Cảnh báo nguy cơ sạt lở, sụn lún tại khu vực miền núi
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục 14 – 17 độ vĩ Bắc nối với cơn bão số 2 đang hoạt động trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) và có khả năng đi vào Vịnh Bắc Bộ, trong đêm 21, đến sáng 22/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, có nơi mưa vừa và dông.
Một vị trí sạt trượt tại khu vực đồi Na Lo, xã Tân Phúc (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lũ, trong sáng 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn có công điện yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, ngập lụt. Từ đó, các đơn vị triển khai ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân; chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét… Các địa phương bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố ven biển phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện bao gồm cả tàu du lịch còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ…
Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương huyện Lang Chánh đã đặt biển cảnh báo nguy hiểm ở hai đầu vị trí sạt lở trên Quốc lộ 15A.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, mưa lớn kéo dài trong những ngày qua khiến lượng nước tích lũy trong đất của một số khu vực thuộc các huyện miền núi ở Thanh Hóa như Mường Lát, Lang Chánh, Quan Sơn… gần đạt bão hòa (trên 80%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, sụt lún tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Lũ quét, sạt lở, sụt lún đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân, phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, kinh tế – xã hội, gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện.
Video đang HOT
Tại huyện miền núi Lang Chánh đã xuất hiện nhiều vết nứt mới tại khu vực đồi Na Lo (xã Tân Phúc) và khu vực dốc Sáp Ong (giáp ranh giữa xã Đồng Lương và xã Tân Phúc), nguy cơ sạt lở nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, vị trí có nguy cơ sạt lở nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 15A – là tuyến đường có nhiều phương tiện lưu thông qua lại. Tại nhiều vị trí, tình trạng sụt lún, sạt lở ta-luy dương đã vùi lấp đi một phần rãnh thoát nước thuộc Quốc lộ 15A.
Ông Lê Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh cho biết: “Để chủ động ứng phó, UBND huyện Lang Chánh đã chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo ở hai đầu vị trí sạt lở trên Quốc lộ 15A, đồng thời tổ chức di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm…
Người dân và chính quyền địa phương rất mong, các ngành chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở tại khu vực đồi, núi thuộc dốc Sáp Ong, đồi Na Lo, đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện khi lưu thông trên tuyến quốc lộ 15A”.
Thông tin từ huyện miền núi Quan Hóa cho biết, trong chiều 21/7, tại bản Chiềng Hin, xã Hiền Kiệt xảy ra vụ sạt lở đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình ông Hà Văn Lương.
Chính quyền địa phương đã vận động, di dời gia đình ông Lương ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời tổ chức lực lượng hỗ trợ hộ dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Dự báo, từ đêm 22 – 24/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa có khả năng xảy ra mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 50 – 100mm, có nơi trên 100mm.
Sạt lở 2 người chết ở Đà Lạt: Yêu cầu cán bộ, công chức liên quan không rời khỏi địa phương
Chủ tịch UBND TP Đà Lạt yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức liên quan vụ sạt lở chấp hành yêu cầu cũng như cung cấp hồ sơ cho cơ quan điều tra, kể cả ngoài giờ.
Liên quan đến vụ sạt lở đất kinh hoàng khiến 2 người chết ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 1/7, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ban hành văn bản gửi các phòng, ban và đơn vị liên quan phối hợp, xử lý vụ sạt lở tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phường 10.
Trong văn bản, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan quán triệt cán bộ, công chức, viên chức không rời thành phố, nghiêm túc chấp hành yêu cầu triệu tập của cơ quan điều tra, kể cả ngoài giờ, thứ bảy và chủ nhật cho đến khi kết thúc cuộc điều tra các nội dung liên quan đến vụ sạt lở. Đề nghị đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.
Hiện trường vụ sạt lở.
Trước đó, khoảng 3h sáng 29/6, tại hẻm 36 đường mới Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) xảy ra vụ sập taluy do mưa lớn làm sập 1 ngôi nhà, 1 ngôi nhà bị nghiêng và 1 ngôi nhà bị vỡ tường.
2 công nhân ngủ lại để trông coi công trình bị vùi lấp gồm: bà N.T.H.V (SN 1978) và ông P.K (SN 1976), cùng ngụ huyện Hòa Phú (tỉnh Phú Yên). Đến trưa 29/6, thi thể của hai người này được tìm thấy.
Ngoài ra, tại thời điểm xảy ra sạt lở, trong ngôi nhà bị nghiêng có 5 người đang ở, 3 người kịp thoát ra ngoài, 2 người bị mắc kẹt. Đến 4h30 sáng 29/6 nạn nhân được lực lượng chức năng thực hiện giải cứu ra ngoài và đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cứu chữa, điều trị.
Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng sau đó cũng có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra các sai phạm (nếu có) liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng nói trên.
Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, đánh giá nguyên nhân sơ bộ sự cố sạt lở cho thấy, trong thời gian gần đây khu vực TP Đà Lạt mưa liên tục, lưu lượng mưa lớn. Đồng thời, chủ đầu tư đang triển khai công tác đắp đất để tạo mặt bằng thi công. Lượng nước lớn thấm xuống đất, cộng với khối lượng đất đắp sau lưng tường chắn lớn làm gia tăng áp lực lên taluy, gây mất khả năng chịu lực dẫn đến sụp đổ công trình.
Theo kết quả kiểm tra, khu đất xảy ra sự cố có diện tích khoảng 2.153m2 gồm 4 hộ gia đình đang thi công xây dựng taluy chắn đất (theo giấy phép xây dựng được UBND TP Đà Lạt cấp). Đoạn taluy xảy ra sự cố nằm dọc theo ranh đất công trình phía taluy âm, gồm 2 cấp taluy cách nhau 1,2m, chiều dài khoảng 29m.
Phần taluy còn lại có một số vết nứt trên bề mặt đất đắp tại đỉnh taluy, có nguy cơ tiếp tục gây sạt trượt, gây mất an toàn xung quanh khu vực. Hạng mục taluy phía trên đã hoàn thành thi công cách đây khoảng 1 năm, chủ đầu tư công trình đang đắp đất để tạo mặt bằng thi công.
Thanh Hóa: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới Chiều 24/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Khu vực bờ biển tiếp giáp cửa sông Mã thuộc thôn Tân Xuân xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm...