Cảnh báo tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa
Theo nhận định của Công an tỉnh Bình Dương, gần đây, các đối tượng phạm tội cướp giật, trộm cắp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy, cố ý gây thương tích… ngày càng trẻ hóa.
Ngày 16/12/2021, Công an thành phố Dĩ An (Bình Dương) cho biết vừa tạm bắt giữ 9 thanh, thiếu niên để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích xảy ra tại một quán cà phê thuộc phường Đông Hoà vào đêm 14/12. Ảnh: TTXVN phát
Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội đang có xu hướng gia tăng, đa số đều bỏ học sống lang thang, không nghề nghiệp nên rất dễ sa ngã, phạm tội, trong đó có không ít đối tượng còn ở lứa tuổi vị thành niên.
Công an thành phố Dĩ An (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 9 thanh, thiếu niên, trong đó có một số thiếu niên chưa đủ 14 tuổi để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích khiến ba người bị thương tại một quán cà phê thuộc phường Đông Hòa, thu giữ nhiều dao phóng lợn, mã tấu.
Theo Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, trong 11 tháng của năm 2021, Công an tỉnh Bình Dương phát hiện 41 vụ, có 54 đối tượng là trẻ chưa thành niên phạm tội, trong đó tập trung nhiều ở các tội cướp giật, trộm cắp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy, cố ý gây thương tích…
Đại tá Trần Văn Chính cho biết, tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức tạp, các hình thức phạm tội ngày càng đa dạng hơn, manh động, liều lĩnh và gây nguy hiểm cho xã hội. Bình Dương là tỉnh có số lượng dân nhập cư đông dẫn đến phức tạp về an ninh trật tự, hình thành nhiều dịch vụ, vui chơi giải trí trá hình, tội phạm lợi dụng để hoạt động. Ngoài ra, đa phần gia đình các đối tượng phạm tội là từ các tỉnh khác đến, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thiếu sự quan tâm, giáo dục dẫn đến dễ bị dụ dỗ bỏ học, tụ tập thực hiện hành vi phạm tội.
Video đang HOT
Thực tế, lối sống chỉ thích hưởng thụ của một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay dẫn đến việc bỏ học sớm, tụ tập thành nhóm, trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản để có tiền ăn chơi hoặc xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau gây thương tích với các nhóm thanh niên khác. Việc quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều tồn tại. Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình với các tổ chức, đoàn thể xã hội còn thiếu chặt chẽ trong giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ vị thành niên. Gia đình và nhà trường còn thiếu sự phối hợp, trao đổi thông tin về trẻ vị thành niên có biểu hiện hư hỏng, tụ tập với các đối tượng xấu trong xã hội để kịp thời ngăn chặn…
Ngoài ra, chưa có cơ chế để huy động và phân định trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; còn xem đây là nhiệm vụ riêng của ngành Công an. Công tác nắm tình hình, báo cáo, thống kê số liệu để trao đổi thông tin của các đơn vị còn rời rạc, chưa tập trung kịp thời, chưa chủ động và đúng thời gian. Việc sơ kết, đánh giá chưa sâu, chưa bao quát chính xác tình hình nên chưa kịp thời đề ra được các biện pháp phòng, chống đối với tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật. Mặt khác, đại dịch COVID-19 khiến tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội có xu hướng tăng, nhất là trộm cắp tài sản và tàng trữ trái phép chất ma túy do không có việc làm, thu nhập không ổn định.
Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, ngành Công an tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tế.
Công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng, nâng cao cả về hình thức lẫn nội dung, hướng dẫn về cách phòng tránh, phát hiện các loại tội phạm. Hình thức tổ chức thông qua các cuộc họp tại các khu, ấp, họp tổ nhân dân tự quản hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp, thăm hỏi nhân dân, phát hành bản tin, khẩu hiệu, sinh hoạt đội nhóm, câu lạc bộ, tổ chức hội thi tìm hiểu…
Ngành tăng cường hơn nữa công tác nắm tình hình để tổ chức rà soát, phân loại các đối tượng xâm hại trẻ em và các đối tượng trong lứa tuổi chưa thành niên có điều kiện, khả năng, nguy cơ phạm tội theo địa bàn, xã, phường, thị trấn, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp để có kế hoạch đấu tranh, phòng ngừa răn đe giáo dục kịp thời.
Việc điều tra, khám phá nhanh các vụ án xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên được chú trọng, nhất là các vụ hiếp dâm trẻ em, trộm cướp tài sản, qua đó tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm để đề xuất các cấp lãnh đạo có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả…
Công an TPHCM ra quân trấn áp tội phạm dịp cuối năm
Giám đốc Công an TPHCM cho biết, cuối năm là thời điểm các loại tội phạm sẽ gia tăng hoạt động, cộng thêm tác động từ những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 khiến tình hình trên địa bàn phức tạp.
Sáng 15/12, Công an TPHCM tổ chức lễ xuất quân trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán năm 2022.
Phát biểu giao nhiệm vụ, Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM, cho biết, những ngày gần cuối năm là thời điểm các loại tội phạm sẽ gia tăng hoạt động, cộng hưởng thêm tác động từ những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 khiến tình hình trên địa bàn phức tạp hơn.
Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM, tại lễ xuất quân đợt cao điểm (Ảnh: Quang Anh).
Trước bối cảnh đó, Công an TPHCM đã chủ động triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/2/2022.
Giám đốc Công an TPHCM yêu cầu, các cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM và toàn lực lượng cần nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm, các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự để không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đặc biệt, toàn đội ngũ cần tập trung trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan đến tín dụng đen, tội phạm giết người, cố ý gây thương tích, xâm phạm sở hữu, đánh bạc...
Các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM và toàn lực lượng được yêu cầu nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm dịp cuối năm (Ảnh: Quang Anh).
Các phòng nghiệp vụ phối hợp với công an cơ sở triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tăng cường phát hiện đấu tranh với tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và gian lận thương mại, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm; ngăn chặn hiệu quả các hành vi trục lợi trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ an sinh xã hội, phục hồi phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Giám đốc Công an TPHCM giao công an các đơn vị thực hiện tốt tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, tích cực tố giác tội phạm và giải quyết kịp thời mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh tội phạm.
Trong thời điểm cuối năm, các địa bàn cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, trọng tâm là quản lý cư trú, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác quản lý người nghiện, quản lý giáo dục các đối tượng tại địa bàn cơ sở.
Lực lượng CSGT TPHCM tập trung xử lý các vi phạm về nồng độ cồn và các vi phạm giao thông trong đợt cao điểm (Ảnh: Quang Anh).
Trong lĩnh vực giao thông, lực lượng công an tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tập trung xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải, phòng ngừa ùn tắc giao thông, không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép trên địa bàn.
Giám đốc Công an TPHCM cũng lưu ý về vấn đề PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo hoàn thiện thể chế Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này. Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11....