Cảnh báo nguy cơ bùng nổ số ca mắc COVID-19 mới tại Đông Âu sau dịp nghỉ lễ
Trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan mạnh khắp Tây Âu, giới chức và các chuyên gia y tế tại Đông Âu – nơi có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 thấp, cảnh báo về nguy cơ bùng nổ số ca nhiễm mới tại hầu hết các nước khu vực này trong vài tuần tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bucharest, Romania. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giám đốc Trung tâm giám sát và kiểm soát dịch bệnh Romania, bà Adriana Pistol cảnh báo nước này có thể ghi nhận tới 25.000 ca/ngày tại thời điểm cao trào của làn sóng dịch mới. Romania hiện là nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thấp đứng thứ 2 châu lục (40% dân số).
Theo bà Pistol, hiện có khoảng 60% người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh lý nền tại nước này chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Mặc dù biến thể Omciron được cho là không gây biến chứng nặng cho người nhiễm như Delta, song việc số gia nhiễm Omicron gia tăng chắc chắn sẽ khiến hệ thống y tế quá tải như tình trạng xảy ra cách đây vài tháng.
Cảnh báo trên hoàn toàn có căn cứ bởi trước lễ Giáng sinh, Romania chứng kiến hàng dài người xếp hàng tại các cửa khẩu khi hàng trăm nghìn công dân, phần lớn từ Tây Âu, về nước. Theo bà, mặc dù Chính phủ Romania từ ngày 20/12 đã áp dụng quy định người nhập cảnh phải khai thông tin về nơi lưu trú để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết các ca nhiễm mới, nhưng trên thực tế nhiều người đã bỏ qua việc khai báo này. Thêm vào đó, bà cho rằng việc 3/4 người số người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine cơ bản song chưa tiêm mũi tăng cường cũng là một nguyên nhân làm bùng nổ số ca nhiễm mới.
Bác sĩ Dragos Zaharia thuộc Viện Khí sinh học Marius Nasta ở thủ đô Bucharest cho rằng làn sóng dịch bệnh thứ 5 sẽ tấn công nước này vào tháng 1/2022 và hy vọng rằng khi đó sẽ có ít bệnh nhân tử vong hơn, ít ca biến chứng nặng hơn và ít người phải nhập viện hơn.
Video đang HOT
Tại nước láng giềng Bulgaria, thành viên Liên minh châu Âu (EU) này có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp nhất khi mới chỉ có 32% người trưởng thành tiêm chủng vaccine. Bulgaria cũng đã hứng chịu đợt dịch gây tử vong lớn trong mùa thu năm nay. Theo số liệu của Chính phủ Bulgaria, đến nay mới chỉ có 255.000 liều tăng cường được tiêm tại đất nước có 7 triệu dân này.
Các nhà dịch tễ học dự báo làn sóng dịch bệnh thứ 5 sẽ tấn công Bulgaria vào cuối tháng 1 năm tới và dịch bệnh có thể trầm trọng hơn trong tháng 2. Bà Mariya Sharkova, chuyên gia luật về sức khỏe cộng đồng cho rằng dịp nghỉ lễ này sẽ khiến Omicron xâm nhập vào Bulgaria.
Cho đến nay, khu vực thuộc vùng Balkan gồm Bosnia, Slovenia, Serbia và Croatia đều đã ghi nhận những ca nhiễm biến thể Omicron, song tất cả các nước này đều chưa siết chặt các hạn chế để kiềm chế sự lây lan của biến thể mới.
Séc, quốc gia có 10,7 triệu dân và cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 tại châu Âu. Bộ Y tế nước này ngày 29/12 ước tính số ca nhiễm Omicron đã chiếm 10% tổng số ca mắc mới tại nước này và dự báo con số này sẽ tăng lên 25% vào ngày 10/1/2022.
Belarus có thể chứa vũ khí hạt nhân theo đề xuất sửa đổi hiến pháp
Belarus vừa công bố những đề xuất sửa đổi hiến pháp mở ra khả năng chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong cuộc duyệt binh tại Nga. Ảnh REUTERS
Belarus ngày 27.12 đăng tải những đề xuất sửa đổi hiến pháp trên website chính phủ, trong đó có đề xuất mở ra khả năng cho phép chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
Theo đài RT, hiến pháp hiện tại của Belarus, được sửa đổi lần gần nhất vào năm 2004, nêu rằng Belarus phải đặt mục tiêu để trở thành nước không có hạt nhân và trung lập.
Tuy nhiên, đoạn văn bản này đã bị bỏ đi trong bản hiến pháp sửa đổi được đề xuất và thay bằng tuyên bố "loại trừ hành động xâm lược quân sự từ lãnh thổ chống lại những nước khác".
Việc chứa vũ khí hạt nhân đã được giới lãnh đạo Belarus nhắc đến trong thời gian gần đây. Trong cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 11, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa vũ khí hạt nhân trở lại Belarus nếu Mỹ đưa vũ khí hạt nhân đến Đông Âu, theo AP.
Nga rút vũ khí hạt nhân từ Belarus về nước từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Ông Lukashenko cho hay Belarus vẫn bảo quản cẩn thận các cơ sở hạ tầng quân sự từ thời Liên Xô. Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei hôm 18.12 cũng nhắc lại khả năng chứa vũ khí hạt nhân của Nga nếu NATO đưa vũ khí hạt nhân đến Ba Lan.
Tổng thống Alexander Lukashenko có thể cầm quyền đến năm 2035 nếu hiến pháp sửa đổi được thông qua. Ảnh REUTERS
Một đề xuất khác trong hiến pháp sửa đổi nêu rằng quốc hội sẽ cân nhắc điều lực lượng vũ trang tham gia hành động an ninh tập thể hoặc gìn giữ hòa bình ở nước ngoài nếu tổng thống đề nghị.
Hiến pháp sửa đổi cũng đặt ra quy định nhiệm kỳ đối với tổng thống. Theo đó, tổng thống bị giới hạn giữ chức tối đa trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với tổng thống mới đắc cử, qua đó mở ra khả năng cho phép ông Lukashenko tiếp tục tại vị cho đến năm 2035, khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2025. Nhà lãnh đạo này đã giữ chức tổng thống trong hơn 27 năm.
Belarus sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về những thay đổi này vào tháng 2.2022. Để được thông qua, đề xuất phải được hơn 50% cử tri ủng hộ và tỷ lệ người đi bỏ phiếu phải đạt ít nhất 50% dân số.
Belarus điều tra vụ nhân viên ngoại giao bị tấn công ở London Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Ủy ban Điều tra Belarus ngày 21/12 thông báo mở cuộc điều tra hình sự về vụ các nhà ngoại giao nước này bị tấn công tại London (Anh). Đại sứ quán Belarus tại thủ đô London, Anh. Ảnh: Perild/TTXVN Thông báo của Cơ quan này có đoạn: "Vụ điều tra chính thuộc Văn phòng trung...