Cảnh báo dễ nhiễm độc da, ung thư da nếu không bảo hộ, che chắn cho cơ thể
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều yếu tố gây độc cho da mà chúng ta không nghĩ tới như: khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất tồn tại trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày…
Tại BV Da liễu Trung ương thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh lý về da do nhiễm độc, trong đó có nhiễm độc từ nguồn nước sinh hoạt.
Da dễ bị nhiễm độc
TS.BS Vũ Nguyệt Minh – Phó trưởng khoa Tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết, da chiếm khối lượng rất lớn trên cơ thể và nó cũng là một cơ quan của cơ thể tương tự như tim, gan, thận…. Vì thế các cơ quan khác bị nhiễm độc thì da cũng bị nhiễm độc. Song quá trình nhiễm độc của da thường dễ và nhanh hơn các cơ quan khác do da bao phủ bên ngoài cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với môi trường, khi môi trường bên ngoài không đảm bảo thì da lại càng dễ bị nhiễm độc.
Theo TS. Minh, có 2 nguyên nhân chính khiến cho da bị nhiễm độc là tiếp xúc trực tiếp (như công nhân trong môi trường làm việc với các hóa chất độc hại như chì, than…). Có 4 chất độc cho cơ thể mà da rất dễ bị ngộ độc đó là: Arsen, cadmium, chì và thủy ngân. Trong đó, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hay gặp nhất là các bệnh nhân nhiễm độc từ nguồn nước sinh hoạt có chứa arsen.
Khảo sát nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội của các chuyên gia Việt Nam và Thụy Sỹ cho thấy: nồng độ arsen từ 0,1- 810 g/l, có 27% giếng có nồng độ arsenic vượt quá nồng độ an toàn 10 g/l do Tổ chức Y tế thế giới quy định.
Ngoài ra, công nhân làm nghề luyện kim, khai mỏ, sản xuất kính… hoặc uống thuốc điều trị hen phế quản cổ truyền có nguy cơ cao nhiễm arsen. Arsen lắng đọng tại tổ chức giàu keratin như móng, tóc và da, gây ra biểu hiện sừng dạng điểm dày trên bàn tay, chân, thậm chí là ung thư da.
Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường, khi môi trường bên ngoài không đảm bảo thì da lại càng dễ bị nhiễm độc. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân thứ 2 là do chế độ ăn uống, thuốc men… Thời gian gần đây, người ta nhắc nhiều tới vấn đề nhiễm độc chì trong thuốc. Đặc biệt là chì có trong các loại thuốc cam, thuốc tưa lưỡi gây ngộ độc hay gặp ở trẻ em. Chì còn có trong một số loại sơn, sản xuất ắc quy, thủy tinh, đồ tráng men… Oxit chì hấp thu dễ dàng qua da. Ngộ độc chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh trung ương và nhiều cơ quan khác.
Với nhiễm độc thủy ngân, theo BS. Nguyệt Minh thường là do ăn các loại cá sống ở tầng đáy của đại dương. Cá loại cá càng to thì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân càng lớn. Bên cạnh đó, trẻ em có thể vô tình tiếp xúc với thủy ngân khi ngậm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân bốc hơi dễ dàng ở nhiệt độ phòng có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương, phổi, viêm miệng, viêm ruột…
Một chất độc cho da được nhắc tới nhiều đó chính là khói thuốc lào, thuốc lá. Chất cadmium có trong thuốc lá do nhiễm từ nguồn đất cũng là một chất độc cho cơ thể, và tất nhiên nó cũng gây hại cho da.
Cách nào trị nhiễm độc cho da?
Video đang HOT
Hiện nay trên mạng xã hội và các spa, thẩm mỹ viện quảng cáo rất nhiều về phương pháp hút chì thải độc tố cho da với những lời quảng cáo “có cánh” để “làn da sạch không tì vết”, “hút chì thải độc điều trị mụn tốt nhất”… Tuy nhiên, Giám đốc BV Da liễu Trung ương Nguyễn Văn Thường khẳng định, hút chì, thải độc trên da mặt không có cơ sở khoa học.
“Thải chì chỉ là “chiêu trò” câu khách của các cơ sở làm đẹp hiện nay, không có chuyện chì được hút đen đầy mặt như các spa đang quảng cáo”. (Mời bạn đọc xem chi tiết tại đây).
Chăm sóc da từ khi còn trẻ sẽ giúp da đẹp và khỏe hơn.
Một biện pháp khác cũng hay được nhắc đến đó là detox thải độc cho da. Tuy nhiên theo BS. Nguyệt Minh, con người sinh sống trong môi trường chịu tác động rất lớn của tia UVA, UVB và các yếu tố ô nhiễm khác. Các ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là ánh sáng này làm da sinh ra các gốc tự do gây độc cho tế bào da và dẫn đến ung thư da, lão hóa da.
Khái niệm thải độc hiện nay hay nhắc đến là chống lại gốc tự do do chính cơ thể sinh ra. Các thực phẩm detox hiện nay chủ yếu là có các thành phần trung hòa gốc tự do như vitamin C, vitamin E, glutathione, acetyl cysteine,… giảm thiểu các chất này tác hại lên cơ thể.
