, Cerrado là thảo nguyên đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được bảo vệ về pháp lý hơn Amazon.
Dù thành công trong việc hạn chế nạn phá rừng Amazon, song các nhà hoạt động môi trường vẫn quan ngại trước việc chính phủ ủng hộ các dự án có nguy cơ gây hại cho khu vực này như khoan dầu ở vùng cửa sông Amazon, hay xây dựng đường sắt vận chuyển đậu nành đến các cảng của Amazon...
Bên cạnh đó, do hệ thống giám sát phá rừng của Brazil theo dõi trong khoảng thời gian từ tháng 8/2023 tới hết tháng 7/2024, nên các dữ liệu mới công bố đã không phản ánh được mức độ rừng Amazon bị tàn phá trong vài tháng qua, khi đợt hạn hán lịch sử dẫn đến cháy rừng bùng phát, thiêu rụi một khu vực có diện tích lớn hơn cả đất nước Thụy Sĩ.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với 2/3 diện tích thuộc Brazil. Rừng Amazon cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu, khi hấp thụ lượng lớn khí nhà kính CO2.
Interpol có Tổng thư ký mới đến từ Brazil Ngày 5/11, Đại hội đồng Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) đã phê chuẩn kết quả bầu ông Valdecy Urquiza, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của Cảnh sát liên bang Brazil, làm Tổng thư ký mới. Ông Valdecy Urquiza được bầu làm Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) ngày 25/6/2024. Ảnh: AP/TTXVN Đây là...