Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ
Chán ăn tâm thần là một bệnh lý có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến t.ử von.g.
Vì vậy, cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để hạn chế hậu quả.
Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, Khoa Sức khỏe v.ị thàn.h niê.n – Bệnh viện Nhi Trung ương, chán ăn tâm thần là một bệnh lý mà người bệnh hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể so với nhu cầu năng lượng của mình bằng cách ăn ít hơn, tập thể dục nhiều hơn hoặc đưa thức ăn ra ngoài bằng thuố.c nhuận tràng và nôn mửa.
Trường hợp tr.ẻ e.m và trẻ v.ị thàn.h niê.n, khi mắc vấn đề này sẽ có cái nhìn lệch lạc về hình dáng cơ thể như nghĩ bản thân quá béo. Từ đó, chủ động dùng các biện pháp để giảm cân và duy trì cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân chính xác của tình trạng chán ăn tâm thần ở trẻ vẫn chưa được biết rõ. Cũng như nhiều bệnh khác, đây có thể là sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường. Những yếu tố chính gây ra bệnh chán ăn tâm thần bao gồm:
- Xu hướng xã hội đối với ngoại hình cơ thể: Ưa chuộng thân hình mảnh mai.
- Tiề.n sử trêu chọc về ngoại hình: Trẻ bị trêu hoặc bắt nạt về cân nặng của mình có nhiều khả năng mắc rối loạn ăn uống hơn. Những người trêu chọc trẻ có thể là bạn bè, thành viên trong gia đình, thầy cô giáo,…
- Tiề.n sử gia đình: Tr.ẻ e.m mắc chứng chán ăn thường xuất thân từ những gia đình có tiề.n sử: Vấn đề cân nặng; bệnh lý; các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm hoặc lạm dụng chất gây nghiệ.n.
TS.BS Đỗ Minh Loan cho biết, hầu hết trẻ chán ăn tâm thần là b.é gá.i, nhưng hiện nay ngày càng có nhiều b.é tra.i mắc bệnh lý này. Trước đây, bệnh thường xuất hiện ở các gia đình trung lưu và thượng lưu, tuy nhiên bây giờ được ghi nhận ở tất cả các nhóm kinh tế xã hội, cũng như nhiều nhóm dân tộc và chủng tộc khác nhau.
Bên cạnh đó, tr.ẻ e.m mắc chứng chán ăn thường xuất thân từ những gia đình cha mẹ có tính cách cứng nhắc hay ch.ỉ tríc.h, có xu hướng xâm phạm không gian riêng, bao bọc quá mức trong khi trẻ còn phụ thuộc và chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Do đó, trẻ có thể mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm.
Triệu chứng của mỗi trẻ có thể khác nhau. Cụ thể:
- Gầy sút cân nhiều, trên 15% trọng lượng cơ thể.
- Sợ bị béo phì, ngay cả khi cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với tiêu chuẩn.
- Từ chối những thực phẩm giàu năng lượng bao gồm thịt, mỡ, trứng, cá,…
Video đang HOT
- Phủ nhận cảm giác đói để giảm số lượng đồ ăn: luôn nói đã no hoặc ăn nhanh no,…
- Hoạt động thể lực nhiều để tăng tốc độ giảm cân.
- Trở nên khép kín, cáu kỉnh, thất thường hoặc chán nản.
Ngoài ra, nhiều triệu chứng cơ thể kèm theo liên quan đến chán ăn tâm thần thường là hậu quả do suy dinh dưỡng như: Da khô, bong tróc; đau bụng; táo bón; mệt mỏi, uể oải; hay cảm thấy lạnh; phát triển của lông tơ mịn trên cơ thể; vàng da; xuất huyết dưới da; phù. Đặc biệt, với b.é gá.i mất 3 kỳ kin.h nguyệ.t mà không có nguyên nhân nào khác.
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổ.i, sức khỏe tổng quát của trẻ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh (Ảnh minh họa)
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sức khỏe v.ị thàn.h niê.n – Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu tr.ẻ e.m hoặc v.ị thàn.h niê.n mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng che dấu biểu hiện.
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổ.i, sức khỏe tổng quát của trẻ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Trẻ sẽ được trị liệu tâm lý để điều chỉnh nhận thức sai lệch về hình thể, phục hồi dinh dưỡng, dùng thuố.c để điều chỉnh vấn đề cảm xúc – hành vi kèm theo trong một số trường hợp nếu cần.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm một số kiểm tra xét nghiệm má.u, kiểm tra tim mạch, đán.h giá tình trạng dinh dưỡng, bài test trắc nghiệm tâm lý,…
Chính vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu chán ăn hoặc nghi ngờ chán ăn tâm thần, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị chán ăn tâm thần. Bằng việc tuân thủ chế độ ăn hợp lý kết hợp dùng thuố.c với các liệu pháp tâm lý, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần, trở lại cuộc sống bình thường.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự ám ảnh tiêu cực về sự tăng cân dẫn đến việc hạn chế ăn uống một cách cực đoan.
Người bệnh thường có xu hướng kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn, cắt giảm tối đa lượng thức ăn, thậm chí bỏ đói bản thân. Họ có thể tạo ra các quy tắc phức tạp về quy trình chuẩn bị, cách ăn và các nguồn thực phẩm, luôn lo lắng về nguồn thực phẩm và độ tinh khiết của các thành phần.
Họ thường hạn chế hoặc loại bỏ toàn bộ nhóm thực phẩm mà họ cho là không lành mạnh, ngay cả khi những thực phẩm này là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Để ngăn chặn tăng cân, nhiều người tập thể dục quá mức, tự gây nôn sau khi ăn; sử dụng thuố.c nhuận tràng, giảm cân để giảm cân nhanh chóng.
Việc theo đuổi chế độ ăn uống "hoàn hảo" không ngừng cuối cùng dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, rối loạn tim mạch, loãng xương, rối loạn nội tiết tố, trầm cảm, trường hợp nghiêm trọng thậm chí t.ử von.g.
Người bị chán ăn tâm thần cần điều trị kết hợp dinh dưỡng để phục hồi
Trong điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh chán ăn tâm thần, chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo ThS.BS Đinh Hữu Uân, chuyên gia sức khỏe tâm thần, mục tiêu của việc điều trị chứng chán ăn tâm thần nhằm ổn định quá trình giảm cân; Bắt đầu phục hồi dinh dưỡng để lấy lại cân nặng; Loại bỏ tình trạng ăn uống vô độ và/hoặc hành vi nôn ói và các kiểu ăn uống có vấn đề khác; Điều trị các vấn đề về tâm lý như lòng tự trọng thấp, các kiểu suy nghĩ lệch lạc; Phát triển những thay đổi hành vi lâu dài.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và phục hồi các tổn thương, cải thiện các chức năng cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, phục hồi sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh chán ăn tâm thần
Carbohydrate
Carbohydrate là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh chán ăn tâm thần, suy dinh dưỡng vì nó cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não.
Có ba loại carbs chính được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn, đó là đường, tinh bột và chất xơ. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phâ.n hủ.y carbs thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam, nhóm bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Với người trưởng thành, năng lượng từ nhóm chất bột đường nên chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần.
Nguồn thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm: Gạo, mì, bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngô, trái cây...
Protein
Protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Protein xây dựng và sửa chữa các tế bào, đặc biệt là các tế bào cơ, tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễ.m trùn.g và các tác nhân gây bệnh khác.
Các enzyme tiêu hóa được cấu tạo từ protein giúp phâ.n hủ.y thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ. Khi cơ thể thiếu carbohydrate, protein có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng.
Nguồn thực phẩm giàu protein bổ dưỡng tốt cho người bệnh chán ăn bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc...
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguồn thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe đến từ các loại cá béo, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt...
Vitamin và khoáng chất
Vitamin, khoáng chất những dưỡng chất vi lượng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Đối với người bệnh chán ăn tâm thần, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất rất cấp thiết để tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi các tế bào bị tổn thương và cải thiện tâm trạng.
Một số vitamin, khoáng chất cần thiết nhất đối với người bệnh là: vitamin B, C, D, sắt, kẽm, canxi... Các loại vitamin, khoáng chất này có nhiều trong rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt, hải sản, sữa...
Chế độ ăn uống cho người bệnh chán ăn tâm thần phải đầy đủ dưỡng chất.
3. Một số lưu ý khi ăn uống đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Uống đủ nước
Nước rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh chán ăn.
Ăn đa dạng thực phẩm
Thực đơn hằng ngày cần đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Kết hợp các loại thực phẩm từ nhiều nhóm để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc đa dạng để kích thích ăn uống tốt hơn.
Tăng dần lượng thức ăn
Cần tăng dần lượng thức ăn nhưng không nên tăng quá nhanh để tránh gây ra các phản ứng tiêu cực. Nên bắt đầu với các bữa ăn nhỏ, sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất ăn.
Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 3 bữa chính với số lượng thức ăn nhiều, nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn các bữa nhỏ giúp tránh cảm giác quá no, khó chịu dạ dày và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Hạn chế thực phẩm gây kích thích
Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine và rượu vì chúng có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều gia vị cay nóng vì có thể gây kích ứng dạ dày.
8 chất dinh dưỡng hỗ trợ chống lại triệu chứng trầm cảm Không nên bỏ qua những dấu hiệu căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Thay đổi lối sống và tham khảo những chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể. Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần thường gây ra cảm giác trống rỗng, buồn bã, không cảm nhận thấy niềm vui... mà không có...