Còn trong trường hợp nếu như bị nhiễm chất độc như arsen, chì, cadmium hay thủy ngân…. từ môi trường vào cơ thể thì cách phòng tránh tốt nhất là phát hiện yếu tố nguy cơ và tránh tiếp xúc. Trong trường hợp này nếu dùng detox vitamin E, vitamin C là không cao bằng việc cách ly với nguồn nhiễm.
Có thể dùng các loại vitamin hỗ trợ quá trình đào thải chất độc ví dụ: Vitamin E, kẽm có lợi trong quá trình đào thải Asen; vitamin C có lợi trong quá trình đào thải thủy ngân qua mồ hôi…
Để có được làn da đẹp, khỏe mạnh, PGS.TS Nguyễn Văn Thường khuyến cáo, chị em cần chú ý chăm sóc da ngay từ khi còn trẻ (khoảng 26 – 27 tuổi).
Đối với nam giới quá trình lão hoá chậm hơn nên việc chăm sóc da có thể bắt đầu khi 31 – 32 tuổi.
Việc chăm sóc da hàng ngày đơn giản nhất là uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc và bôi kem chống nắng từ 2 – 3 tiếng/lần, bôi trước khi đi ra ngoài đường 30 phút.
Đặc biệt, vào thời điểm mùa hè cần hạn chế ra ngoài trời nắng, nếu phải ra ngoài nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Dương Hải
Theo suckhoedoisong.vn
Tác dụng phụ ít người biết đến của quả sung, trong đó có cả nguy cơ gây ung thư
Sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm nào đó cũng sẽ gây phản tác dụng và quả sung không ngoại lệ.
Trong y học cổ truyền, quả sung thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp... Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó cũng sẽ gây phản tác dụng và quả sung không ngoại lệ.
Một số tác dụng phụ ít người biết đến của quả sung là:
Sung có rất nhiều chất dinh dưỡng hoàn toàn thân thiện đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.
Đầy bụng và đau dạ dày
Ăn quá nhiều quả sung có thể gây nặng bụng và đau dạ dày. Dù loại thực phẩm này có lợi cho người bị táo bón, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa vốn đang hoạt động bình thường. Để ngăn ngừa, Maggie Michalczyk, chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, khuyên mọi người nên uống nước lạnh sau khi ăn quả sung vì việc làm này sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Ngoài đau dạ dày, quả sung còn có khả năng làm bạn đầy hơi. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một khu vực nhỏ hoặc lớn bên trong dạ dày. Ở hầu hết các trường hợp, đầy hơi chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên chúng.
Nhạy cảm với ánh mặt trời
Seth Smith, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Florida cho biết, mặc dù quả sung rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da, nó cũng có thể gây hại vì làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tia nắng mặt trời. Do đó, tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời nếu bạn thường xuyên tiêu thụ quả sung là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ da.
Mặc dù quả sung rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da, loại thực phẩm này có thể gây hại.
Có hại cho gan và ruột
Quả sung có thể gây hại cho gan. Hạt của chúng sẽ làm tắc nghẽn đường ruột. Dù bạn hoàn toàn có thể bị nghiền nát khi ăn, hạt sung khá cứng và sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi sử dụng loại thực phẩm này.
Hấp thụ canxi
Quả sung có chứa oxalat, một hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó, tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ làm thiếu hụt canxi nghiêm trọng và có khả năng gây yếu xương, dẫn tới các bệnh liên quan tới xương khớp.
Xuất huyết
Sung có đặc tính nóng và dễ gây chảy máu nên tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến bạn xuất huyết võng mạc, trực tràng và chảy máu âm đạo nhẹ. Sung cũng có thể gây ra hội chứng Evans (bệnh tan máu tự miễn). Nếu bị chảy máu trực tràng và âm đạo, bạn nên ngừng ăn quả sung càng sớm càng tốt.
Giảm lượng đường huyết trong máu
Quả sung làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Điều này rất giúp ích cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại thực sự gây hại cho những ai bị hạ đường huyết. Do đó, nếu bạn đang bị hạ đường huyết, hãy tránh ăn quả sung.
Dị ứng
Dị ứng do quả sung gây ra sẽ dẫn tới một loại các triệu chứng khó chịu như viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có thể gây hen suyễn. Vì vậy, kiểm tra xem bản thân có dị ứng với sung hay không là việc làm vô cùng cần thiết trước khi tiêu thụ loại quả này.
Dị ứng do quả sung gây ra sẽ dẫn tới một loại các triệu chứng khó chịu như viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ.
Làm cho tình trạng bệnh về mật, thận... thêm nặng nề
Oxalate trong quả sung có thể gây hại cho những người đang mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật và thận. Theo Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm phó giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School, quả sung cũng gây hại cho lá lách, một bộ phận trong cơ thể chịu trách nhiệm sản sinh các tế bào bạch cầu.
Bạn có thể tránh hầu hết các tác dụng phụ này bằng cách kiểm soát khẩu phần tiêu thụ và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định ăn nhiều loại quả này.
(Nguồn: Stylecraze)
Theo Helino
Bộ ba hóa chất trong sơn móng tay gây hại sức khỏe Ban không nên lam dung sơn mong tay vi no chưa nhiêu hóa chất độc hại, anh hương tơi sưc khoe theo nhiêu cach khac nhau. Nhiêu hoa chât trong sơn mong tay không hê tôt cho sưc khoe. 1. Toluen Toluene là chât dung môi giup móng mịn màng và giữ được sắc tố lâu hơn sau khi sơn. Dung môi này...