Cảnh báo nhiều chiêu trò giả nhân viên y tế để lừa đảo trong mùa dịch
Đánh vào tâm lý lo sợ của người dân trước những diễn biến của dịch COVID-19, nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi và nguy hại đã được các đối tượng phạm tội thực hiện.
Vừa qua, Công an TP HCM có thông tin cảnh báo về việc nhiều đối tượng xấu có thể lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để thực hiện hành vi trộm, cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cụ thể, Công an TP HCM cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn có thể xảy ra như: giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát “thuốc diệt khuẩn” để lừa đảo thu tiền của người dân; hoặc giả mạo nhân viên y tế, đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 thông báo sở hữu, cung cấp dịch vụ hoặc được quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 và đề nghị người dân đưa tiền đặt cọc để tiêm chủng sau đó chiếm đoạt hoặc cung cấp vắc xin COVID-19 giả.
Video đang HOT
Nhiều đối tượng lợi dụng mong muốn được tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân để lừa đảo
Các đối tượng xấu còn giả mạo nhân viên y tế lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản hoặc gây mê cướp tài sản. Ngoài ra, các đối tượng gọi điện thoại thông báo cho người dân nằm trong danh sách bị cách ly và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, truy cập đường link website có chứa mã độc nhằm đánh cắp thông tin cá nhân. Thủ đoạn khác là gửi các tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn đa phương tiện có chứa đường link liên kết đến trang website giả mạo có tên, địa chỉ truy cập và hình thức gần giống website chính thức của các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán yêu cầu người nhận cung cấp thông tin trên website giả mạo để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.
Trước đó như Báo Sức khỏe & Đời sống đã từng thông tin, Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cũng cảnh báo một số đối tượng giả dạng thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương hoặc cán bộ y tế xã, phường đến từng nhà để phát khẩu trang miễn phí. Khẩu trang này được bọn chúng tẩm thuốc mê nhằm dễ bề thực hiện hành vi trộm, cướp tài sản.
Mua thông tin người dùng di động, gọi lừa bán mật ong giả
6 người tìm mua thông tin người dùng điện thoại di động, rồi gọi giả làm người quen dưới quê có 'mật ong rừng' muốn bán giá rẻ.
Nhóm 6 nghi phạm lừa bán mật ong giả bị tạm giữ hình sự cùng tang vật - Ảnh: V.VŨ
Ngày 30-12, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) đã tạm giữ hình sự 6 người để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm Phạm Hồng Phúc (23 tuổi), Nguyễn Thành Công (29 tuổi), Nguyễn Ngọc Triệu (23 tuổi), Phạm Hoàng Luân (32 tuổi), Lê Đồng Ba (27 tuổi) cùng ngụ tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian qua, nhiều người dân ở TP Rạch Giá trình báo việc mình và người thân bị người gọi lạ hỏi thăm sức khỏe, gia cảnh rồi mời chào theo kiểu: "Em mới đi rừng về có được 1 - 2 lít mật ong muốn chia lại với giá rẻ, chỉ từ 500.000 - 700.000 đồng".
Chiêu trò này khiến không ít gia đình đã dính bẫy lừa, mất tiền oan vì mua phải mật ong rừng giả.
Sau nhiều ngày theo dõi, Công an TP Rạch Giá đã bắt quả tang Triệu và Phúc đang lừa bán 5 lít mật ong rừng giả cho một người dân tại quán cà phê thuộc phường Vĩnh Bảo.
Kiểm tra nơi ở của 2 người này, công an đã thu giữ nhiều chai nhựa, 2 gói phụ gia dùng để nấu mật ong giả, 1 danh sách số điện thoại của nhà mạng Vinaphone với hơn 2.000 số thuê bao (của người dân ở thành phố Rạch Giá) và nhiều tang vật khác có liên quan. Công an tạm giữ thêm 4 người khác cùng tham gia bán mật ong giả là Phong, Công, Luân và Ba.
Tại cơ quan công an, bước đầu các đối tượng đã khai nhận hành vi làm mật ong giả đem bán để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Biết được nhu cầu của người tiêu dùng cần mua mật ong rừng, nhóm lừa đảo nghĩ cách mua đường về đun sôi, pha thêm thuốc bắc, phụ gia, phèn chua rồi đem đi bán thu lời bất chính gần 10 triệu đồng.
Hiện công an đã thu giữ 9 lít mật ong giả mà những người này đã bán cho bị hại, đồng thời tiếp tục mở rộng để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Sự trở mặt của kẻ lừa đảo Hứa hẹn "chạy" bằng liệt sĩ giúp người nhà bà Ngọc, song một tháng sau khi nhận tiền, Nguyễn Thị Yến doạ "giục nhiều tôi dỗi, không làm", rồi cắt liên lạc. Một sớm cuối tháng ba, bà Trần Thị Ngọc bắt xe buýt từ huyện ngoại thành Hoài Đức về quận Cầu Giấy. Trong túi nylon bà mang xuống thủ đô là...