Cảnh báo ung thư tuyến giáp trẻ hóa
21 tuổi, lần đầu đi khám sức khỏe tổng quát, dù không có các triệu chứng nhưng được bác sĩ phát hiện mắc ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp phổ biến ở Việt Nam
N.T.P. (21 tuổi, Đồng Nai) lần đầu tiên đi khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện phát hiện tuyến giáp có 1 nhân giáp kích thước 1cm sờ cứng và 1 nang keo giáp theo bảng phân loại các mức độ tổn thương của tuyến giáp lần lượt là TIRADS 5 và TIRADS 1.
Ảnh minh họa.
Tổ chức GLOBOCAN thống kê ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam, đây là loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp được chia ra 4 dạng gồm: ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm tới 80% trường hợp) phát triển chậm, có khả năng chữa khỏi cao và hiếm gây tử vong; ung thư tuyến giáp thể nang (chiếm tới 15%) có khả năng di căn đến xương, phổi và các cơ quan khác; ung thư tuyến giáp thể tủy (chiếm khoảng 2%) thường có liên quan đến tiền sử gia đình; ung thư tuyến giáp không biệt hóa (chiếm khoảng 2%) khó điều trị, phát triển nhanh chóng và thường di căn nhanh sang các cơ quan khác.
Thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, Khoa Nội tiết, Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính phổ biến, chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân bị ung thư liên quan đến tuyến nội tiết. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm ở người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang lần lượt là 93% và 85% ở tất cả các giai đoạn bệnh.
Tỷ lệ sống sót sau 10 năm với ung thư tuyến giáp thể tủy là 75%. Ung thư tuyến giáp không biệt hóa cực kỳ hiếm gặp nhưng nguy hiểm, tỷ lệ sống sót sau 1 năm chỉ chiếm 20%.
Bác sĩ Bích giải thích hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như: môi trường ô nhiễm, thuốc lá, nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại…
Hầu hết ung thư tuyến giáp không có triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn sớm. Thường các khối u tuyến giáp khó có thể tự phát hiện bằng việc nhìn, sờ trừ khi u to nhiều.
Do đó, sự phát triển thầm lặng của ung thư tuyến giáp khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời, nguy cơ di căn tới các cơ quan khác.
Một số khối u ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, chèn ép lên các cơ quan lân cận gây ra các triệu chứng gồm khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, mất giọng, sưng đau ở cổ.
Nếu ung thư tuyến giáp di căn sang các vùng khác trên cơ thể người bệnh sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa, sụt cân không lý do.
Việc chủ động khám sức khỏe tổng quát, trong đó có khám và siêu âm tuyến giáp, là một trong những biện pháp tầm soát và phát hiện sớm ung thư tuyến giáp.
Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp giúp nâng cao kết quả điều trị, phòng ung thư di căn biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Việc khám sức khỏe tổng quát, hàng năm là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm các vấn đề của cơ thể và có hướng điều trị sớm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người dân không nên chờ đến khi có triệu chứng bất thường trên cơ thể mới đi khám.
Nhiều loại ung thư khác cũng đang trẻ hóa
Vốn khỏe mạnh, nhưng 1 năm gần đây, anh Phạm Văn Định (28 tuổi, ở Thanh Hóa) xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn uống kém.
Công việc cuốn nhiều thời gian nên anh thường tự ý mua thuốc dạ dày về uống, tình trạng bệnh có đỡ nhưng không khỏi hẳn. Đi khám ở bệnh viện tỉnh, anh nhận được kết quả nghi ngờ ung thư dạ dày.
Lo lắng, anh Định tìm đến Bệnh viện K Trung ương. Tại đây, sau khi khám, chụp chiếu và làm sinh thiết, anh được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày và được chỉ định cắt hớt niêm mạc qua nội soi.
Còn bệnh nhân Lê Lan Anh (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) đến bệnh viện khám trong tình trạng đau bụng, rối loạn đại tiện. Chị cho biết, thi thoảng bị đau bụng quanh rốn khi buồn đại tiện, phân có lúc có máu, dù không sốt, không nôn, không gầy sút cân.
Kết quả siêu âm ổ bụng và nội soi đại trực tràng xuất hiện nhiều hạch mạc treo hố chậu phải và tổn thương sùi loét.
Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại Bụng, Bệnh viện K Trung ương cho biết, ung thư đường tiêu hóa bao gồm: Ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan… thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc trong nhiều năm gần đây tăng nhanh và gặp ở lứa tuổi trẻ hơn. Tại Bệnh viện K, có những bệnh nhân mới chỉ 20 tuổi.
Còn tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trung bình một tuần phẫu thuật từ 2 – 3 ca ung thư dạ dày, trong đó có những ca tuổi đời còn rất trẻ.
Bác sĩ Phạm Hoàng Hà, Trưởng khoa cho biết, do ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Khi xuất hiện các dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị… người bệnh cần nghĩ ngay đến nguy cơ ung thư dạ dày và đi khám sớm.
