Cảnh báo ứng dụng hoàn tiền mua sắm đa cấp trái phép
Người tham gia các loại tiền ảo, ví điện tử khi có những tranh chấp liên quan đến những giao dịch này đều không được pháp luật bảo vệ.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công Thương), thời gian gần đây mô hình cashback- “ mua sắm hoàn tiền” nổi lên như một xu hướng mua sắm thương mại điện hiện đại.
Đây là hình thức người tiêu dùng được hoàn lại một phần tiền khi mua sắm thông qua thẻ ngân hàng, ví điện tử, hoặc qua ứng dụng mua hàng.
“Mua sắm hoàn tiền” là mô hình thương mại điện tử (TMĐT) B2C kết nối doanh nghiệp (DN) với người tiêu dùng. Các DN, nhà cung cấp dịch vụ thực hiện hoàn tiền với mục đích muốn mở rộng hệ thống khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi, thu thập thông tin trên các phương tiện internet, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận thấy nhiều trang TMĐT, ứng dụng internet được quảng cáo theo mô hình “mua sắm hoàn tiền” và có những đặc điểm là người tham gia khi dùng các website, ứng dụng TMĐT này để giao dịch mua sắm, được “vẽ” là luôn có lợi với giá trị hoàn tiền; chiết khấu cho mỗi giao dịch hấp dẫn từ 80-100% thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua.
Thực tế, việc hoàn tiền với giá trị % cao như vậy chỉ được thể hiện ở việc tích điểm trên hệ thống nội bộ. Khi chuyển đổi ra tiền mặt thường chỉ từ 0,05% – 0,1%/ ngày, không có ý nghĩa cho việc “hoàn tiền” như quảng cáo.
Mua sắm hoàn tiền nổi lên như một xu hướng mua sắm thương mại hiện đại
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website, ứng dụng này thường có liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử như Silling, USDT, VNDC… Ngoài giao dịch mua sắm tiêu dùng, hệ thống còn cho phép các tài khoản người tham gia có thể đầu tư, mua bán và trao đổi các điểm số nội bộ trên hệ thống tương ứng với các loại tiền ảo tự lưu hành trên.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết các loại tiền ảo, ví điện tử này chỉ có giá trị nội bộ trong hệ thống, không được pháp luật Việt Nam công nhận là trung gian để thanh toán. Người tham gia có những tranh chấp liên quan đến những giao dịch này đều không được pháp luật bảo vệ.
Mặt khác, tùy thuộc vào thứ tự tham gia và người giới thiệu các tài khoản người tham gia trong hệ thống sẽ được kết nối, sắp xếp theo tầng, cấp, nhánh.
Lúc này, hệ thống thường đưa ra các hình thức để huy động vốn hoặc mời gọi người tham gia nộp thêm tiền để nâng cấp tài khoản lên các mức cao hơn để được hưởng hoa hồng. Quyền lợi hấp dẫn theo tỷ lệ phần % số tiền của những người tham gia tuyến dưới, nhánh dưới nộp vào để tham gia và nâng cấp tài khoản trên hệ thống.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đánh giá những mô hình hoạt động của website, ứng dụng TMĐT có những biểu hiện như trên hoặc tương tự đều không minh bạch trong mô hình hoạt động, có nhiều dấu hiệu biến tướng, sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.
Do đó để hạn chế những rủi ro tài chính và pháp lý, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo người dân không nên tham gia đầu tư, phát triển hệ thống của những website và ứng dụng TMĐT có dấu hiệu nêu trên.
Theo Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, DN hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định 40/2018.
Các tổ chức cá nhân có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể bị xử lý hình sự với mức phạt 5 tỉ đồng hoặc 5 năm tù giam.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết tính đến 5-8, trên thị trường còn 21 DN đang hoạt động theo quy định của Nghị định 40.
CCleaner bị Microsoft cảnh báo không nên cài
CCleaner bị cảnh báo vì lén lút cài các ứng dụng cùng công ty Piriform trên máy tính người dùng.
CCleaner - ứng dụng dọn dẹp và tối ưu hóa máy tính Windows phổ biến nhất hiện nay với hơn 2,5 tỷ lượt tải xuống đã bị Microsoft Defender gắn thẻ là "phần mềm không mong muốn, tiềm ẩn rủi ro" (potentially unwanted software).
Theo giải thích của Microsoft, "phần mềm không mong muốn, tiềm ẩn rủi ro" đề cập đến các ứng dụng không chứa mã độc nhưng có thể làm nhiều thứ mà người dùng không muốn, ví dụ như lén lút cài thêm phần mềm khác.
Hàng loạt ứng dụng sẽ được cài thêm trong quá trình cài đặt CCleaner phiên bản miễn phí hoặc dùng thử 14 ngày.
Được đổi tên từ Windows Defender, Microsoft Defender là phần mềm bảo mật có sẵn trên Windows.
Theo Microsoft, CCleaner bị xem là phần mềm không mong muốn bởi bản miễn phí của ứng dụng này tự cài đặt các ứng dụng thuộc Piriform.
Dù các phần mềm cài theo không chứa mã độc, chúng có thể chiếm dung lượng ổ cứng, ảnh hưởng đến hiệu năng máy, khiến người dùng khó chịu.
Nhà phát triển CCleaner, Piriform được hãng phần mềm Avast mua lại năm 2017. Từ đó, CCleaner bị phàn nàn vì cài thêm quá nhiều thứ, chủ yếu là các phần mềm cũng do Avast sở hữu.
Piriform từng bị chỉ trích vì không cho người dùng tắt tính năng thu thập dữ liệu, tự cập nhật CCleaner khi chưa được cho phép.
Năm 2019, Microsoft đã tạm thời cấm đăng nội dung liên quan đến CCleaner trên trang cộng đồng chính thức.
Phần mềm dọn dẹp máy tính phổ biến trên Windows bị Microsoft đưa vào danh sách phần mềm không mong muốn tiềm ẩn.
Theo TechRadar, một số ứng dụng được cài thêm khi cài CCleaner như Google Chrome, Google Toolbar, Avast Free Antivirus và AVG Antivirus Free. Đáng chú ý khi Piriform thuộc sở hữu của Avast, và Avast cũng sở hữu AVG.
Microsoft nhấn mạnh những phần mềm cài theo CCleaner hoàn toàn không độc hại, tuy nhiên cách mà chúng được cài lên máy khá âm thầm. Tuy trình cài đặt có tùy chọn không cài thêm ứng dụng, một số người vẫn vô tình để CCleaner cài đặt chúng.
Trả lời TechRadar, đại diện CCleaner cho biết đang làm việc với Microsoft để tìm hiểu lý do đưa CCleaner vào danh sách phần mềm không mong muốn. Người này khẳng định lý do mà Microsoft đưa ra đã được khắc phục.
Phát hiện động đất bằng smartphone Ứng dụng MyShake cho smartphone có thể ghi lại độ rung lắc, từ đó đưa ra cảnh báo và các thông tin về động đất. Khi truy cập MyShake, ở trang chính, người dùng sẽ được cung cấp một bản đồ đi kèm các trận động đất đã xảy ra. Chẳng hạn với Việt Nam, bản đồ hiển thị trận động đất có...