Cảnh báo đi xe máy về quê lúc mưa bão
Bất chấp trời mưa lớn, những ngày qua, lượng người đi xe máy về quê lưu thông qua các tỉnh miền Trung vẫn rất đông.
Đáng lo nhất khi người dân lưu thông qua những đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập lụt…
Đoàn người mắc kẹt trong dòng lũ
Lúc 0 giờ 30 ngày 8.10, một đoàn khoảng 200 xe máy với 400 người đi từ các tỉnh phía nam về quê tránh dịch. Khi đến Km 68, trên tuyến QL14B (thuộc TT.Thạnh Mỹ, H.Nam Giang, Quảng Nam) thì cũng là lúc nước lũ tràn ra đường, khiến nhiều ô tô, xe máy bị mắc kẹt giữa dòng nước.
Gian nan về quê, hàng trăm người gặp lũ lúc nửa đêm ở Quảng Nam
Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội CSGT số 2 (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam), cho biết sau khi đoàn xe mắc kẹt, CSGT cùng tình nguyện viên đã tích cực hỗ trợ từng phương tiện vượt qua dòng lũ, tất cả đều an toàn và tiếp tục hành trình, đến chốt kiểm soát thuộc địa phận TP.Đà Nẵng lúc hơn 1 giờ sáng cùng ngày. “Do mưa lớn kéo dài, nước đổ về nhanh, cống thoát không kịp nên lũ tràn lên đường. Mưa lớn tiếp tục làm gián đoạn giao thông một số vị trí, sáng nay đơn vị đã phối hợp với đơn vị thi công khắc phục và cho lưu thông trở lại sau khi đã đảm bảo an toàn”, trung tá Sơn nói.
Theo trung tá Sơn, trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại các khúc cua nguy hiểm đã có biển cảnh báo. Tuy nhiên với thời tiết mưa gió lớn, với quãng đường dài và taluy dương lại cao, dốc thì rất hay xảy ra sạt lở đất đá xuống đường, cùng với nước thoát không kịp sẽ tràn ra đường gây nguy hiểm cho bà con nhân dân khi qua lại.
Covid-19 sáng 9.10: Cả nước 831.643 ca nhiễm, 759.482 ca khỏi | Thí điểm mở lại đường bay nội địa
Sạt lở, nguy hiểm rình rập
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý đường bộ 3 (Tổng cục Đường bộ VN), khuyến cáo với thời tiết mưa to, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến QL14B. Đây là hai tuyến đường người dân đi xe máy từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê tránh dịch khá đông.
“Nếu phát hiện tình trạng có nguy cơ mất an toàn trên hai tuyến đường này thì chúng tôi yêu cầu thông báo ngay các chốt kiểm soát dịch các tuyến Đắk Lắk – Đắk Nông và Gia Lai – Kon Tum, đề nghị các chốt thông tin cho người dân biết chọn đường khác đi, nhằm đảm bảo an toàn trong hành trình về quê”, ông Bình nói.
Thực tế tại Quảng Nam trong những ngày qua, PV đã ghi nhận nhiều câu chuyện buồn của những người phải dừng cuộc hành trình hồi hương của mình khi đã đi được gần nửa chặng đường, vì không may gặp nạn và vĩnh viễn ra đi. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra ngày 5.10 tại Km 1407 300 đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo khiến 2 mẹ con quê Thanh Hóa tử vong; sau đó, chiều 8.10, hai người đàn ông quê Nghệ An điều khiển xe máy về quê vì mưa lớn, đường trơn cộng với mệt mỏi đã đâm vào xe tải bên đường khiến 1 người tử vong tại chỗ.
Éo le cảnh về quê tránh dịch, nhưng dưới quê cũng 'dính' Covid-19
Tưởng chừng sẽ có cuộc sống an yên khi trở về quê để tránh dịch Covid-19, nhiều người trẻ phải tiếp tục chống dịch tại quê nhà.
Tưởng an toàn khi về quê tránh dịch, nhưng nhiều người trẻ không ngờ tại quê mình cũng có dịch Covid-19. Ảnh NVCC
Ng. L. T., 20 tuổi, SV Trường ĐH Luật TP.HCM, đối mặt với tình thế về quê tránh dịch nhưng dưới quê cũng bị "dính" dịch Covid-19.
Vừa cách ly 14 ngày, giờ giãn cách xã hội
T. kể lại vào ngày 23.5, nhà trường thông báo học trực tuyến nên T. đã khăn gói về quê ở H.Thạnh Hóa, tỉnh Long An để tránh dịch. Sau khi về đến nhà, thì dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM và UBND tỉnh Long An yêu cầu người về từ TP.HCM từ ngày 20.5 phải khai báo y tế. Do đó, nam sinh viên không chỉ không thể quay lại TP.HCM đi làm thêm và phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
Hết thời gian cách ly tại gia, T. học trực tuyến hằng ngày và dành thời gian đi nhiều hơn để đi chụp cảnh vật thiên nhiên tại quê mình. Tuy nhiên, sau khi ghi nhận các ca mắc Covid-19, tỉnh Long An đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 cho toàn H.Thạnh Hóa.
