Bắt 3 đối tượng sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP.HCM
Nhận được thông tin trên địa bàn TP.HCM có dấu hiệu xuất hiện trạm thu phát sóng di động (trạm BTS) giả mạo phát tán tin nhắn, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT-TT) phối hợp với Bộ Công an và Công an TP.HCM bắt giữ 3 đối tượng xâm nhập mạng viễn thông công cộng, phát tán tin nhắn lừa đảo.
Chiều 1.11, Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với cơ quan công an bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến hoạt động sử dụng trạm BTS giả mạo trên địa bàn TP.HCM.
Các đối tượng bị bắt giữ cùng với tang vật sử dụng trạm BTS lắp đặt trên ô tô. Ảnh HỒ LÊ TÙNG
Cụ thể, khoảng 14 giờ chiều 31.10, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II (Trung tâm II) nhận được thông tin có dấu hiệu BTS giả phát tán tin nhắn trên địa bàn TP.HCM.
Đoàn công tác của Trung tâm II đã lập tức lên đường, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP.HCM làm nhiệm vụ.
Triển khai các thiết bị kỹ thuật hiện đại, khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, đoàn công tác liên ngành đã xác định được phương tiện của đối tượng có nguồn phát sóng BTS giả mạo và bí mật giám sát, theo dõi.
Đến 16 giờ 20, các đơn vị nghiệp vụ đã bắt quả tang ông V.A.B (46 tuổi, quê quán tại Tây Ninh) đang sử dụng bộ thiết bị BTS giả, đặt trên xe ô tô loại 7 chỗ, để xâm nhập mạng viễn thông bất hợp pháp, phát tán tin nhắn quảng cáo, lừa đảo.
Mở rộng điều tra, ngay trong đêm 31.10, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ thêm 2 đối tượng khác có quốc tịch nước ngoài, được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thiết lập lập trạm BTS giả nói trên. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc.
Cục Tần số Vô tuyến điện nhận định, các đối tượng sử dụng thiết bị giả mạo trạm BTS chủng loại mới, lắp đặt trên xe ô tô, thường xuyên di chuyển không có quy luật qua nhiều tuyến đường để tránh cơ quan chức năng phát hiện.
Mặc dù vậy, hành động phát tán tin nhắn giả mạo, lừa đảo của các đối tượng đã nhanh chóng bị phát hiện, ngăn chặn và đối tượng liên quan bị bắt giữ trong thời gian rất ngắn. Kết quả này là nhờ sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, các lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an và các nhà mạng viễn thông di động.
Thống kê của Bộ TT-TT, trong quý 3/2023, Cục Tần số vô tuyến điện đã xử lý 88 vụ vi phạm về sử dụng tần số. Trong đó, phạt hành chính 59 vụ với tổng số tiền 89,4 triệu đồng, cảnh cáo 3 vụ và nhắc nhở 26 vụ.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 1.11
Không để đất đai là 'chùm khế ngọt' cho các nhóm lợi ích cấu kết chia chác
Chiều 19-11, đông đảo cử tri TP Đà Nẵng bày tỏ sự quan tâm tới việc điều chỉnh Luật đất đai với góp ý để nguồn lực này là tài nguyên phát triển đất nước, không để đất đai thành "chùm khế ngọt" cho các nhóm lợi ích cấu kết chia chác.
Một dự án bất động sản tại khu đô thị Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Nói tại hội nghị Tiếp xúc cử tri và báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại TP Đà Nẵng chiều 19-11, cử tri Nguyễn Thanh Ngọc, phường Tân Chính, quận Thanh Khê, phản ánh thời gian qua xuất hiện tình trạng cán bộ nhà nước cấu kết kẻ xấu ăn chia đất đai, gây ra nhiều bất bình trong nhân dân.
Cử tri Ngọc kiến nghị hoàn thiện Luật đất đai theo hướng đất đai là tài nguyên cho sự phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, không để đất đai là "chùm khế ngọt" cho những kẻ tham lam cấu kết chia chác. Phân bổ đất đai hợp lý cho phát triển kinh tế với hoạt động văn hóa, tinh thần. Giữ gìn nguồn lực đất đai cho các thế hệ con cháu mai sau.
Theo cử tri này, các địa phương không được bán đất để tăng thu ngân sách mà phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, không để tái diễn các vụ án lớn liên quan đất đai như Phan Văn Anh Vũ, Dương Thị Bạch Diệp, Nguyễn Thái Luyện...
Cử tri Nguyễn Thanh Ngọc, phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Cử tri Nguyễn Văn Quỳnh, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thì phản ánh chính sách bồi thường, tái định cư hiện chưa thỏa đáng, tiền bồi thường hỗ trợ không đủ để người dân tạo dựng cuộc sống tại nơi ở mới. Các khu tái định cư không đảm bảo phù hợp điều kiện sống và mưu sinh cho người dân so với nơi ở cũ.
Một thực trạng khác liên quan đất đai là hiện nhiều dự án bất động sản rao bán trên giấy, người mua đất nộp tiền nhiều năm không được nhận đất.
Ông Quỳnh kiến nghị khi sửa đổi Luật đất đai, việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư phải làm cho người dân chuyển đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ. Khi thẩm định phê duyệt dự án bất động sản phải quan tâm nơi ở cho người dân tái định cư, bao gồm các công trình giao thông, công cộng, thiết chế văn hóa xã hội.
Cử tri Quỳnh cho rằng Nhà nước cần có giải pháp để các chủ dự án không vì khai thác tối đa lợi nhuận mà giảm nhẹ sự quan tâm đến người dân, dẫn đến người nghèo khó tiếp tục nghèo khó vì không ổn định sinh kế, còn người giàu tiếp tục giàu lên nhờ mua đi bán lại đất đai, nhà cửa lòng vòng để khai thác lợi nhuận.
Cử tri Nguyễn Văn Quỳnh, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Cử tri này đề nghị quy định dự án bất động sản chỉ được giao dịch mua bán, chuyển quyền sử dụng đất khi đã hoàn thành toàn bộ, kể cả khu tái định cư. Đây là nội dung quan trọng mà thời gian qua một số nơi trên cả nước gặp vướng mắc vì sự dối trá, lừa đảo của chủ dự án đối với cấp có thẩm quyền và người dân có nhu cầu mua nhà đất.
Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra năng lực tài chính của các chủ dự án bất động sản, tránh tình trạng xây dựng nửa chừng thiếu vốn, làm kéo dài thời gian, nảy sinh khiếu kiện phức tạp vì chủ đầu tư không giao nhà, đất cho người mua.
Không để cài cắm lợi ích trong xây dựng pháp luật
Trả lời cử tri tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, nói rằng yêu cầu xây dựng văn bản pháp luật trong tình hình mới phải có chất lượng, khoa học, tính khả thi, khắc phục sự chồng chéo, xung đột giữ các bộ luật, không để xảy ra việc cài cắm lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, tham nhũng chính sách.
"Tham nhũng một số tiền, một dự án, miếng đất hay vụ việc cụ thể có thể đo lường được nhưng tham nhũng chính sách, cấu kết tạo lỗ hổng trong xây dựng pháp luật gây hậu quả rất lớn. Hiện nay Bộ Chính trị đã có chỉ đạo quyết liệt việc này, tuyệt đối không để cài cắm lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng pháp luật", ông Thưởng nói.
Cũng theo ông Thưởng, trong quá trình làm một số luật quan trọng cũng đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Khi pháp luật có vấn đề, để xảy ra sai phạm lớn nảy sinh từ quy định pháp luật thì đề nghị phải truy tới cùng xem lúc xây dựng văn bản pháp luật cơ quan nào chịu trách nhiệm.
Làm trung gian lừa "chạy án", kê thêm 300 triệu đút túi Với vai trò trung gian, Tuyến nhận của Hương 800 triệu đồng để "chạy án", nhưng Tuyến đưa cho người anh ta nhờ 500 triệu đồng. Số tiền 300 triệu đồng còn lại, Tuyến giữ lại để sử dụng cá nhân. Ngày 17/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Trung Tuyến (SN 1979,...