Cảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á ‘lâm nguy’
Việc gián đoạn hệ thống nước Hindu Kush Himalaya – nơi cung cấp nguồn nước thiết yếu cho Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu đang gây ra những nguy cơ đối với phát triển kinh tế và an ninh năng lượng tại 16 quốc gia châu Á, đòi hỏi hành động phối hợp nhằm bảo vệ các dòng chảy trong khu vực.
Hồ băng tan chảy từ đỉnh núi ở Solukhumbu, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 140 km về phía đông bắc, ngày 22/11/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cảnh báo trên được China Water Risk – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đưa ra ngày 24/5.
Theo các nhà nghiên cứu, lưu vực của 10 con sông lớn, chảy từ các tháp nước khu vực Hindu Kush-Himalaya – nơi sinh sống của 1,9 tỷ người, tạo ra 4.300 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm và các tác động của biến đổi khí hậu như băng tan và thời tiết cực đoan đang gây ra “các mối đe dọa nghiêm trọng”. Các nhà nghiên cứu cảnh báo tất cả sông ngòi sẽ đối mặt với những rủi ro liên quan đến nước ngày một phức tạp và gia tăng nếu con người không thể kiểm soát lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng cần nhiều nước đang làm trầm trọng thêm vấn đề.
10 con sông lớn trong khu vực Hindu Kush Himalaya, trong đó có sông Hằng và sông Brahmaputra chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) và Hoàng Hà của Trung Quốc, cung cấp nước để tạo ra 75% lượng thủy điện và 44% lượng điện than tại 16 nước trong khu vực này. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh các nguy cơ khí hậu đe dọa ảnh hưởng tới 865 sản lượng GW điện ở các khu vực dọc theo 10 con sông, do phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước. Hơn 300 GW – đủ để cung cấp điện cho Nhật Bản, nằm ở những khu vực đối mặt với rủi ro liên quan đến nước ở mức “cao” hoặc “cực kỳ cao”.
Trên thực tế, lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc – vốn nuôi sống khoảng 30% dân số và cung cấp khoảng 15% lượng điện của nước này, đã hứng chịu khô hạn trong thời gian dài kỷ lục, với sản lượng thủy điện giảm gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Do hạn hán, các chính phủ trong khu vực đồng ý cấp phép hoạt động cho nhiều nhà máy điện than mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực tế điện than cũng cần nước và việc gia tăng công suất tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước.
Các nhà nghiên cứu khẳng định trong bối cảnh nguy cơ khí hậu gia tăng, các nước đang chịu áp lực phải đề ra chính sách đảm bảo phối hợp an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước. Do tác động qua lại giữa việc sản xuất điện và nước, các nước cần lưu ý an ninh nước cần quyết định an ninh năng lượng.
Mỹ nới lỏng trừng phạt Venezuela
Mỹ đã đồng ý cấp giấy phép cho quốc đảo ở Caribe là Trinidad và Tobago thăm dò mỏ khí đốt ngoài khơi Venezuela.
Giàn khoan khí đốt Aban Pearl ở vùng biển Caribe, dọc theo bờ biển Venezuela. Ảnh: Reuters
Chính quyền Mỹ đã cấp giấy phép cho Trinidad và Tobago, quốc đảo ở Caribe, phát triển một mỏ khí đốt lớn nằm trong lãnh hải của Venezuela, nới lỏng thêm một số biện pháp trừng phạt đối với Venezuela.
Giấy phép do Bộ Tài chính Mỹ cấp theo yêu cầu của Trinidad và nhằm tăng cường an ninh năng lượng khu vực Caribe, có nghĩa là quốc đảo này có thể kinh doanh liên quan đến mỏ khí đốt Dragon với công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA bị trừng phạt nặng nề của Venezuela.
Thủ tướng Trinidad và Tobago, ông Keith Rowley, phát biểu tại một cuộc họp báo cho biết Trinidad hy vọng sẽ tiếp cận được khoảng 10 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày từ mỏ Dragon.
