Cảnh báo thủ đoạn mạo danh các đơn vị của Bộ Công an, công ty luật “thu hồi tiền lừa đảo”
Hiện nay, Bộ Công an và các đơn vị liên quan không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các mạng xã hội.
Người dân có thể đến trực tiếp các Cơ quan Công an để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu chính về các vụ việc lừa đảo mà mình là nạn nhân để được tiếp nhận, giải quyết.
Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an ngày 12/4, đã cảnh báo về thủ đoạn mạo danh các đơn vị của Bộ Công an, công ty luật, văn phòng luật sư quảng cáo dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”… nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã có nhiều nạn nhân bị mất tiền do tham gia làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư tài chính, bị lừa đảo tình cảm… Lợi dụng tình hình này, các đối tượng tiếp tục lập ra các tài khoản, fanpage, website trên không gian mạng mạo danh các đơn vị của Bộ Công an, công ty luật, văn phòng luật sư quảng cáo về các dịch vụ, như: “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”, “thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử”, “thu hồ tiền treo không cần cọc”… với cam kết chỉ thu tiền sau khi người dân đã lấy lại tiền lừa đảo để tiếp cận người dân nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Các thông tin giả mạo đăng tải trên không gian mạng.
Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đối tượng thường sử dụng hình ảnh, thông tin của các đơn vị Công an, công ty luật, văn phòng luật sư… và đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung: cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cắt ghép các phát biểu của một số luật sư, cán bộ Công an; đưa hình ảnh hoạt động của các công ty luật và nội dung đã được Bộ Công an, viện kiểm sát ủy quyền “thu hồi vốn treo”, “đòi lại tiền bị lừa đảo” để tạo sự tin tưởng cho người dân. Đồng thời, các đối tượng sử dụng tính năng chạy quảng cáo để các video, bài viết này thường xuyên xuất hiện khi người dân truy cập mạng xã hội nhằm thu hút người theo dõi, tương tác. Thậm chí, chúng sử dụng nhiều tài khoản giả mạo để bình luận, tương tác với các bài viết để tăng cường độ tin tưởng của người dân về việc sẽ lấy lại được tiền.
Khi người dân chủ động liên hệ, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân và thông tin về vụ việc đã bị lừa đảo. Trong quá trình trao đổi, hướng dẫn chúng lấy lý do cần người dân gửi thông tin, tài liệu nên yêu cầu người dân cài đặt, tải các ứng dụng khác, như: Zalo, Telegram… để tiện liên hệ và yêu cầu người dân chuyển tiền để làm thủ tục, hồ sơ. Thậm chí, các đối tượng sẽ sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, văn bản để tạo ra các tài liệu giả để người dân tin tưởng về việc hồ sơ của mình đã được tiếp nhận, xử lý. Sau đó, các đối tượng sẽ lấy nhiều lý do, như: cần thêm tiền để hồ sơ được xét duyệt, hồ sơ thiếu thông tin, lỗi hệ thống để yêu cầu người dân tiếp tục chuyển khoản với số tiền lớn hơn nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”… trên không gian mạng. Không chuyển tiền cho các đối tượng trên để được hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ. Hiện nay, Bộ Công an và các đơn vị liên quan cũng không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các mạng xã hội. Người dân có thể đến trực tiếp các Cơ quan Công an để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu chính về các vụ việc lừa đảo mà mình là nạn nhân để được tiếp nhận, giải quyết
Bắt đối tượng giả công an lừa đảo chiếm đoạt hơn 9 tỷ đồng
Ngày 17-12, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02 - Công an thành phố Hồ Chí Minh) thông tin, đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Phương Bình (sinh năm 1981; ngụ tỉnh Đồng Tháp) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Đối tượng Bình tại cơ quan công an.
Trước đó, năm 2018, Nguyễn Phương Bình quen biết chị P (ngụ quận 5, thành phố Hồ Chí Minh). Bình tự giới thiệu đang công tác tại Bộ Công an và có đứng tên thành lập Công ty TNHH MTV Phát Tài (phường 3, quận 6). Bình nhiều lần cho chị P xem một số công cụ hỗ trợ của ngành công an để tạo niềm tin.
Cuối năm 2018, do cần tiền chi xài cá nhân, Bình nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của chị P bằng cách đưa ra nhiều thông tin gian dối để mượn tiền chị P. Do tin tưởng, chị P đã nhiều lần chuyển cho Bình tổng cộng hơn 9 tỷ đồng.
Sau đó, chị P nhiều lần yêu cầu Bình trả tiền nhưng Bình đều trốn tránh không trả. Đến năm 2021, Bình bỏ trốn khỏi địa phương nên chị P đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. Tiếp nhận thông tin, Phòng PC02 đã triển khai nhiều tổ công tác, kiên trì rà soát, lần theo từng dấu vết, đầu mối liên quan đến Nguyễn Phương Bình.
Ngày 14-12-2023, Phòng PC02 phối hợp Công an thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đưa Nguyễn Phương Bình về trụ sở Phòng PC02 để đấu tranh làm rõ hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Công an cũng thu giữ nhiều còng số 8 và các vật dụng, tài liệu có liên quan. Tại cơ quan công an, Bình khai nhận toàn bộ sự việc trên.
Cảnh giác tội phạm lừa đảo công nghệ cao Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, khoa học công nghệ và chuyển đổi số toàn diện mang lại nhiều tiện ích với cuộc sống nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tội phạm công nghệ cao lợi dụng, thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Để chủ động phòng ngừa, bảo vệ an toàn...