Cảnh báo hiện tượng La Nina 3 năm liên tiếp
Báo cáo của nhóm nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học hàng đầu Australia cảnh báo hiện tượng La Nina sẽ quay lại trong năm thứ ba liên tiếp vào mùa Xuân, đồng thời kêu gọi các chính phủ chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hình thái thời tiết cực đoan.
Trẻ em tắm mát bên vòi phun nước để tránh nóng tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu Australia (ARC) công bố ngày 28/6 cho thấy trạng thái La Nina 2 mùa Hè liên tiếp không phải là hiếm, nhưng theo các mô hình dự báo, La Nina 3 mùa Hè liên tiếp hiếm gặp hơn ngày càng có nguy cơ xảy ra.
Nhà nghiên cứu của ARC, Tiến sĩ Zoe Gillett cho biết thời tiết duy trì trạng thái La Nina 3 năm liên tiếp hiếm gặp và chỉ xảy ra 2 lần kể từ năm 1950. Dù còn quá sớm để dự báo về La Nina, nhưng 4/7 mô hình dự báo hiện tượng này sẽ quay lại vào cuối mùa Xuân.
Theo bà Gillett, tình hình hiện nay rất khó hiểu bởi hiện tượng La Nina thường xảy ra sau khi El Nino kết thúc. Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này trong những năm tới. Nhà nghiên cứu này khuyến cáo nhà chức trách nên bắt đầu chuẩn bị các phương án để bảo vệ các cộng đồng dân cư vẫn còn đang khắc phục hậu quả sau các trận mưa bão và lũ lụt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Trong khi đó, một báo cáo của nhóm chuyên gia về khí hậu cảnh báo các hiện tượng La Nina và El Nino sẽ xảy ra nhiều hơn, theo đó làm gia tăng tần suất và mức độ của các trận lũ lụt và hạn hán. Nhóm nghiên cứu này nêu rõ: “Đa số mô hình dự báo khí hậu cho thấy chúng ta sẽ chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan do La Nina gây ra tăng gần gấp đôi so với thế kỷ trước, trong bối cảnh Trái Đất ngày càng nóng lên. Chúng ta rất có thể sẽ chịu tác động của các hiện tượng El Nino và La Nina thường xuyên hơn”.
La Nina đe dọa khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn trong mùa đông
Thế giới phải đối diện với La Nina - hiện tượng thời tiết thường gây ra mùa đông khắc nghiệt hơn.
Hình thái khí hậu này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á.
Trung Quốc đang đối mặt với thiếu hụt nguồn điện. Ảnh: Bloomberg
La Nina đã hình thành ở Thái Bình Dương, với đặc điểm nổi bật là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực này lạnh đi dị thường. Hình thái này thường sẽ làm nhiệt độ ở khu vực bắc bán cầu xuống thấp hơn bình thường, đẩy các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn trong khu vực phát đi cảnh báo về một mùa đông giá lạnh ở phía trước.
Một số nước, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với tình cảnh giá nhiên liệu tăng vọt, thiếu điện ngắt quãng hoặc buộc phải kiểm soát nguồn cung điện với các ngành công nghiệp nặng. Giá than đá và khí đốt đang đứng ở mức cao và một mùa đông lạnh giá sẽ khiến nhu cầu sưởi ảm tăng vọt, làm trầm trọng thêm tình cảnh thiếu hụt điện.
"Chúng ta đang tới gần một mùa đông lạnh hơn thường lệ, trải dải ở khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành tốt quan trọng để dự đoán cần tích trữ nhu cầu năng lượng ra sao", Renny Vandewege, Phó Chủ tịch DTN, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ về diễn biến thời tiết, nêu quan điểm.
Dưới đây là triển vọng về năng lượng và tiêu thụ điền ở một số quốc gia chủ chốt.
Trung Quốc: Nhiệt độ tại phần lớn các vùng miền đông Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần trước và xuống mức thấp hơn thường lệ ở nhiều vùng phía bắc. Các tỉnh như Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Sơn Tây bắt đầu hoạt động sưởi ẩm trong mùa đông sớm hơn 13 ngày so với những năm trước. Nhiều hệ thống phát điện do địa phương quản lý, nhất là các nhà máy điện chạy than, khí đốt, đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong vùng.
Theo Zhi Xiefei, Giáo sư chuyên ngành khoa học khí quyển tại Đại học Công nghệ & Khoa học thông tin Nam Kinh, hình thái thời tiết cực đoan có thể xuất hiện ngày một nhiều do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các đợt lạnh có thể làm nền nhiệt giảm sâu, nhưng đi kèm đó cũng là các đợt nắng nóng bất thường.
Nhật Bản: Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản, nước này sẽ bước vào mùa đông với nền nhiệt thấp hơn bình thường từ tháng tới. Nhật Bản, nước mới chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của khủng hoảng năng lượng, đang rất cảnh giác với yếu tố thời tiết, sau khi phải trải qua giai đoạn lạnh sâu trong năm ngoái và đẩy giá bán lẻ điện tăng vọt.
Năm 2020, do không có đủ lượng nhiên liệu dữ trữ khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng đột biến, các công ty điện công ích đã buộc phải mua khí hóa lỏng giao ngay với mức giá cao để phát điện. Năm nay, Bộ Công thương Nhật Bản cũng đã trao đổi, thảo luận với nhiều nhà máy điện, các công ty dầu mỏ, khí đốt lớn để bàn kế hoạch chuẩn bị nguồn điện cho những tháng mùa đông tới đây. Dự trữ khí hóa lỏng của các doanh nghiệp cung ứng điện lớn tại Nhật Bản hiện đã lớn hơn 24% so với mức trung bình của bốn năm qua.
Hàn Quốc được dự báo sẽ có một mùa đông với nền nhiệt lạnh hơn bình thường. Ảnh: EPA
Hàn Quốc: Theo Cơ quan khí tượng Hàn Quốc, nước này sẽ có một nửa mùa đông năm nay với nền nhiệt giảm sâu hơn và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm nước chịu tác động của hiện tượng La Nina. Trong tháng 10 lạnh bất thường này, tuyết đã xuất hiện tại Hàn Quốc sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái.
Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn cung năng lượng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ đà tăng giá leo thang. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu, khí hóa lỏng đã thời được kéo giảm.
Ấn Độ: Nhiệt độ tại nhiều vùng ở Ấn Độ được dự báo sẽ xuống thấp, ở ngưỡng 3 độ C, trong tháng 1 và tháng 2 tới trước khi tăng trở lại. Khác với nhiều nước, thời tiết lạnh giá ở Ấn Độ lại thường đi kèm với tiêu thụ năng lượng giảm, do nhu cầu điện cho điều hòa nhiệt độ giảm.
Đáng quan ngại hơn chính là việc Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với giai đoạn khô hanh hơn sau giai đoạn cuối của kỳ gió mùa. Những khu vực khai mỏ chủ chốt trong vài tháng qua bị tác động mạnh bởi lũ lụt, làm bóp chẹt nguồn cung than đá vốn là nguồn nhiên liệu tạo ra 70% sản lượng điện năng tại Trung Quốc.
Thế giới oằn mình dưới thời tiết cực đoan Nhiều nơi trên thế giới đang chứng kiến những hiện tượng thời tiết bất thường và khắc nghiệt chưa từng thấy. Giữa lúc châu Âu, Mỹ chứng kiến đợt nắng nóng và hạn hán kỷ lục, Ấn Độ và Bangladesh ghi nhận số người tử vong gia tăng hằng ngày vì lũ lụt. Trong khi đó, Trung Quốc lại ghi nhận tình hình...