Cảnh báo gian lận của các shipper ứng dụng giao đồ ăn
Những người giao hàng trên ứng dụng gọi đồ ăn có thể tráo hàng để lấy tiền chênh lệch.
Chị Nguyễn Lan Uyên, một người kinh doanh tại TP.HCM đồng thời là blogger, viết trên Facebook cách đây mấy ngày phản ánh nguy cơ những người giao hàng – shipper – của các ứng dụng giao đồ ăn gian lận để lấy tiền chênh lệch. Khách đặt một món ăn nào đó, có thể xảy ra khả năng shipper đặt mua món tương tự nhưng rẻ hơn để kiếm lời.
Món ăn không có bao bì của một quán xác định có thể bị đánh tráo khi giao hàng (ảnh minh hoạ)
Chị Uyên cho biết hôm 24/4, chị đặt mua cơm sườn bì chả, cơm gà, canh khổ qua ở quán ăn quen. Tuy nhiên, shipper gọi báo lại cho biết cơm gà, canh khổ qua đã hết, do đó chị Uyên chỉ gọi cơm sườn. Sau khi nhận món ăn, chị Uyên cho biết chất lượng khác hẳn, không ngon đúng như quán chị hay ăn.
Trước đó, quan sát qua ứng dụng, chị Uyên nhìn thấy người giao hàng ở lâu tại một vị trí gần quán chị đặt chứ không chính xác tại quán cần mua. Chị Uyên nghi ngờ nhân viên giao hàng đã đánh tráo món ăn để hưởng tiền chênh lệch.
Vấn đề chị Uyên nêu rất có khả năng xảy ra. Chẳng hạn với các món ăn phổ biến, các quán không có bao bì hay các yếu tố nhận diện thương hiệu thì rõ ràng khó phân biệt được món ăn mua ở quán nào. Khi đó chỉ người ăn quen ở một quán mới phân biệt được món ăn có phải từ quán đó hay không.
Khi khách đặt món ăn trên các ứng dụng hiện nay, các tài xế sẽ đến quán mua hàng như một người bình thường, sau đó giao cho khách và lấy tiền. Có thể hiểu người shipper chỉ làm nhiệm vụ đi mua hàng giúp, sau đó lấy tiền giao hàng.
Ở một ứng dụng giao thức ăn, hệ thống tích hợp với nhà hàng để khi khách đặt thì đơn hàng sẽ hiện lên ứng dụng cài đặt tại nhà hàng, do đó khả năng gian lận của tài xế khó hơn. Son chị Uyên phân tích rằng một vài quán không rành công nghệ có thể sẽ không cài đặt ứng dụng, do đó không nhận được đơn hàng.
Qua sự việc, nhiều người cảnh báo khi đặt hàng qua các ứng dụng đồ ăn khách hàng nên đặt ở các quán có nhận diện thương hiệu rõ ràng để tránh khả năng bị tráo món, nhận phải hàng kém chất lượng.
Video đang HOT
Theo VN Review
Cuộc chiến giao đồ ăn trực tuyến nóng rực như chảo lửa: "Tam quốc diễn nghĩa" giữa Now vs GrabFood vs Go-Food
Mùa hè càng đến gần, cuộc đua tranh ở lĩnh vực gọi đồ ăn trực tuyến lại càng nóng lên, bởi mùa hè là mùa bội thu của các cửa hàng giải khát, đặc biệt là trà sữa, bá vương trong lĩnh vực gọi đồ ăn.
Cuộc sống thời công nghệ 4.0 dần đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng tận nơi. Thị trường của cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt và đang dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng lớn.
Hiện tại thị trường giao nhận đồ ăn đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng và chỉ khoảng 1 - 2 năm nữa sẽ tới đỉnh. Các công ty mới và cũ liên tục khuyến mại và mở rộng thị trường để giành lấy vị trí dẫn đầu. Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi "sừng sỏ" nhất của thị trường gồm Now (Foody), GrabFood, Go-Food(Go-Viet); các tay chơi nhỏ hơn gồm: LixiApp (Diadiemanuong),Loship (Lozi), JamJa, VietnamMM.
Các ứng dụng giao đồ ăn đã có mặt ở thị trường Việt Nam.
Hầu hết các công ty tham gia thị trường đều có thế mạnh ở mảng khác và mở sang mảng giao đồ ăn như 1 kênh mở rộng nguồn thu hoặc chuyển đổi thế mạnh của mình thành doanh thu. Nếu Now, Loship dùng thế mạnh có sẵn là truyền thông để mở rộng sang giao đồ ăn khi sở hữu các kênh review ẩm thực là Foody, Lozy, thì thị trường đang xuất hiện các công ty muốn kinh doanh siêu ứng dụng, một app cho tất cả như Grab hay Go-Viet.
Now trở lại đường đua
Now có thế mạnh vì bắt đầu khá sơm (từ 2017) và sở hữu lượng dữ liệu lớn về nhà hàng, người dùng và xu hướng ẩm thực. Ứng dụng này từng có hơn 1 năm trời gần như "một mình một chợ" với vùng phủ và sức mạnh được tiếp nối từ Foody.
Thành công của Now đến từ dịch vụ giao hàng nhanh chóng với mức phí hợp lý, và sự cộng tác với chuỗi nhà hàng, đơn vị cung cấp đồ ăn nước uống đa dạng cùng các chương trình ưu đãi khuyến mãi đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Lượng khách hàng trung thành của Now đang là con số ao ước của các thương hiệu cạnh tranh khác.
Tuy nhiên, thời gian đầu, cách vận hành còn khá nặng nề với đội ngũ nhân sự support cồng kềnh khiến Now gặp nhiều khó khăn trong xử lý đơn hàng và tốc độ giao hàng còn vượt xa mục tiêu "Đặt đồ ăn, giao từ 25 phút" mà thương hiệu này đã tuyên bố trước đó.
Sau một thời gian ít các hoạt động và sự kiện, Now đã trở lại đường đua với những ưu đãi lên tới 70%, freeship được khách hàng đón nhận. Now dường như đã tiếp tục có dòng vốn nóng từ công ty chủ quản SEA, sau khi SEA thông báo kết quả kinh doanh khả quan và có những hoạt động huy động quy mô lớn gần đây.
GrabFood mở rộng tham vọng bành trướng
GrabFood hiện đang sở hữu gần như tất cả thế mạnh, chỉ cần thời gian để giành thị phần. Hãng sở hữu ứng dụng với hàng chục triệu cài đặt tại Việt Nam, sở hữu dữ liệu về di chuyển của hàng triệu cư dân Sài Gòn và Hà Nội cùng nhiều thành phố lớn khác, đội ngũ công nghệ tầm thế giới, và vốn đầu tư cả tỷ USD tại Việt Nam.
Thế nhưng, đến thời điểm này GrabFood vẫn còn tồn đọng một vài điểm yếu nhất định. Hiện tại, nhiều quán có mặt trên GrabFood không ký hợp đồng hợp tác với Grab. Tài xế chỉ đơn giản đến mua hàng hộ theo yêu cầu của người dùng và phải chi trả tiền trước. Điều này khiến nhiều tài xế không thật sự hào hứng vì họ có thể gặp rủi ro nếu người dùng "bùng đơn" và chờ đợi chế biến món lâu. Dường như GrabFood đang đi lại vết xe đổ của Now trong bài toán vận hành và tốc độ giao hàng.
Grab-Food khuyến mại không ngừng nghỉ từ lúc khai trương dịch vụ tới giờ, dù chỉ ở mức 30% nhưng đôi khi cũng có những khuyến mại lớn, và người dùng có thể sử dụng điểm có được từ các chuyến đi GrabCar, GrabBike để mua món ăn giảm giá lớn. Grab bắt đầu triển khai giải pháp tích hợp phần mềm bán hàng Grab cho nhà hàng để giảm thời gian và tăng năng suất cho shipper.
Như vậy, GrabFood đang mở rộng từ việc dùng tài xế mua hộ để quảng bá dịch vụ tới kết nối dữ liệu với các nhà hàng.
Go-Viet đặt trọng tâm chính vào mảng giao đồ ăn Go-Food
Song song đó, Go-Food là tân binh mới gia nhập thị trường giao đồ ăn Việt. Với hậu thuẫn từ đội ngũ Go-Việt và hỗ trợ công nghệ của Go-Jek, Go-Food đáp ứng nhu cầu ẩm thực bằng việc hợp tác hàng chục nghìn đối tác trên toàn quốc, từ tiệm ăn bình dân cho đến các nhà hàng sang trọng.
