Cảnh báo tội phạm mạng lợi dụng dịch Covid-19 đánh cắp thông tin
Thông tin từ CMC Telecom và Akamai cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mọi người ở nhà và sử dụng Internet nhiều hơn. Đây là cơ hội để hacker đánh cắp dữ liệu của các cá nhân và doanh nghiệp.
Thống kê từ CMC Telecom cho thấy, lượng truy cập internet toàn cầu trên nền tảng Akamai (công ty công nghệ có trụ sở tại Massachusetts, Mỹ) đã tăng đến 30% chỉ sau 1 tháng trong thời gian giãn cách xã hội.
Cảnh báo tội phạm mạng lợi dụng dịch Covid-19 đánh cắp thông tin
Con số này tăng gần bằng tốc độ tăng trưởng thông thường Internet của cả năm trước dịch. Đây cũng là cơ hội để tội phạm mạng đánh cắp dữ liệu của các cá nhân và doanh nghiệp thông qua môi trường Internet.
Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Akamai nhận định hành vi trực truyến của người dùng đã thay đổi cho thấy sự dịch chuyển đáng kể trong hành vi tương tác giữa con người, chuyển hướng tương tác của họ từ môi trường thực tế lên môi trường Internet.
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ đến chuyện để nhân viên làm việc từ xa như một trạng thái bình thường mới. Khái niệm thực tại mới “The New Reality” trong việc chuyển đối chiến lược của các doanh nghiệp sẽ phải coi yếu tố bảo mật là biện pháp không thể thiếu.
Một thách thức lớn đặt ra trên Internet là việc bảo mật khó hơn rất nhiều so với việc tấn công. Chỉ cần có một lỗ hổng nhỏ, một ứng dụng chưa được vá, một nhân viên bấm vào liên kết sai hoặc một thiết bị không được bảo mật đúng cách thì kẻ tội phạm mạng sẽ lợi dụng để tìm cách khai thác nó và tấn công.
Theo thống kê của Akamai, trong 24 tháng vừa qua, Akamai quan sát thấy 662.556.776 vụ tấn công ứng dụng web nhắm vào ngành dịch vụ tài chính trên tổng số 7.957.307.672 vụ. Các vụ tấn công ứng dụng web rất phổ biến trong ngành tài chính cũng như các ngành khác, nhưng trong ngành tài chính kẻ tấn công không đi theo con đường truyền thống. Đỉnh tấn công ở nhiều thời điểm cho thấy các phi vụ tấn công nhắm vào ngành tài chính.
Các phương thức tấn công mạng như: tấn công DDOS, tấn công nội dung trên website, tấn công bằng API, BOT, VPN, DNS server…Đặc biệt, việc sử dụng VPN không còn bảo mật như mọi người vẫn nghĩ. Akamai đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có một giải pháp có tên là EAA (Enterprise Application Access) với thông điệp “Zero Trust – Không tin tưởng một người dùng hay bất cứ một kết nối nào.
Hiện tại trên toàn Thế giới, Akamai có khoảng gần 300.000 server đặt tại 135 quốc gia. Trong đó, tại lãnh thổ Việt Nam có khoảng 800 server trải khắp từ Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh.
Nhiều ứng dụng lợi dụng Facebook đánh cắp thông tin
Một số ứng dụng có trên Google Play đã lợi dụng tính năng đăng nhập qua tài khoản Facebook và Twitter để thu thập dữ liệu cá nhân trái phép.
Trên Twitter, dữ liệu bị đánh cắp bao gồm địa chỉ email, tên người dùng và một số tweet mới nhất, theo CNBC. Giant Square và Photofy là hai trong số những cái tên đã bị phát hiện.
Cả Facebook và Twitter đang bị một số ứng dụng sử dụng cách đăng nhập bằng tài khoản để thu thập dữ liệu trái phép.
Twitter thừa nhận đã nhận được một số báo cáo từ các nhà nghiên cứu bảo mật, trong đó cho biết kẻ gian đã lợi dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) có tên One Audience để xâm nhập vào dữ liệu cá nhân khi người dùng sử dụng phần mềm Giant Square và Photofy. Thậm chí, nhiều khả năng hacker đã kiểm soát một số tài khoản Twitter thông qua lỗ hổng này, dù chưa có dấu hiệu rõ rệt.
"Điều quan trọng là mọi người cần phải biết rằng lỗ hổng đang tồn tại trên các ứng dụng mà họ sử dụng tài khoản Twitter để kết nối. Họ cần ngắt kết nối và xóa nó lập tức", Lindsay McCallum, phát ngôn viên của Twitter cho biết. "Chúng tôi sẽ thông báo cho những người bị ảnh hưởng, đồng thời gửi báo cáo đến Google và Apple để loại bỏ những phần mềm độc hại này".
Trong khi đó, đại diện Facebook cũng thừa nhận tính năng đăng nhập qua Facebook đã bị dùng cho mục đích xấu. "Các nhà nghiên cứu gần đây đã thông báo cho chúng tôi về One Audience và Mobiburn (một SDK khác cung cấp chức năng tương tự như One Audience). Nhà phát triển đã trả tiền để sử dụng SDK này nhằm thu thập dữ liệu trái phép", Facebook ra thông cáo. "Hai ứng dụng này đòi hỏi quyền truy cập thông tin hồ sơ của người dùng họ như tên, email và giới tính. Do đó, những dữ liệu này có thể đã bị đánh cắp".
Hiện mạng xã hội này đã chặn One Audience và Mobiburn đăng nhập bằng tài khoản Facebook. Bên cạnh đó, hãng khuyến cáo người dùng nên thận trọng khi lựa chọn cách đăng nhập này để tránh bị đánh cắp thông tin.
Twitter thừa nhận, lượng người dùng bị ảnh hưởng "khoảng vài trăm", trong khi Facebook dự định thông báo cho 9,5 triệu người "có khả năng bị xâm phạm tài khoản". Lỗ hổng mới chỉ được phát hiện trên Facebook cho Android, chưa có trường hợp nào trên iOS được ghi nhận.
Mobiburn là cái tên duy nhất đưa ra phản hồi, theo Engadget. Đại diện ứng dụng này cho biết đã vá lỗ hổng hôm 25/11, đồng thời phủ nhận việc lợi dụng nó để thu thập dữ liệu, chia sẻ hoặc kiếm tiền từ Facebook.
Facebook và Twitter là hai cái tên đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các nhà quản lý, cơ quan lập pháp do cho phép nhà phát triển bên thứ ba sử dụng dữ liệu để theo dõi và nhắm mục tiêu người dùng. Vấn đề này được đặc biệt quan tâm kể từ tháng 3/2018, khi công ty phân tích Cambridge Analytica dùng tính năng đăng nhập qua tài khoản để truy cập trái phép 87 triệu hồ sơ Facebook. Một phần trong đó được cho là để nhắm mục tiêu quảng cáo cho ứng viên Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Facebook sau đó đã đình chỉ hàng chục nghìn ứng dụng khi điều tra hệ sinh thái của mình.
Theo vnexpress
Các cuộc tấn công mạng đánh cắp tiền là mục tiêu hàng đầu của tin tặc Theo Báo cáo Điều tra vi phạm dữ liệu hàng năm của Công ty Verizon của Mỹ cho biết, các cuộc tấn công mạng nhằm mong muốn đánh cắp tiền tiếp tục là động lực hàng đầu của tin tặc. Báo cáo được đưa ra ngày 19/5 vừa qua, cùng ngày với hãng hàng không EasyJet của Anh tuyên bố tin tặc đã...