“Trên thực tế, nhiều người đến bệnh viện khi xuất hiện tình trạng nôn ra máu, đi ngoài phân đen… lúc này đã ở giai đoạn muộn”, bác sĩ Hà nói.
Thực tế, ghi nhận rất nhiều trường hợp người bệnh nghĩ mình bị các vấn đề tiêu hóa thông thường nhưng khi nội soi tiêu hóa lại nhận kết quả ung thư.
Anh N.V.N 33 tuổi, Đông Anh, Hà Nội đi khám tiêu hóa tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI vì gần đây thỉnh thoảng thấy xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu.
Tuy nhiên, anh N. không muốn thực hiện nội soi để kiểm tra. Sau khi bác sĩ thuyết phục rất nhiều thì anh mới đồng ý thực hiện và kết quả đáng buồn là hình ảnh nội soi cho thấy có khối sùi chiếm hết chu vi trực tràng, chẩn đoán ung thư trực tràng.
Tương tự, bác N.T.Q (Bệnh nhân nam, 58 tuổi ở Lạng Sơn) đi khám do có các biểu hiện của bệnh trĩ.
Tuy nhiên, sau khi nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện tổn thương sùi loét, chiếm hết 2/3 chu vi lòng trực tràng, tiên lượng ung thư. Bác N.T.Q được chỉ định lấy mẫu làm sinh thiết và kết quả cho thấy bác cũng bị ung thư trực tràng.
Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ghi nhận Việt Nam có tới 21.555 ca mắc mới ung thư vú mỗi năm. Tỷ lệ này chiếm tới 25,8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới.
Đáng lo ngại, ung thư vú ngày càng trẻ hóa, nhiều trường hợp phát hiện khi mới 20 – 21 tuổi. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý nên nhiều chị em còn e ngại, trì hoãn việc khám, tầm soát và bỏ lỡ cơ hội phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm.
Tầm soát ung thư vú là việc kiểm tra tuyến vú để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ở những người có nguy cơ dù chưa có triệu chứng.
Quá trình này bao gồm khám tầm soát và thực hiện các xét nghiệm liên quan, trong đó, chụp X-quang tuyến vú là phương pháp chính được sử dụng.
Việc tầm soát thường xuyên giúp phát hiện ung thư vú trước khi khối u biểu hiện trên khám lâm sàng, nhằm tăng tỷ lệ điều trị khỏi, tỷ lệ giữ tuyến vú và giảm nguy cơ tử vong do bệnh.
Hơn nữa, điều trị ung thư vú giai đoạn sớm thường không phức tạp và ít tốn kém so với giai đoạn muộn. Người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm cũng có cơ hội được lựa chọn nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị ít tác dụng phụ hơn như phẫu thuật bảo tồn, không vét hạch nách, không phải xạ trị…
Phụ nữ nên được tầm soát sớm ung thư vú nếu thuộc nhóm đối tượng sau: Nhóm thứ nhất là nhóm phụ nữ nguy cơ trung bình (không có các yếu tố nguy cơ cao) cần đi tầm soát định kỳ hàng năm từ 40 tuổi trở lên bằng chụp nhũ ảnh và siêu âm vú.
Nhóm thứ hai là nhóm phụ nữ nguy cơ cao (có các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú) thì đi tầm soát sớm hơn. Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm tiền căn mắc bệnh ung thư vú, đã từng sinh thiết vú ra kết quả sang thương tiền ung thư, hội chứng di truyền (mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2) xạ trị vùng ngực từ trước 20 tuổi, người thân trong gia đình (mẹ, chị gái, em gái,…) mắc ung thư vú…
Thay đổi lối sống
Để phòng tránh bệnh lý ung thư, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần phải có lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ, những người có yếu tố nguy cơ cao thì tầm soát ung thư.
Người dân nên ăn nhiều rau và hoa quả, tăng cường vận động tập thể dục tránh béo phì. Nếu gia đình có tiền sử có người mắc ung thư vú, đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan thì nên tầm soát phát hiện sớm định kỳ các bệnh lý này.
Trẻ em nên tiêm phòng vắc-xin đầy đủ tránh nhiễm vi khuẩn, virus gây ung thư như virus viêm gan B, virus gây u nhú ở người (HPV) để giảm thiểu nguy cơ ung thư gan, ung thư cổ tử cung.
Để hạn chế ung thư đường tiêu hóa, theo chuyên gia, kiểm tra thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư.
Riêng với ung thư đại tràng, bác sĩ Phạm Thái Sơn cho rằng, polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển.
Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần.
Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân.
Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Quan trọng nhất là bạn không nên bỏ qua việc tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này 6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, bởi ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu sớm của ung thư tuyến giáp cần biết
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới.
Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Biểu hiện sớm của ung thư tuyến giáp
Dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh ung thư tuyến giáp là tình trạng sưng ở cổ hoặc xuất hiện các khối u và hạch bất thường ở cổ. Các khối u thường khá cứng, có bờ rõ và chuyển động theo nhịp nuốt của người bệnh. Trong khi đó, các hạch lại mềm, có khả năng di động và nằm cùng bên với khối u.
