Cảnh báo ngộ độc vì những ‘bài thuố.c truyền miệng’
Nhiều người tưởng uống rượu ngâm củ ấu tàu tốt cho sức khỏe nên đã ngâm cả bình để uống hay dùng lá hẹ nấu cháo cho trẻ ăn để chữa ho nhưng lại nấu nhầm hoa thủy tiên, thậm chí còn ăn hoa chuông để chữa bệnh loét dạ dày, chữa ho…
và phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc, có trường hợp nặng phải thở máy.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái các loại hoa cây rừng về ăn hoặc làm thuố.c khi chưa hiểu rõ về độc tính của cây.
Ăn hoa lạ để chữa bệnh
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu hai cháu nhỏ vào nhập viện do ngộ độc vì ăn nhầm lá hoa thủy tiên. Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, gia đình hai cháu nhỏ đã nhầm lẫn lá hoa thủy tiên với lá hẹ và sử dụng để nấu cháo chữa ho cho các con. Sau khi ăn, cả hai cháu đều xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn liên tục. Phát hiện thấy sự nhầm lẫn, gia đình lập tức đưa con tới bệnh viện. May mắn do đến viện kịp thời, chỉ sau hơn 1 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của 2 bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện.
Bệnh nhân bị ngộ độc hoa chuông phải thở máy.
Theo các bác sĩ, hoa thủy tiên có nguồn gốc từ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, gần đây cây được du nhập vào Việt Nam. Tất cả các bộ phân của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ. Trong thành phần của cây có chứa chất Lycorine gây ra các chiệu chứng nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm. Nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê. Ngoài hoa thủy tiên, một số loại cây khác như cây kim tiề.n, khoai nước cảnh cũng có thể gây bỏng, kích ứng miệng, họng khi trẻ nhỏ ăn nhầm.
Video đang HOT
Cách đây gần 1 tháng, hai người đàn ông ở Lạng Sơn cùng ăn hoa chuông, sau đó nôn nhiều và phải vào nhập viện. Trong đó, nam bệnh nhân 39 tuổ.i vào Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh, da lạnh, tím tái toàn thân, vùng bẹn chả.y má.u, tràn khí màng phổi. Trong khi người đan ông 29 tuổ.i nôn nhiều, yếu tứ chi, gọi hỏi không trả lời. Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận cả hai bị ngộ độc hoa chuông. Do bị ngộ độc nặng, nam bệnh nhân 39 tuổ.i phải thở máy, điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc.
Cây hoa chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine, là loại cây thân thảo, có hoa trông giống như hoa loa kèn, có màu trắng và vàng. Loại cây này thường được nhiều người thường lấy về trồng làm cảnh. Ngoài ra, hoa chuông cũng mọc dại tại nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc và Đà Lạt. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc. Nhưng một số người truyền miệng cho rằng ăn hoa chuông chữa được viêm loét dạ dày, tiêu chảy, nước tiểu có má.u, ho dải dẳng, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí cả ung thư… nên nhiều người tưởng thật mua về ăn.
Nhưng theo các bác sĩ, độc tính của cây hoa chuông là do một số loại alkaloid trong lá, hoa và hạt. Các hợp chất này có thể ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa.
Khi bị ngộ độc thường có biểu hiện nhẹ thì đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Trường hợp ngộ độc nặng, nạ.n nhâ.n có thể bị rối loạn tri giác, có ảo giác, kích thích, vật vã, hôn mê, môi và tứ chi tím tái, suy hô hấp… và có thể t.ử von.g nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái các loại hoa, cây rừng về ăn hoặc làm thuố.c khi chưa hiểu rõ về độc tính của cây. Nên nhắc nhở trẻ nhỏ không tiếp xúc với hoa chuông hay tò mò ăn thử.
Uống củ ấu tàu tăng cường sức khỏe, nhiều người phải cấp cứu
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm thường tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc do uống rượu ngâm củ ấu tàu. Mặc dù được khuyến cáo nhiều, song vẫn có nhiều người phải nhập viện, có người rất trạng mới tới viện. Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y, dùng làm rượu thuố.c để xoa bóp, chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi xương khớp. Nhiều trường hợp, người dân đi du lịch, thăm quan,… được giới thiệu củ ấu tàu làm đặc sản, thuố.c chữa bách bệnh, mang về nhà dùng, thậm chí nấu cháo ăn thì bị ngộ độc.
Mới đây nhất là nam bệnh nhân hơn 50 tuổ.i ở Nam Định vào nhập viện trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi uống rượu ngâm củ ấu tàu. Theo lời kể của bệnh nhân, đây không phải lần đầu tiên ông sử dụng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp. Từ ngày còn trẻ, ông đã thường xuyên ăn và uống nước củ ấu tàu để tăng sức khỏe và coi đây là bài thuố.c truyền tai cho nhiều người.