"Rời xa thành phố (vùng dịch) mà dịch bệnh cũng tìm đến. Điều tôi lo sợ nhất là sức khỏe của mẹ em, vì mẹ có tiền sử bệnh thận nên đề kháng yếu hơn người bình thường. Ở quê, nhiều gia đình còn khó khăn khi dịch bệnh đến, sẽ thêm nhiều nỗi lo cơm áo gạo tiền hơn", T. tâm sự.
T. lo lắng cho người dân vùng quê minh vì công việc họ còn rất khó khăn
Gia đình T. hạn chế ra ngoài, chỉ ra khi thật sự cần thiết và bản thân T. luôn giữ cho mình có một sức khỏe tốt và lạc quan, tích cực chia sẻ thông tin về dịch bệnh từ các trang chính thống của huyện nhà cho nhiều người biết hơn.
Người trẻ hy vọng miền quê sẽ yên ắng như mọi khi. ẢNH:NVCC
Tương tự, chị L.T.Q N., 29 tuổi, ngụ tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đối mặt tình trạng quê nhà có ca nhiễm Covid-19, trùng thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội.
"Công ty ở TP.HCM bị phong toả vào giữa tháng 6 nên tôi được nghỉ làm và quyết định về quê tránh dịch. Tôi về quê trước khi TP. HCM áp dụng Chỉ thị 16 nên đã khai báo y tế, chủ động cách ly 14 ngày tại nhà. Sau khi hết thời gian tự cách ly thì xã tôi lại có ca bệnh và bị phong tỏa thêm 14 ngày", chị N. nói.
Nhiều xã ở H.Ba Tri Bị áp dụng chỉ thị 16. ẢNH: NVCC
Nhiều người trẻ không đi đâu được dù về quê tránh dịch. ẢNH: NVCC
Được biết, ngoài xã Bảo Thạnh, 4 xã khác tại H.Ba Tri đã cách ly theo Chỉ thị 16 khi huyện này ghi nhận hơn 10 ca nhiễm Covid-19.
"Về quê trốn dịch, ai ngờ lại là vào tâm dịch. Tuy nhiên, ở bên gia đình chống dịch, tôi càng vững lòng hơn là xa nhà lo lắng không về được. Quê tôi có cây nhà, lá vườn, trồng gì ăn nấy, có nuôi gà nuôi vịt phía sau nên cũng đỡ việc đi chợ như trên thành thị", chị N. nói.
"Mắc kẹt" ở quê vì dịch Covid-19
Còn anh Ng. B.Th, 29 tuổi, ngụ Xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phải rơi vào hoàn cảnh éo le khi vừa không được đi đâu chơi tại quê mình, vừa không thể quay trở lại TP.HCM tiếp tục công tác giảng dạy.
Những tháng ngày rong ruổi của anh Th. ở quê phải dừng lại vì ca nhiễm Covid-19. ẢNH: NVCC
Anh Th. về quê hôm 12.5 khi trường dừng hoạt động vì dịch Covid-19. "Lúc mới về, tôi cảm thấy vui vẻ và nghĩ rằng sẽ có thời gian tận hưởng cuộc sống êm đềm ở quê nhà, sáng dắt bò đi ăn, chiều đi dạo biển, tối cà phê với bạn bè và chụp hình sống ảo. Tuy nhiên, khi nghe quê mình có ca nhiễm thì tôi thật sự rất hoang mang vì 3 đợt dịch trước không bùng phát như thế này", thầy giáo trẻ chia sẻ.
Tính đến hiện tại, tất cả các huyện, thị xã, thành phố ở Phú Yên đã có ca mắc Covid-19. Trong hững ngày qua, anh Th. luôn cố gắng trấn an tinh thần bố mẹ và cố gắng hạn chế ra ngoài.
"Tôi đã tiêu gần hết tiền dành dụm. Tuy về quê nhưng vẫn phải đóng tiền trọ ở TP.HCM để giữ phòng, nếu dịch kéo dài thì mọi thứ chắc tồi tệ hơn", anh Th. chia sẻ.
Dù vậy, anh Th. luôn cố tạo cho mình niềm vui những ngày chống dịch tại gia, bắt đầu học nấu ăn, làm các video trên Tiktok, chuyện trò cùng với ba mẹ nhiều hơn.
Anh Th. chăm chút từng bữa cơm cho gia đình. ẢNH: NVCC
"Thật sự là thời gian này vô cùng khó khăn nhưng cũng nhận lại được nhiều giá trị tinh thần, cái mà chưa chắc gì bình thường người ta có thể dám thể hiện cho nhau. Những ngày qua, tôi bất ngờ nhận được các cuộc gọi, hỏi thăm từ anh, chị đồng nghiệp xưa vì lúc đầu tưởng họ khó gần nhưng thấy mọi người quan tâm nên vui lắm. Anh em trong gia đình cũng quan tâm nhau nhiều hơn", anh Th. tâm sự về mùa dịch Covid-19.
Vì sao Thủ tướng yêu cầu người dân không ồ ạt về quê tránh dịch? Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc người dân ồ ạt về quê nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Với tình hình hiện nay, mục tiêu chống dịch cần được ưu tiên. Trong công điện ngày 31/7, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ...