Cảnh báo trò chơi kỳ lạ xúi giục người chơi tự sát lan truyền trên mạng xã hội
Cảnh sát tại một số quốc gia như Argentina, Mexico, Tây Ban Nha… vừa đưa ra lời cảnh báo với các bậc phụ huynh về sự xuất hiện của một trò chơi được lan truyền trên mạng xã hội khiến những người chơi tự kết liễu đời mình. Một bé gái người Argentina đã trở thành nạn nhân đầu tiên của trò chơi này.
Cái chết của bé gái 12 tuổi người Argentina vì “trò chơi tự sát” lan truyền trên Internet
Theo thông tin từ tờ báo Buenos Aires Times, một bé gái 12 tuổi đã tự sát bằng cách treo cổ trên cây ở vườn sau của gia đình tại thị trấn Ingeniero Maschwitz (tỉnh Buenos Aires). Khám nghiệm tử thi sau đó xác định bé gái này tử vong vì bị ngạt thở do treo cổ và không có sự tác động nào khác trên cơ thể.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc để tìm hiểu xem có ai đứng sau và thúc giục hành vi tự sát của bé gái này hay không.
Hình ảnh đại diện đáng sợ của “ trò chơi tự sát” Momo lấy ý tưởng từ một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ người Nhật Bản
Cảnh sát đã mở khóa chiếc smartphone của nạn nhân và phát hiện bé gái 12 tuổi này đã sử dụng điện thoại di động để ghi lại những hoạt động và thậm chí là khoảnh khắc cuối cùng của mình trước khi treo cổ.
Nhiều nội dung đoạn chat giữa nạn nhân với một nhân vật bí ẩn thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp có đề cập đến một trò chơi có tên gọi “Thử thách Momo” được lan truyền trên Internet mà nạn nhân đã tham gia.
Cảnh sát sau đó đã bắt giữ một thiếu niên 18 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, mà được cho là đã liên hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội và là thủ phạm đứng sau để thúc giục hành động tự sát của nạn nhân.
Video đang HOT
Cảnh sát đưa ra lời cảnh báo về Momo – “trò chơi tự sát” lan truyền trên mạng xã hội
Bé gái 12 tuổi kể trên được xem là nạn nhân đầu tiên của “trò chơi tự sát” có tên gọi Momo được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội toàn cầu, bao gồm Facebook mà WhatsApp, trong những tuần gần đây.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguồn gốc của “trò chơi tự sát” Momo và ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này, nhưng theo điều tra của Đơn vị Điều tra tội phạm mạng của bang Tabasco (Mexico) thì trào lưu Momo được bắt nguồn từ mạng xã hội Facebook, nơi những người tham gia được thách thức gửi tin nhắn đến một vài số điện thoại không được xác định thông qua ứng dụng WhatsApp.
Một số người đã thử gửi tin nhắn đến các số điện thoại này và nhận được phản hồi là các hình ảnh bạo lực, thậm chí là những nội dung đe dọa. Điểm chung của các số điện thoại này là sử dụng một hình ảnh đại diện đáng sợ trên WhatsApp, đó là gương mặt của một người phụ nữ với đôi mắt lồi tròn to và miệng mở rộng ra tận đến mang tai.
Theo tìm hiểu thì hình ảnh đại diện cho trò chơi Momo này được lấy từ tác phẩm điêu khắc có tên gọi “người phụ nữ chim” của nghệ sĩ người Nhật Bản Midori Hayashi, nhưng trên thực tế nghệ sĩ này không hề liên quan gì đến “trò chơi tự sát” này.
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu thực sự của những kẻ đứng sau trò chơi này, nhưng các nhà chức trách cảnh báo những kẻ này đang nhắm đến đối tượng là những trẻ vị thành niên và tìm cách lấy cắp thông tin của những nạn nhân để đe dọa, tống tiền hoặc thậm chí để thúc giục người tham gia tự tìm đến cái chết.
“Trò chơi tự sát” Momo được cho là đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước châu Âu, Mỹ và đặc biệt phổ biến tại khu vực châu Mỹ Latin.
Thông điệp cảnh báo của cảnh sát Mexico về “trò chơi tự sát” Momo đang lan truyền trên mạng
Cảnh sát tại Mexico, Argentina và Tây Ban Nha đã phải lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh nên quản lý con em mình chặt hơn để tránh tham gia vào “trò chơi tự sát” Momo, đồng thời khuyên những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên nên tránh xa việc thực hiện theo các thử thách của Momo được lan truyền trên Internet và đặc biệt không chia sẻ thông tin cá nhân của mình với người lạ qua trào lưu này.
Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico khuyên mọi người nên tránh nói chuyện với người lạ qua Internet, bởi lẽ những kẻ này có thể đang tìm cách để khai thác thông tin cá nhân và sử dụng để chống lại chính nạn nhân.
“Sự tò mò hay muốn trở nên nổi tiếng khiến nhiều người thử thực hiện theo các hành vi liều mạng, thậm chí theo sự điều khiển của kẻ khác”, Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico cảnh báo.
Sự xuất hiện của “trò chơi tự sát” Momo một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ, khi mà nhiều người ở tuổi thiếu niên, “độ tuổi thích nổi loạn” có thể dễ dàng nghe theo những lời xúi giục, kích động mà không thể lường hết được những hậu quả từ hành động của mình gây ra. Điều này cũng cho thấy trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình tiếp xúc với Internet, đặc biệt là mạng xã hội với nhiều tiềm ẩn.
Theo: Dantri
Trò chơi nguy hiểm "Cá voi xanh" đã vào Việt Nam?
Một trò chơi truyền thông trên Internet có tên "Thử thách Cá voi xanh" đang gieo rắc kinh hoàng cho nhiều gia đình học sinh ở Nga, Châu Âu, Châu Mỹ... hơn 2 năm qua. Cấp độ cao nhất của trò chơi này dành cho người chiến thắng là "tự sát". Thật bất ngờ khi trò chơi này được ghi nhận đã xuất hiện trong giới trẻ ở Tiền Giang, một tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ.
Trò chơi nguy hiểm "Cá voi xanh" có thể dẫn đến cái kết tự sát của người chơi. Ảnh: TL
Nỗi ám ảnh mang tên "Cá voi xanh"
Blue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) là một trò chơi truyền thông xã hội xuất hiện cách đây vài năm trên thế giới, bắt đầu từ nước Nga. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. "Thử thách Cá voi xanh" dẫn dắt người chơi thực hiện nhiều việc làm khác nhau, từ bình thường đến nguy hiểm, từ nhẹ nhàng đến "đẳng cấp cao", như: Trao đổi trên mạng về cá voi xanh; xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay hoặc chân... Vào ngày cuối cùng (ngày thứ 50), người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình (tự sát), giống như những con cá voi xanh tự lao lên bãi biển để tự kết liễu cuộc đời.
"Thử thách Cá voi xanh" trở thành trào lưu nguy hiểm trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Theo ghi nhận của giới truyền thông nước Nga, đã có hàng trăm thanh thiếu niên xứ sở bạch dương, nơi ra đời trò chơi nguy hiểm này, đã tự tử để trở thành "người chiến thắng". Từ nước Nga, trò chơi nguy hiểm mang tên "Thử thách Cá voi xanh" đã lan rộng sang vùng Trung Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha... đã đưa ra lời cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm cho con em mình từ trò chơi "Thử thách Cá voi xanh".
Trò chơi nguy hiểm "Cá voi xanh" đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, dẫn đến nhiều vụ tự tử thương tâm. Ảnh: A.C
Bất ngờ từ Tiền Giang
Trong cuộc họp giao ban về thông tin, tuyên truyền, dư luận xã hội đầu tháng 4.2018 (do Ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần), một số ý kiến ở cơ sở phản ánh một hiện tượng rất đáng lo ngại: Thời gian gần đây trong dư luận cha mẹ học sinh rất lo lắng trước sự xuất hiện của trò chơi "Thử thách Cá voi xanh" trong học sinh nhiều trường học trong huyện. Cụ thể, có hiện tượng một số thanh thiếu niên trên địa bàn huyện, nhất là học sinh bậc THCS, có biểu hiện tham gia trò chơi này. Thậm chí còn có thông tin có học sinh đã cắt tay tạo hình cá voi xanh như hướng dẫn của trò chơi trên internet.
Ngay sau khi được phản ánh, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cái Bè đã có báo cáo đến Huyện ủy và UBND huyện. Đồng thời kiến nghị các địa phương, các ngành chức năng trong huyện, cha mẹ học sinh các trường quan tâm theo dõi, ngăn chặn học sinh, con em mình không tham gia trò chơi nguy hiểm này. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Cái Bè, Phòng Giáo dục huyện đã có công văn chỉ đạo tất cả các trường Tiểu học và THCS trong huyện đặc biệt quan tâm theo dõi, ngăn chặn từ xa những biểu hiện học sinh tham gia trò chơi "Thử thách Cá voi xanh".
Một trong những địa chỉ được nhắc đến trong trò chơi "Thử thách Cá voi xanh" ở huyện Cái Bè là Trường THCS Thị trấn Cái Bè. Trao đổi với chúng tôi trước cổng trường ngày 7.5, bà Trần Thị T, một cha mẹ học sinh của trường, cho biết: Bà có nghe con mình kể về chuyện một số bạn trong trường vào mạng tìm hiểu và tham gia trò chơi "Thử thách Cá voi xanh", nhưng bà không biết đó là trò chơi gì, nguy hiểm ra sao. Bà chỉ khuyên con mình tập trung học tập tốt, không đua đòi theo bạn bè chơi những trò vô bổ. Còn em X (đề nghị không nêu tên), một học sinh lớp 9 của trường, cho biết: Em có nghe bạn bè bàn tán về trò chơi "Thử thách Cá voi xanh". Bản thân em cũng có lần vào mạng để xem thông tin về trò chơi này và em thấy nó quá nhảm nhí, vô bổ. Em X nghe nói, một số bạn trong trường có tham gia trò chơi ở mức độ thấp... Em X mong muốn nhà trường và ngành chức năng giải thích cho các bạn hiểu để tránh trò chơi nguy hiểm này.
Cá voi xanh: Trò chơi quái quỷ đang đe dọa tính mạng của giới trẻBlue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) là một trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 3 năm và bắt đầu từ nước Nga. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trong vòng 50 ngày, bắt đầu từ 4h20 phút sáng mỗi ngày.Vào ngày cuối cùng, bằng cách tự sát, người chơi sẽ được công nhận là kẻ chiến thắng. Đó cũng là ý nghĩa tên gọi của trò chơi - những con cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển để tự sát.Việc làm cách nào để tham gia trò chơi vẫn là một ẩn số. Nhiều người cho rằng, muốn tham gia trò chơi này thì bạn phải mất công tìm những "chú cá voi", nghĩa là người đang chơi, họ sẽ giới thiệu bạn với chủ nhân của trò chơi này.Sau khi cài phần mềm bí mật mà người đó đưa cho, mỗi ngày những người chơi sẽ được gửi một thử thách, phải hoàn thành xong trong ngày. Các thử thách thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng như đi dạo vào 4 giờ 20, nghe một bản nhạc hay một bộ phim kinh dị mà chủ trò gửi. Nhưng chỉ sau vài ngày, các thử thách bắt đầu được tăng mức đô lên, thường là trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể người chơi như dùng dao lam rạch tay, rạch môi, dùng kim đâm liên tục vào tay, đứng trên nóc tòa nhà chọc trời...Ghê rợn hơn nữa là để người chơi mù quáng nghe theo luật chơi, chủ trò còn tổ chức các hoạt động mang tính tâm linh tập thể. Người chơi sẽ được gọi là "cá voi xanh" và được kết nạp vào hàng ngũ "cá voi".Thường sau thử thách tự hành hạ bản thân là một thử thách trò chuyện với những "chú cá voi" để chia sẻ suy nghĩ, niềm tin vào những điều mình đang làm với những "cá voi" cùng chí hướng khác. Đây quả là một đòn tâm lý vô cùng mạnh để giữ cho con mồi luôn ngu muội, tin tưởng tuyệt đối vào điều mình làm!Theo thông kê, đên năm 2017, từ khi khởi xướng cách đây 2 năm, trò chơi "quái quỷ" này đã cướp đi sinh mạng của hơn 130 thanh niên Nga. Không những thế nó còn tiếp tục được lan truyền ra Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á!Trò chơi "Cá voi xanh" như một hồi chuông cảnh tỉnh đã tới lúc các cha mẹ bắt đầu quan tâm đến con cái nhiều hơn, không nên để chúng sống quá buông thả, dù là cả trên mạng xã hội. Mạng xã hội như một con dao hai lưỡi vì thế nên cẩn thận, thậm chí nó nguy hiểm đến mức chỉ cần một cú click hay một trò chơi có thể thay đổi cuộc sống của con em mình mãi mãi. A.L
Theo Kỳ Quan (Lao Động)
Người mẫu xăm mình trong 'Born This Way' của Lady Gaga tự sát Tờ People đưa tin chàng Zombie Boy trong MV "Born This Way" của ca sĩ Lady Gaga vừa qua đời ở tuổi 32. Cảnh sát xác định anh đã tự sát. ảnh minh họa Hôm 2/8 (giờ địa phương), người mẫu và nghệ sĩ xăm mình Rick Genest bị phát hiện đã chết tại nhà riêng ở khu phố Plateau-Mont-Royal, Montreal (Canada). Cảnh...