Các biểu hiện khác của ung thư tuyến giáp bao gồm:
Mệt mỏi
Khàn tiếng, giọng nói thay đổi
Sưng các tuyến ở cổ
Ho kéo dài nhưng không phải do cảm lạnh
Đau cổ, vị trí đau có thể là ở trước cổ hoặc lan ra phía sau tai
Khó thở hoặc các vấn đề về hô hấp khác
Gặp khó khăn khi nuốt
Khi có triệu chứng nghi ngờ ung thư tuyến giáp cần khám sớm để được chẩn đoán chính xác, điều trị đúng cách và kịp thời.
Biểu hiện ung thư tuyến giáp khi phát triển
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn có thể có các biểu hiện nghiêm trọng, bao gồm:
Khối u có kích thước lớn, cứng và nằm cố định ở phía trước cổ
Khối u to dần chèn ép khí quản và dây thanh quản gây khó thở, khò khè, khàn giọng
Cảm giác nghẹn ở cổ họng
Gặp phải tình trạng khó nuốt
Da vùng cổ bị thâm đỏ, thậm chí chảy máu
Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Ngoài những biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Chẩn đoán hình ảnh trong đó siêu âm hay được sử dụng nhất. Siêu âm là phương pháp dùng sóng âm để tái tạo lại hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp. Từ đó, các bác sĩ có thể đánh giá mức độ ác tính qua hình ảnh siêu âm.
Chọc hút tế bào kim nhỏ - bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ chọc vào khối u ở tuyến giáp lấy ra một ít bệnh phẩm, sau đó sẽ quan sát chúng qua kính hiển vi để chẩn đoán. Đây là phương pháp rất có giá trị để chẩn đoán khối u lành tình hay ác tính.
Điều trị ung thư tuyến giáp
Quyết định chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi và tình trạng sức khỏe khác của người bệnh.
Khi được chẩn đoán tế bào học là nghi ngờ hoặc xác định ung thư tuyến giáp, người bệnh không nên quá lo lắng, điều trị ung thư tuyến giáp có các khả năng sau:
- Chỉ cắt bỏ thùy và eo tuyến giáp bị ung thư. Nếu khối u có đường kính dưới 1cm, thậm chí là dưới 1,5cm ở một thùy (một bên) của tuyến giáp, u ở eo tuyến giáp có đường kính dưới 1cm, khi phẫu thuật, khối u chưa xâm lấn nhiều vào vỏ bao tuyến giáp hoặc các cơ quan lân cận, cũng như chưa di căn hạch (tạm hiểu là chưa di căn), đồng thời bên còn lại của tuyến giáp không có tổn thương khác kèm theo thì các bác sĩ sẽ chỉ cắt một thùy tuyến giáp của bệnh nhân.
Các thể ung thư tuyến giáp.
- Cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng không cần điều trị iod phóng xạ. Nếu khối u có kích thước lớn hoặc bị cả ở 2 bên thùy tuyến giáp có xâm nhập tối thiểu vỏ bao tuyến giáp, nhưng chưa xâm lấn ra cơ quan lân cận và chưa di căn hạch cổ thì phẫu thuật viên sẽ cân nhắc cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ (nếu có).
Bệnh nhân sẽ được đánh giá sau phẫu thuật và được uống bổ sung hormone tuyến giáp thay thế. Những trường hợp này có khả năng không cần phải điều trị iod phóng xạ sau mổ, tuy nhiên cân nhắc việc điều trị bằng iod phóng xạ sẽ được đánh giá chi tiết bởi các bác sĩ chuyên khoa về Y học hạt nhân và phóng xạ như việc các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại hay không, đã di căn xa hay chưa...
Biểu hiện ung thư tuyến giáp tái phát
Các dấu hiệu và triệu chứng tái phát ung thư tuyến giáp có thể bao gồm:
Cổ bị sưng hoặc có khối u ở cổ. Khối u này thường có xu hướng phát triển nhanh chóng
Cảm giác đau bắt đầu ở phía trước cổ, đôi khi lan rộng đến tai
Khó thở và khó nuốt
Khàn tiếng, giọng nói thay đổi
Ho liên tục và kéo dài nhưng không liên quan đến cảm lạnh.
Theo nghiên cứu tỷ lệ tái phát của ung thư tuyến giáp là khoảng 30%. Trong đó, tỷ lệ tái phát ung thư chỉ ở vùng cổ chiếm khoảng 80%. Số còn lại được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp tái phát di căn xa. Ung thư di căn là tình trạng khối u hình thành ở các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như phổi, gan và xương.
Loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt nhất trong các loại ung thư. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Sinh con sau điều trị ung thư Chị N.L.L. (sinh năm 1986, trú tại Hà Đông, Hà Nội) mắc ung thư tuyến giáp từ 5 năm trước. Trong...