Cảnh báo tấn công mạng nhắm vào chuỗi cung ứng
Hãng bảo mật Kaspersky vừa phát hiện một chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) mới, ảnh hưởng đến lượng lớn người dùng.
Cuộc tấn công nhắm vào các máy tính Asus thông qua công cụ Live Update
Theo kết quả nghiên cứu của Kaspersky, ít nhất trong khoảng thời gian tháng 6-11.2018, Shadow Hammer đã nhắm mục tiêu vào người dùng cài đặt ứng dụng Live Update của Asus bằng cách cài cửa hậu ( backdoor) trên máy tính của họ, ảnh hưởng đến hơn một triệu người dùng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Các tin tặc đứng sau Shadow Hammer đã nhắm đến ứng dụng Live Update có sẵn trên hầu hết máy tính mới của Asus dùng để tự động cập nhật BIOS, UEFI, drivers và các ứng dụng trên sản phẩm. Bằng cách sử dụng các chứng nhận kỹ thuật số đánh cắp được từ Asus, những kẻ tấn công đã giả mạo các phiên bản phần mềm cũ hơn của Asus để tiêm mã độc vào thiết bị. Các phiên bản nhiễm mã độc trojan với chứng chỉ hợp pháp vô tình được phân phối từ máy chủ chính thức của Asus khiến chúng hầu như không thể được phát hiện bởi phần lớn các giải pháp bảo mật.
Theo ước tính, tổng cộng hơn 600 địa chỉ MAC đã được sử dụng trong cuộc tấn công, được nhắm đến bởi hơn 230 mẫu backdoor với các shellcode khác nhau. Công cuộc tìm kiếm mã độc đã phát hiện trong phần mềm từ ba nhà cung cấp khác nhau ở châu Á, đều sử dụng phương pháp và kỹ thuật tương tự nhau.
Được biết tấn công chuỗi cung ứng là một trong những cuộc tấn công tinh vi và nguy hiểm nhất, được sử dụng ngày càng nhiều trong các tấn công bảo mật vài năm trở lại đây. Nó nhắm vào những điểm yếu trong hệ thống liên kết nguồn nhân lực, tổ chức, cơ sở vật chất và trí tuệ liên quan đến sản phẩm: từ giai đoạn phát triển ban đầu cho đến người dùng cuối.
Mặc dù cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp có thể được bảo mật, nhưng có khả năng tồn tại những lỗ hổng trong cơ sở vật chất của bên sản xuất, gây phá hoại chuỗi cung ứng, dẫn đến an toàn dữ liệu bị vi phạm nghiêm trọng.
Theo thanh niên
Tải ngay công cụ chẩn đoán này nếu bạn đang dùng máy tính ASUS
Nếu đang dùng máy tính ASUS, bạn nên tải ngay công cụ chẩn đoán mà công ty vừa phát hành để kiểm tra thiết bị của mình có bị dính mã độc hay không.
Ngày 26/3, ASUS ra thông cáo chính thức về thông tin công cụ ASUS Live Update bị hacker lợi dụng để phát tán mã độc đến máy tính khách hàng. Theo ASUS, "một số ít thiết bị" đã bị cấy mã độc thông qua cuộc tấn công tinh vi nhằm vào máy chủ Live Update nhằm vào một vài nhóm đối tượng nhất định. ASUS đã liên lạc với người dùng bị ảnh hưởng và hỗ trợ để bảo đảm loại bỏ bất kỳ nguy cơ bảo mật nào.
ASUS cũng phát hành bản vá trong phiên bản Live Update 3.6.8 mới nhất, đồng thời nâng cấp và củng cố hạ tầng để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Nếu bạn đang sử dụng máy tính ASUS, công ty khuyến khích cài đặt công cụ chẩn đoán trực tuyến để kiểm tra. Công cụ có thể tìm thấy ở đây:
https://dlcdnets.asus.com/pub/ASUS/nb/Apps_for_Win10/ASUSDiagnosticTool/ASDT_v1.0.1.0.zip.
Khách hàng cũng có thể liên hệ với trung tâm chăm sóc khách hàng của ASUS. Trong trường hợp bị ảnh hưởng, bạn nên ngay lập tức sao lưu dữ liệu và khôi phục hệ điều hành về cài đặt gốc.
Trước đó, hãng bảo mật Kaspersky ước tính mã độc có thể đã bị phát tán đến khoảng nửa triệu máy tính ASUS và khoảng vài trăm ngàn máy tính đã thật sự cài đặt mã độc này. Symantec cũng đồng tình với Kaspersky khi cho biết phát hiện ít nhất vài nghìn máy bị ảnh hưởng.
Theo The Verge
Asus nâng cấp phần mềm, tin tặc lợi dụng tấn công hàng trăm nghìn PC Tin tặc đã xâm nhập vào phần mềm nâng cấp của Asus để cài backdoor trên ít nhất 500.000 máy tính Windows. Thông tin trên vừa được hãng bảo mật của Nga Kaspersky Labs tiết lộ. Theo đó, cuộc tấn công diễn ra cuối năm ngoái, nhưng vì nhiều lý do tới nay mới được công bố. Tin tặc đã phát tán phần...