Cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo qua internet
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan (Bộ Công thương), trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với doanh nghiệp Hà Lan nhưng chịu rủi ro do gặp phải donh nghiệp giả mạo, lừa đảo,…
Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo yêu cầu của một số doanh nghiệp Việt Nam, Thương vụ đã điều tra tính xác thực và tồn tại của một số doanh nghiệp Hà Lan và một số vụ việc doanh nghiệp việt nam sau khi ký hợp đồng, thanh toán trước 10-30% thậm chí có trường hợp trả trước 100% tiền hàng nhưng không nhân được hàng giao như đã thỏa thuận, hoặc mất liên lạc…
Qua đó cho thấy một số kẻ lừa đảo đã mạo danh những công ty có đăng ký hoạt động hợp pháp ở Hà Lan để lập các trang web giả mạo hoặc là doanh nghiệp được thành lập với đăng ký kinh doanh nhưng ngành nghề không đúng hoặc đúng như với với những thương vụ đang giao dịch với phía Việt Nam nhưng khi liên hệ theo số điện thoại đăng trên trang web thì không có người nhấc máy hoặc máy để chế độ tự động trả lời. Điểm chung của những công ty này thường là công ty 1 thành viên.
Video đang HOT
Đến khi Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan liên hệ theo số máy đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng thương mại Hà Lan thì chủ nhân thật sự của công ty thường nói không có quan hệ hoặc liên lạc làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam. Những công ty này chủ yếu chào bán hàng thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị cũ; hoặc nhập khẩu thủy hải sản,… là những mặt hàng có giá trị cao.
Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên internet, hoặc từ trang thương mại điện tử Alibaba mà chưa có giao dịch làm ăn với nhau.
Trước khi tiến hành các cam kết làm ăn với doanh nghiệp này, các công ty Việt Nam nên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan để nhờ tìm hiểu về sự tồn tại và tính hợp pháp của đối tác Hà Lan cũng như rủi ro có thể xảy ra.
Theo Báo Mới
Vietcombank Lào - dấu ấn vươn tầm khu vực
Năm 2018 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với 55 năm dựng xây, phát triển và cống hiến.
Quầy giao dịch tiếp khách hàng của Vietcombank Lào chiều 9.10.2018 ẢNH: M.Y
Nhưng không chỉ có thế, năm 2018 còn chứng kiến dấu ấn vươn tầm khu vực của Vietcombank: lần đầu tiên trong lịch sử phát triển mạng lưới, Vietcombank thành lập ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài và Lào - một quốc gia đang vươn mình phát triển với vị trí chiến lược trên trục đường chính trong hành lang kinh tế Đông - Tây và Nam - Bắc chính là thị trường đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á mà Vietcombank lựa chọn cho lần thâm nhập thị trường nước ngoài mang tính cột mốc này.
Những viên gạch đầu tiên
Nhìn lại chặng đường 55 năm của Vietcombank, từ những ngày đầu thành lập, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Mang trong mình khát vọng hội nhập lớn, Vietcombank đã đặt những viên gạch đầu tiên ở các thị trường tài chính quan trọng trên thế giới với việc thành lập Văn phòng đại diện tại Paris, Moscow, Singapore và Công ty tài chính VINAFICO tại Hồng Kông.
Với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, Vietcombank tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại nước ngoài, đặc biệt tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó việc thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào có thể coi là bước chuyển mình ý nghĩa của Vietcombank trong năm 2018. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển mạng lưới, Vietcombank lựa chọn hình thức thành lập ngân hàng 100% vốn, thay vì những lựa chọn phát triển dưới hình thức văn phòng đại diện hay công ty tài chính ở các thị trường nước ngoài như trước đó. Song song với đó, việc Vietcombank lựa chọn Lào là thị trường hoạt động tiếp theo có thể coi là bước đi chiến lược quan trọng trong việc phát triển hiện diện kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á.
Tiềm năng phát triển của Vietcombank Lào
Việt Nam là quốc gia thuộc top đầu các nước có hoạt động đầu tư tại Lào và Lào cũng là nước mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Số dự án và vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào gia tăng hằng năm. Điển hình là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn như: dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của PV Oil và Petrolimex; dự án mạng viễn thông tại Lào của Tập đoàn Viettel (84 triệu USD)...
Hiện nay có 5 ngân hàng TMCP tại Việt Nam có hiện diện là chi nhánh và ngân hàng con hoạt động tại Lào gồm VietinBank Lào, SHB Lào, Sacombank Lào, Lào Việt Bank và MB Lào. Là ngân hàng thành lập sau nhưng với cơ sở khách hàng phù hợp với thế mạnh của Vietcombank, Vietcombank Lào sở hữu những lợi thế riêng khi phát triển kinh doanh tại thị trường quốc gia Đông Nam Á này. Cơ cấu các dự án đầu tư tại Lào được trải đều trên một số ngành chính như năng lượng, khai khoáng, dầu khí - xăng dầu và công nghiệp chế biến - chế tạo, xây dựng... cũng là các ngành mà Vietcombank có lợi thế và truyền thống trong cung cấp sản phẩm - dịch vụ tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Mạnh Thắng - Phó tổng giám đốc Vietcombank kiêm Chủ tịch Vietcombank Lào cho biết: "Về cơ bản, Vietcombank Lào được thừa hưởng uy tín và thương hiệu Vietcombank với nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại; sản phẩm dịch vụ đa dạng; hệ thống quản lý rủi ro, giám sát hoạt động chặt chẽ. Nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, dự kiến Vietcombank Lào sẽ tập trung khai thác và phục vụ các đối tượng khách hàng có mối quan hệ vững chắc với ngân hàng mẹ tại Việt Nam. Đồng thời, không ngừng nghiên cứu đổi mới sản phẩm dịch vụ đảm bảo thích ứng và phù hợp với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tại Lào".
Theo thanhnien.vn
Sẽ có 10 tỷ USD vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam? Việt Nam đang được ví như là điểm "tránh bão" tại các thị trường mới nổi. Nếu thị trường chứng khoán Việt lọt "rổ" Morgan Stanley Capital International" (MSCI), ước tính sẽ có khoảng 10 tỷ USD vốn ngoại được đổ vào. Các quỹ ngoại khi so sánh với chỉ số MSCI, họ phải mua vào cổ phiếu Việt Nam để không bị...