Cảnh báo nguy cơ nhựa nano có thể tích lũy trong rễ cây
Nghiên cứu mới cho biết nhựa nano sẽ làm chậm sự phát triển của các loài thực vật trên cạn và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Đồ họa cho thấy rễ và lông rễ hấp thụ nano, ở phía dưới là những mảnh rác thải nhựa.
Các nhà nghiên cứu môi trường đã cảnh báo rằng vật liệu nano đe dọa sinh vật biển trong các đại dương trên thế giới. Nhưng chưa dừng lại ở đó, nó còn có tác động tiêu cực đến môi trường trên cạn.
Baoshan Xing, một nhà khoa học môi trường từ trường Nông nghiệp Stockbridge thuộc Đại học Massachusetts Amherst, cùng với các cộng tác viên tại Đại học Shandong, Trung Quốc, chỉ ra rằng, phát hiện của họ cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy nhựa nano có thể được tích lũy trong thực vật, tùy thuộc vào điện tích bề mặt của chúng.
Video đang HOT
Sự tích lũy của cây cối có thể có cả tác động sinh thái trực tiếp và tác động đến tính bền vững của nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Theo Baoshan Xing, việc sử dụng rộng rãi và tồn tại trong môi trường của các vật liệu này dẫn đến một lượng chất thải nhựa khổng lồ.
“Các thí nghiệm đã cho chúng tôi bằng chứng về sự hấp thu và tích lũy của nhựa nano trong thực vật trong phòng thí nghiệm ở cấp độ mô và phân tử bằng cách sử dụng các phương pháp vi mô, phân tử và di truyền”, Baoshan Xing nói.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã trồng cây Arabidopsis, loài thực vật phổ biến làm một sinh vật mô hình trong sinh học thực vật và di truyền, trong đất trộn với các loại nhựa nano có nhãn huỳnh quang khác nhau để đánh giá trọng lượng của cây, chiều cao, hàm lượng chất diệp lục và sự phát triển của rễ.
Sau bảy tuần, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sinh khối và chiều cao của cây thấp hơn ở thực vật ít tiếp xúc với vật liệu nano.
Với kết quả này, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng nhựa nano đã làm giảm sinh khối của thực vật. Chúng nhỏ hơn và rễ ngắn hơn nhiều. Điều đó không tốt cho cây, năng suất giảm và giá trị dinh dưỡng của cây trồng có thể bị tổn hại.
Tìm ra nguồn gốc của gai trên các loài thực vật
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của gai, phần mở rộng cứng nhắc mà một loạt các loài thực vật sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi động vật ăn cỏ.
Vivian Irish, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Yale đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, đã thực hiện nghiên cứu một số gai đặc biệt dài nhô ra từ những cây bồ kết ba gai ở New Haven, tiểu bang Connecticut, Mỹ. Bồ kết ba gai là một loài cây gỗ lá sớm rụng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ.
Phần lớn bồ kết ba gai không có gai do những người trồng đã nhân giống dẫn đến loại bỏ gai. Nhưng nhiều cây già thực tế vẫn mọc gai.
Trước thực tế này, Vivian Irish là một chuyên gia về tế bào gốc cho rằng tế bào gốc có thể giúp giải thích nguồn gốc của gai.
Thông qua một loạt các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và phân tích di truyền, Vivian Irish và các đồng nghiệp của mình đã xác định được gai trên cây được xây dựng bởi các tế bào gốc là hoàn toàn chính xác.
Khi một phần phụ mới phát triển liên quan đến hai bộ điều chỉnh sản xuất tế bào gốc có tên TI1 và TI2, hoạt động tế bào gốc mượt mà hơn sẽ khiến những gì có thể trở thành một nhánh mới vẫn giữ được sự sắc nhọn. Khi các nhà khoa học chặn TI1 và TI2, các mô hình cây sẽ tạo ra các nhánh mới, nhưng không có gai mới.
Phát hiện này có thể giúp những người trồng cây có tạo ra những cây có ít gai nguy hiểm hơn và nhiều cành mang trái hơn.
"Chúng tôi đề xuất rằng sự thay đổi thời gian và chức năng của các thành phần của mạng gene này có thể giải thích cho sự tiến hóa của gai. Điều chỉnh con đường này có thể thay đổi đáng kể kiến trúc và có thể được tận dụng để cải thiện năng suất cây trồng", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh về phát hiện mới.
Bí ẩn Mặt trăng bất ngờ biến mất cách đây hơn 900 năm Được nhắc đến trong Biên niên sử Anglo-Saxon, sự kiện Mặt trăng bất ngờ biến mất trên bầu trời vào năm 1100 là một bí ẩn cho đến nay có thể đã có lời giải đáp. Theo mô tả của các nhà sử học, Mặt trăng vẫn sáng rực rỡ vào buổi tối, dần dần ánh sáng của nó giảm dần và bất...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Bí ẩn cây đa nghìn tuổi 'biết đi' bên cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Người phụ nữ sở hữu tên dài nhất thế giới: Chứa 1.019 chữ cái, không phải ai cũng phát âm được
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025