So sánh mức khuyến mại lên tới 50.000đ - 100.000đ/đơn hàng của Go-Food và khuyến mại tối đa 10.00đ của Go-Bike, có thể thấy Go-Food được ưu ái thế nào.
Mặc dù vậy, cũng giống như GrabFood, tài xế của Go-Food sẽ ứng tiền trước và đến cửa hàng mua hộ theo yêu cầu của người dùng. Do đó, các tài xế sẽ mất thời gian chờ đợi chế biến món cũng như chấp nhận rủi ro khách hàng hủy đơn. Ngoài ra, một số tính năng của Go-Food vẫn chưa được hoàn thiện như khuyến mãi, món ăn đang giảm giá, hay thanh toán bằng ví điện tử mà chỉ hỗ trợ thanh toán tiền mặt. Sau khoảng vài tháng xuất hiện mạnh mẽ tại TPHCM, Go-Food tiến quân ra Hà Nội "không kèn không trống", nhưng khuyến mại rất lớn, tới 50% và miễn phí vận chuyển, ứng dụng này cũng khuyến mại mạnh hơn cho tài xế nhận chuyến.
Những "cao điểm" tranh giành ác liệt của các đối thủ
Thứ nhất, đó là khuyến mại. Những chương trình giảm 30% không đủ thu hút một lượng lớn người mua, thì các chương trình 50%, thậm chí 80% hay 0 đồng khiến các đối thủ đều "khô máu" vì phải khuyến mại lớn giành giật thị trường.
Tuy nhiên, khuyến mại giao đồ ăn là cuộc chơi như cưỡi lên lưng hổ, đã lên rồi khó xuống. Vì giảm khuyến mại về mức "có lãi" đồng nghĩa với tặng thị phần cho đối thủ, khi người dùng kém trung thành và dễ nhảy qua lại giữa các nền tảng
Thứ hai, là tốc độ. Vì đồ ăn phải được giao nóng hổi, hoặc còn lạnh nguyên mới đem lại hương vị ngon nhất, nên các hãng đều phải cạnh tranh về mặt này.
Cách giải quyết thì có hai hướng, hoặc dùng số lượng lớn shipper để đảm bảo đơn hàng được nhận và giao với tốc độ nhanh chóng; hoặc thuyết phục nhà hàng kết nối máy POS, để có đơn hàng là bắn thẳng tới nhà hàng, nhà hàng chế biến luôn, shipper đến chỉ việc cầm hàng đi giao.
Xa hơn, đó là cuộc chiến về thanh toán qua ví điện tử, thanh toán không tiền mặt. Bởi nếu tiền chỉ "trôi" trong app đặt đồ ăn thôi sẽ đem lại sự tiện dụng cho người dùng, shipper, chủ nhà hàng và dĩ nhiên là chủ app. Người dùng thì sẽ không cần lóc cóc chuẩn bị tiền lẻ; shipper thì không cần ứng tiền trước, không phải cầm theo quá nhiều tiền mặt và giảm nỗi lo bị bùng tiền; nhà hàng thì thống nhất về chi tiêu, dễ quản lý dòng tiền giữa bán offline và giao hàng. Tuy nhiên, để tạo được thói quen thanh toán online cho người dùng thì đó còn là một câu chuyện dài vài ba năm mới giải quyết nổi.
Kết
Cuộc chiến giao đồ ăn cực kỳ khốc liệt vì hàng năm vẫn có đối thủ ra đi, nhưng vẫn còn rất hấp dẫn bởi các đối thủ mới liên tục nhảy vào, hoặc được bơm vốn để tiếp tục cạnh tranh. Nhân viên của các app thì sẽ khá đau đầu khi phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ, nhưng người dùng thì mừng rơn, vì ít nhất mùa hè này tha hồ gọi trà sữa hay đồ ăn giữa những "cơn mưa khuyến mại" tưới mát ngày hè.
Theo GenK
Tài xế Việt Nam chưa được dùng tính năng cảnh báo bắn tốc độ của Google Maps Google xác nhận Google Maps đang triển khai tính năng cảnh báo bắn tốc độ và hạn chế tốc độ tại một số nước nhưng chưa hỗ trợ Việt Nam. Tính năng cảnh báo giới hạn tốc độ trên Google Maps Bản đồ Google Maps bắt đầu triển khai tính năng thông báo điểm bắn tốc độ trên đường, áp dụng cho cả...