Cảnh báo tình trạng phát thải CO2 từ các trung tâm dữ liệu Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, song có một nghịch lý đó là các trung tâm dữ liệu tại nước này lại sử dụng điện từ nguồn năng lượng than đá.
Các trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc sử dụng điện từ nguồn năng lượng than đá.
Các trung tâm dữ liệu của Trung Quốc, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng tại nước này, đang có xu hướng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với mức tiêu thụ của cả Australia đến năm 2023.
Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace East Asia và Đại học Điện lực Bắc Trung Quốc công bố ngày 9/9.
Nghiên cứu trên chỉ rõ Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, song có một nghịch lý đó là các trung tâm dữ liệu tại nước này lại sử dụng điện từ nguồn năng lượng than đá.
Video đang HOT
Thống kê của Greenpeace East Asia và Đại học điện lực Bắc Trung Quốc cho biết trong năm 2018, gần 75% lượng điện tiêu thụ của những trung tâm này xuất phát từ than đá, và điều này dẫn tới việc 99 triệu tấn CO2 phát thải ra môi trường.
Theo tính toán, đến năm 2023, lượng khí CO2 phát thải lên tới 163 triệu tấn.
Các nhà nghiên cứu còn dự báo lượng tiêu thụ điện trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu của Trung Quốc sẽ tăng 66% trong vòng 5 năm tới, và đến năm 2023, sẽ vượt qua tổng lượng điện tiêu thụ của Australia trong năm 2018.
Trong những năm gần đây, nhu cầu lưu trữ và chuyển tải dữ liệu tại Trung Quốc tăng “chóng mặt” với hơn 800 triệu người sử dụng mạng và sự bùng nổ của việc chuyển tải video, ảnh qua mạng.
Theo bà Ye Ruiqi, một chuyên gia về năng lượng, khí hậu tại tổ chức Greenpeace East Asia, các trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc đã ghi nhận sự tiến triển đáng kể trong việc hiệu quả năng lượng, song việc ngành này phát thải lượng lớn khí CO2 đã cho thấy cần phải có hành động ngăn chặn tình trạng này.
Nghiên cứu cho rằng với việc tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo từ mức 23% hiện nay lên đến 30%, các công ty công nghệ Trung Quốc có thể giảm 16 triệu tấn CO2 phát thải ra môi trường – tương đương với lượng CO2 phát thải từ 10 triệu chuyến bay khứ hồi xuyên Đại Tây Dương.
Báo cáo của Greenpeace East Asia, tập trung nghiên cứu 44 trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc, nhận thấy rằng 90% các cơ sở dữ liệu tại nước này tiếp nhận nguồn năng lượng từ mạng lưới điện quốc gia.
Trong khi đó, các trung tâm này cần lượng lớn điện năng để duy trì hoạt động và làm mát các máy chủ.
Do vậy, thách thức đặt ra là hãng công nghệ cần tận dụng nguồn năng lượng tái tạo để tránh tạo áp lực cho mạng lưới điện, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiếp cận dữ liệu trên mạng nhanh chóng.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu nâng mức sử dụng năng lượng tái tạo và các nhiên liệu phi hóa thạch lên 20% trong tổng số nhu cầu điện năng đến năm 2030.
Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và nguồn than đá có sẵn dẫn tới ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện than đang là trở ngại đối với những mục tiêu tham vọng này.
Theo VietnamPlus
Apple hợp tác với một công ty sản xuất nước tương ở Đài Loan
Apple hợp tác với công ty sản xuất nước tương ở Đài Loan nhưng mọi thứ lại không như bạn nghĩ.
Việc hợp tác của Apple với công ty này thực tế liên quan đến một dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn.
Apple đang phát triển nhiều viên pin năng lượng mặt trời để trên mái nhà với một công ty Đài Loan có tên Wan Ja Shan Brewery. Công ty này vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm nước chấm. Động thái nói trên của Apple cho thấy ông lớn công nghệ Mỹ đang thực hiện cam kết thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo của mình.
Cụ thể, khu nhà máy có diện tích 50.000 mét vuông của Wan Ja Shan Brewery sẽ được đặt những tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, quản lý Tony Chung của công ty này cho biết với Bloomberg News. Dự án năng lượng mặt trời nói trên sẽ bắt đầu được triển khai vào cuối năm nay, anh nói thêm.
Quản lý Tony Chung tiết lộ quá trình đàm phán và trao đổi với Apple kéo dài tới 18 tháng cho tới khi thỏa thuận được kí kết, tuy nhiên từ chối đưa ra thêm nhiều chi tiết. Ông Chung khẳng định thêm rằng công ty của ông đã thành lập mảng kinh doanh năng lượng mặt trời từ 5 năm trước. Một người phát ngôn của Apple đưa phóng viên Bloomberg tới website về môi trường của hãng này khi được yêu cầu bình luận về dự án ở Đài Loan.
Vào tháng 4 năm 2018, Apple nói tất cả các cơ sở của hãng này trên toàn cầu, bao gồm các cửa hàng, văn phòng và trung tâm dữ liệu tại 43 quốc gia đều đã được vận hành 100% nhờ năng lượng sạch. Năm ngoái, Apple cũng nói 44 đơn vị cung ứng của hãng này cam kết sẽ sản xuất các sản phẩm cho Apple 100% bằng năng lượng sạch, bao gồm cả Taiwan Semiconductor Manufacturing Co, đối tác sản xuất chip chính của Apple. Đây đồng thời là công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Đài Loan.
Theo ITC News
Đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm Bộ LĐ-TB&XH đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh...