Cảnh báo Hội chứng burn-out khiến các bác sĩ tự tử
Áp lực công việc khiến chính các bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn tới trầm cảm có xu hướng tìm đến cái chết. Đó là Hội chứng Burn-out vừa được PGS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cảnh báo.
Nam bác sĩ công tác ở một bệnh viện lớn tại TPHCM đang rơi vào tình trạng buồn chán sau ca phẫu thuật vô tình dẫn tới tai biến cho người bệnh. Bệnh nhân tử vong, báo chí phản ánh, bác sĩ bị dư luận xã hội công kích, bị đình chỉ công tác, kỷ luật.
“Gia đình, đồng nghiệp đang cố gắng động viên để anh sớm ổn định tâm lý, chúng tôi mong anh có thể vượt qua cú sốc này” – đồng nghiệp xin giấu tên của bác sĩ chia sẻ.
Quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện khiến các y bác sĩ lao động trong môi trường căng thẳng
Giới y khoa Việt Nam cuối thế kỷ trước từng bàng hoàng sau vụ việc đau lòng xảy đến với một bác sĩ tại Hà Nội. Ông là bác sĩ nội trú, Bệnh viện Mắt Trung ương, sau khi nhỏ thuốc điều trị, bệnh nhân bị bỏng giác mạc, gia đình người bệnh khởi kiện ông. Trong lúc bệnh viện đang tìm hướng giải quyết thì bác sĩ không chịu nổi áp lực nên treo cổ tự tử.
Đề cập đến vấn đề quá tải người bệnh và áp lực của bác sĩ, tại Hội nghị Khoa học của Hệ thống Y khoa Hoàn Mỹ, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng cảnh báo: “Mỗi ca bệnh đều là một thách thức lớn về chuyên môn đối với bác sĩ. Mặt khác, tình trạng quá tải bệnh nhân, rất dễ khiến bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Hội chứng Burn-out là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây để phản ánh tình trạng mỗi năm có hàng trăm bác sĩ tại Mỹ và nhiều quốc gia khác tự sát vì áp lực công việc”.
Video đang HOT
Hội chứng Burn-out ở bác sĩ nếu không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ dẫn tới hậu quả khó lường
Theo PGS Tăng Chí Thượng: “Người bị Hội chứng Burn-out thường có 3 biểu hiện chính, một là: các bác sĩ bị kiệt sức do bị bóc lột sức lao động; hai là: bác sĩ sẽ hoài nghi từ lãnh đạo bệnh viện đến đồng nghiệp, người thân và cả bệnh nhân của mình; ba là: công việc của bác sĩ giảm hiệu quả. Nếu bị Hội chứng Burn-out kéo dài, bác sĩ sẽ rơi vào trầm cảm, mất kiểm soát hành vi của bản thân, xu hướng muốn tự tử để kết thúc sự sống”.
Môi trường lao động của các y bác sĩ tại Việt Nam luôn trong tình trạng căng thẳng do áp lực quá tải rất lớn tại các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống bệnh viện công lập tuyến trên. Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến y bác sĩ đối mặt với hội chứng Burn-out.
PGS Tăng Chí Thượng khuyến cáo, để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng trên, các bác sĩ cần chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thư giản, nghỉ ngơi. Các bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ y bác sĩ, tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm áp lực căng thẳng, kịp thời có giải pháp hỗ cho những người làm công tác chuyên môn khi chẳng may gặp phải các sự cố y khoa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cậu bé nhỏ tuổi nhất được ghép tim và phổi
Ca phẫu thuật ghép phổi và tim đã cứu sống Jack (5 tháng tuổi, ở Kansas City, Missouri, Mỹ).
Cậu bé Jack đã trở thành bệnh nhân được ghép tim và phổi nhỏ tuổi nhất trên thế giới - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Theo Daily Mail ngày 14.8, khi thai được 20 tuần, mẹ cậu bé, bà Tiffany Palmer, được các bác sĩ cho biết cậu sẽ bị một dị tật tim bẩm sinh gọi là hội chứng giảm sản tim trái, không thể bơm máu khắp cơ thể một cách hiệu quả và có thể phá hủy phổi sau khi được sinh ra.
Khi sinh cậu bé Jack, cha mẹ cậu bé đã lựa chọn phẫu thuật ghép tim và phổi cho bé để bé được sống tiếp. Họ đã đưa tên cậu bé vào danh sách chờ kiếm người hiến tạng.
Thật may mắn, chỉ 5 tháng sau, người sẵn sàng hiến tặng hai cơ quan đó đã kiếm được.
Trong tháng 5 vừa qua, ca phẫu thuật ghép tim và phổi cho cậu bé đã được thực hiện và bây giờ cậu bé đã sống khỏe mạnh và xuất viện cách đây hai tuần.
Nếu cậu bé sống thêm được một năm sau khi được phẫu thuật, thì cậu bé đã tạo nên một lịch sử mới trong lĩnh vực ghép tim và phổi như là đứa trẻ dưới 1 tuổi đầu tiên được ghép tim và phổi còn sống.
Theo Hiệp hội về ghép tim và phổi Quốc tế, đã có 19 trẻ được phẫu thuật ghép tim và phổi, nhưng chưa có ai trong số chúng sống hơn vài tuần sau khi phẫu thuật.
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh Mỹ (CDC), ở Mỹ mỗi năm có khoảng 960 trẻ sinh ra bị dị tật giảm sản tim trái. Trẻ bị bệnh sẽ khó thở, tái tim và màu da hơi xanh.
Chính vì đây là dị tật ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của trẻ nên các bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giúp giảm huyết áp và tăng sức cho cơ tim.
Một vài trường hợp khác, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giúp phục hồi chức năng tim và tăng khả năng bơm máu khắp cơ thể hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu dị tật này nặng hơn thì ghép tim cần được thực hiện, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn
Bí quyết chiến thắng căn bệnh ung thư thực quản của lão nông 64 tuổi, sống hơn 16 năm sau ca phẫu thuật Khi ông Tăng nhận thấy cơ thể đang dần hồi phục, ông đã tranh thủ bắt tay vào làm việc nông, thậm chí năm 2 sau ca phẫu thuật, ông đã có sức khỏe để chăn thả đàn dê khoảng 80 con. Ông Văn Hiếu Tăng năm nay 64 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Tây, huyện Viên Khúc (TQ). Nếu lần đầu gặp...