Cảnh báo: Tái diễn chiêu lừa để lấy cắp tài khoản Facebook tại Việt Nam
Một chiêu trò lừa đảo để lấy cắp tài khoản Facebook đã từng xuất hiện vào cuối năm ngoái, một lần nữa “nở rộ” trở lại tại Việt Nam trong những ngày gần đây.
Theo đó, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam trong những ngày gần đây để liên tục nhận được thông báo cập nhật từ Facebook, cho biết tài khoản của họ được gắn thẻ trong một bài viết của một người nào đó, dù hai người không kết bạn với nhau trên Facebook.
Thông báo trên Facebook cho biết người dùng được gắn thẻ vào một bài viết của một người dùng khác.
Nhiều người sẽ lập tức mở thông báo để xem nội dung được thông báo trên Facebook mà không nghi ngờ gì, thì sẽ thấy đó là một bài viết với nội dung gây tò mò và hấp dẫn, kèm theo bài viết là một đường link trang web. Các đường link này sẽ “mạo danh” các trang báo điện tử lớn và uy tín, tuy nhiên, khi kích vào, người dùng sẽ được dẫn đến một trang web khác với giao diện giống như Facebook và yêu cầu họ phải đăng nhập vào tài khoản Facebook mới có thể tiếp tục xem bài viết.
Video đang HOT
Bài viết được gắn thẻ với nội dung gây tò mò, kèm theo một đường link trang web giả mạo một trang báo điện tử uy tín.
Trên thực tế, đây là trang web giả mạo, được tin tặc thiết kế giống với giao diện Facebook để qua mặt người dùng. Nếu người nào “nhẹ dạ”, sử dụng sử dụng thông tin tài khoản Facebook của mình để đăng nhập vào trang web này sẽ bị hacker chiếm đoạt tài khoản.
Các tài khoản Facebook sau khi bị hacker chiếm đoạt sẽ tiếp tục được tin tặc sử dụng để tự động gắn thẻ những người có trong danh sách bạn bè và cả những người lạ, tiếp tục lừa thêm nhiều người truy cập vào trang web lừa đảo để lấy cắp được thêm nhiều tài khoản Facebook.
Trang web giả mạo, với giao diện giống Facebook, yêu cầu người dùng phải điền thông tin đăng nhập của Facebook để xem nội dung.
Các tài khoản bị chiếm đoạt này sau đó sẽ được sử dụng cho các hình thức lừa đảo khác như mượn tiền, nhờ nạp thẻ điện thoại, khai thác các thông tin cá nhân hoặc sử dụng để phát tán tin tức giả mạo…
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên hình thức lừa đảo này xuất hiện và Facebook cũng đã từng có các biện pháp ngăn chặn, nhưng sau một thời gian, hình thức lừa đảo này đã xuất hiện trở lại tại Việt Nam. Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam vẫn mất cảnh giác và bị tin tặc qua mặt bởi những nội dung gây tò mò, thậm chí là những nội dung mang tính chất “nhạy cảm” để lừa người dùng truy cập vào các trang web giả mạo.
Làm gì nếu đã lỡ kích vào đường link trang web lừa đảo
Thông thường, nếu bạn chỉ mới kích vào đường link của trang web lừa đảo mà chưa sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào trang web đó thì tài khoản của bạn vẫn được an toàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng Facebook và nếu người dùng kích vào một đường link trang web nào đó và tại trang web mới hiện ra yêu cầu đăng nhập vào tài khoản, bao gồm cả tài khoản Facebook, Gmail hay Yahoo… bạn cũng không nên đăng nhập lập tức mà nên kiểm tra lại xem đường link trang web có chính xác hay không.
Các trang web có biểu tượng ổ khóa nghĩa là thông tin của người dùng đều được mã hóa và bảo vệ an toàn.
Với các trang web được bảo mật và đảm bảo an toàn, ở thanh địa chỉ trên trình duyệt web sẽ hiển thị biểu tượng ổ khóa nhỏ, là biểu tượng xác minh thông tin đăng nhập được mã hóa và bảo vệ. Các trang web giả mạo (có thể giả mạo cả địa chỉ web) thường không có biểu tượng xác minh này. Do vậy, bạn chỉ nên đăng nhập vào Facebook hay Gmail ở những trang web có biểu tượng ổ khóa xác minh dữ liệu được mã hóa.
Tin tặc lợi dụng quảng cáo của Twitter để lừa đảo tặng tiền điện tử
Kẻ xấu đã bắt đầu sử dụng các bài đăng gắn nhãn Promoted, còn được gọi là quảng cáo Twitter, để lan truyền các chiêu trò lừa đảo tặng tiền điện tử.
Một trang web lừa đảo tiền điện từ được quảng cáo từ Twitter
Theo báo cáo của BleepingComputer , những kẻ lừa đảo thực hiện việc xâm nhập vào tài khoản Twitter đã được xác minh để quảng bá các trò lừa đảo với nội dung tặng tiền điện tử. Chúng sẽ tự nhận mình là người hoặc công ty nổi tiếng, chẳng hạn như Elon Musk, Tesla, Gemini Exchange, gần đây là Chamath Palihapitiya và Social Capital.
Tin tặc đã thành công với trò lừa đảo này, có thể kiếm được hơn 580.000 USD trong một tuần, nhắm mục tiêu vào các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, Dogecoin...
Trò lừa đảo này đang là xu hướng hiện nay, theo MalwareHunterTeam thì khi tạo các tweet, những kẻ lừa đảo chia nhỏ URL để các thuật toán phát hiện gian lận quảng cáo của Twitter không nhìn ra. Các URL này dẫn đến các trang giả danh Tesla, Social Capital và Gemini Exchange có chứa liên kết khác đến các trang web được giới thiệu sẽ tặng quà cho người dùng.
Các trang web tặng quà thường là Tesla hoặc chứa chủ đề về Elon Musk, kèm theo địa chỉ ví tiền điện tử Bitcoin, Ethereum hoặc Dogecoin để người dùng gửi tiền của họ. Đổi lại, những kẻ lừa đảo nói người gửi sẽ nhận được gấp đôi số tiền mà họ đã gửi.
Apple ra mắt trang thông tin về quyền riêng tư mới Một phần mới của trang web về quyền riêng tư của Apple đã được ra mắt để liệt kê các thông tin chính sách thu thập dữ liệu của bên thứ nhất. Trang web mới tổng hợp chính sách và dữ liệu thu thập của Apple Apple đã ra mắt một phần mới trên trang web về quyền riêng tư của mình, liệt...