ThS.BS Nguyễn Văn Chiến, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, củ ấu tàu là loài thực vật chứa độc tính rất mạnh, độc tính aconitin thuố.c độc bảng A, chỉ với một hàm lượng nhỏ có thể gây t.ử von.g, liều chỉ 1mg có thể gây ngộ độc nặng, 2 – 3mg đủ để gây t.ử von.g một người trưởng thành. Aconitin gây độc trên tim, thần kinh và tiêu hóa. Ngộ độc aconitin xuất hiện rất nhanh, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài phút, hoặc vài giờ sau khi uống dịch chiết hoặc ăn củ, rễ, lá cây ấu tàu. Biểu hiện nguy hiểm nhất của ngộ độc aconitin là loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, trường hợp nặng là ngoại tâm thu thất đa ổ, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất và t.ử von.g. Loạn nhịp tim là nguyên nhân chính gây t.ử von.g và nguy cơ t.ử von.g luôn thường trực một khi ngộ độc đã xảy ra.
“Trung tâm đã từng có các bệnh nhân ngộ độc rất nặng, sau khi được cấp cứu, hồi sức rồi, nhưng tim vẫn bị loạn nhịp và ngừng đậ.p nhiều lần, phải sốc điện chữa loạn nhịp ngừng tuần hoàn tới hàng chục lần, cuối cùng may mắn bệnh nhân mới qua khỏi”, BS Chiến cho hay và khuyến cáo củ ấu tàu rất độc nên người dân tuyệt đối chỉ dùng củ ấu tàu ở dạng bôi ngoài da, không nên uống hay ăn.
Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
Đang chạy xe trên đường, người đàn ông 39 tuổ.i đột nhiên yếu cơ tứ chi, ngã và bất tỉnh vì ngộ độc hoa chuông.
Các bộ phận của hoa chuông đều chứa độc tố gây hại cho con người. Ảnh: Shutterstock.
Trước khi vào viện, anh Đ. (sống ở Văn Quan, Lạng Sơn) có cùng gia đình và bạn ăn cơm với hoa chuông. Sau bữa cơm, người bạn xuất hiện tình trạng nôn nhiều, yếu tứ chi, gọi hỏi không trả lời.
Trên đường đưa bạn đi cấp cứu, anh Đ. bỗng dưng hoa mắt, yếu cơ tứ chi dẫn đến tự ngã xe và bất tỉnh. Lúc được người nhà chở đến viện, người đàn ông có dấu hiệu hôn mê, da lạnh, tím tái toàn thân, vùng bẹn chả.y má.u, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, tay và thành bụng hai bên.
Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc hoa chuông, tràn khí màng phổi và chấn thương vùng bẹn bìu.
Hiện tại, người bệnh được thở máy, điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Người bạn cùng ăn hoa chuông đã tỉnh táo, sức khỏe tiến triển tốt và dự kiến sớm xuất viện.
Trước đó, đơn vị này cũng đã từng tiếp nhận trường hợp 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình ngộ độc do ăn hoa chuông. Đến nay, tình trạng này lại xuất hiện bởi hoa chuông là loại cây dại khá phổ biến ở Lạng Sơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cây hoa chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine. Đây là loại cây thân thảo, có hoa trông giống như hoa loa kèn, có màu trắng và vàng.
Người bệnh đang được thở máy và chăm sóc tích cực. Ảnh: BVCC.
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Độc tính của cây hoa chuông là do một số loại alkaloid trong lá, hoa và hạt. Các hợp chất này có thể ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa... Do đó, người bị ngộ độc thường có biểu hiện đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn...
Trong trường hợp ngộ độc nặng, nạ.n nhâ.n có thể bị rối loạn tri giác, có ảo giác, kích thích, vật vã, hôn mê, môi và tứ chi tím tái, suy hô hấp... và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái các loại hoa, cây rừng về ăn hoặc làm thuố.c khi chưa hiểu rõ về độc tính của cây để tránh xảy ra ta.i nạ.n.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu ngộ độc sau khi ăn cây dại, cần dùng biện pháp sơ cứu nôn tại chỗ, sau đó đưa đến cơ sở y tế nên gần nhất xử trí để tránh nguy hiểm đến tính mạng
Dược liệu độc có nguồn gốc từ 5 cây quen thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuố.c nguồn gốc thực vật do Bộ Y tế ban hành đề cập tới trúc đào, xoan, gấc... Theo Thông tư ban hành Danh mục Dược liệu độc làm thuố.c hiệu lực từ tháng 10/2024 có một số cây đã quen thuộc với người dân Việt Nam: Cà độc dược Cà độc dược thường mọc ở những...