Ông Rowley thông báo đã nộp đơn xin giấy phép vào giữa năm 2022 và được chấp thuận sau khi thảo luận với các quan chức hàng đầu của Mỹ, trong đó có Tổng thống Joe Biden, đồng thời duy trì kênh liên lạc mở với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Thỏa thuận phát triển mỏ khí đốt tự nhiên Dragon trị giá 1 tỷ USD đã được ký kết giữa Trinidad và Tobago và Venezuela vào tháng 8/2018. Những bên liên quan bao gồm tập đoàn năng lượng Shell, công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA của Venezuela và Công ty Khí đốt Quốc gia của Trinidad và Tobago (NGC). Thỏa thuận này bị bỏ ngỏ sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Venezuela vào năm 2019.
Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với hãng tin Reuters trong điều kiện giấu tên, cho biết: "Chính quyền Tổng thống Maduro sẽ không được phép nhận bất kỳ khoản thanh toán tiền mặt nào từ dự án này và tất cả các biện pháp trừng phạt còn lại của Mỹ sẽ không thay đổi và vẫn được thực thi".
Tuy nhiên, ông Rowley nói rằng điều đó sẽ không thành vấn đề, vì Chính phủ Venezuela đã đề nghị Trinidad và Tobago mua nhu yếu phẩm thay mặt họ để có thể thực hiện một cách tiếp cận thay thế.
Quyết định này là kết quả của hoạt động ngoại giao sâu rộng giữa Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và các nhà lãnh đạo Caribe nhằm đảm bảo an ninh năng lượng khu vực và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên của các quốc gia khác, bao gồm cả Nga.
PDVSA đã tìm thấy trữ lượng gần 120 tỷ mét khối khí ở Dragon, thuộc biên giới trên biển của Venezuela với Trinidad. Dự án đã được đưa vào sản xuất hơn một thập kỷ trước, nhưng bị đình trệ do thiếu vốn và đối tác, cũng như các lệnh trừng phạt.
Theo lệnh trừng phạt của Mỹ, các công ty và chính phủ phải được Bộ Tài chính Mỹ cho phép kinh doanh với PDVSA. Chính quyền Biden chỉ cấp một số giấy phép như vậy kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021, hầu hết trên cơ sở bị hạn chế nghiêm ngặt.
Một trong những mục tiêu chính của Washington trong động thái cấp phép mới nhất trên dường như là phản ứng đối với các đối tác của Mỹ ở Caribe, vốn đã kêu gọi giúp đỡ để đối phó với giá năng lượng cao sau cuộc xung đột Nga - Ukraine.
"Phó Tổng thống Harris nói với Thủ tướng Rowley rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ hành động để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng dài hạn của khu vực", một tuyên bố từ văn phòng của bà Harris cho biết, đề cập đến cuộc điện đàm với ông Rowley hôm 24/1.
Giấy phép mới sẽ cho phép PDVSA, Shell và Trinidad cùng lập kế hoạch và phát triển dự án xuất khẩu khí đốt sau khi đồng ý về các chi tiết đang chờ xử lý trong những ngày tới. Ông Rowley lưu ý một phần khí thu được phải được xuất khẩu sang Jamaica và Cộng hòa Dominica, theo các điều khoản của giấy phép có thời hạn hai năm.
Trinidad là nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất Mỹ Latinh, với công suất lắp đặt để xử lý 120 triệu mét khối mỗi ngày thành LNG, hóa dầu và năng lượng. Nhưng các chuyên gia cho biết, ngay cả khi Washington chấp thuận yêu cầu của Trinidad, có thể mất nhiều năm đầu tư và nỗ lực để đưa khí đốt của Venezuela đến Trinidad và thúc đẩy xuất khẩu LNG.
Vào tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã cấp giấy phép 6 tháng cho Chevron, cho phép hãng này mở rộng hoạt động ở Venezuela và chuyển dầu đến Mỹ. Giấy phép của Chevron là một trong những bước quan trọng đầu tiên của Washington nhằm nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia ở Mỹ Latinh này.
Cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đã kết thúc? Thời tiết ôn hòa giúp các kho dự trữ khí đốt của EU chưa bị cạn kiệt, nhưng cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu có thể vẫn chưa chấm dứt vì phần lớn việc giảm tiêu thụ là do ngành công nghiệp bị phá hủy. Mỏ khí đốt ở Tây Siberia do nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Rosneft...