Cảnh báo đại dịch tiếp theo có thể xảy ra trong 10 năm tới, nghiêm trọng hơn Covid-19
Cố vấn khoa học hàng đầu của tổng thống Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng y tế vì Covid-19 đã phơi bày những vấn đề nền tảng trong hệ thống y tế công cộng của Mỹ, vượt ra ngoài sự sẵn sàng chống đại dịch.
Quảng trường Thời đại tại New York trong đợt phong tỏa hồi tháng 3.2020. Ảnh REUTERS
Ông Eric Lander, Giám đốc Văn phòng Khoa học và Công nghệ (Mỹ) trong cuộc họp báo ngày 4.9 cho rằng Mỹ cần chuẩn bị tốt hơn trước mối đe dọa từ đại dịch kế tiếp Covid-19.
Sputnik dẫn lời ông lander nói rằng Mỹ cần gia tăng ngân sách y tế công cộng, tăng cường lực lượng y tế công cộng, dỡ bỏ những rào cả trong tiếp cận y tế, cải thiện hệ thống dữ liệu, xóa bất bình đẳng, cải thiện liên lạc và phối hợp giữa các cấp từ địa phương đến liên bang.
Nhà di truyền học này nhấn mạnh Mỹ cần những năng lực tốt hơn nhiều trước những mối đe dọa sinh học trong tương lai. Ông Lander dự báo đại dịch tiếp theo sẽ khác biệt lớn so với Covid-19 và chính quyền nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ cho tình huống đó.
“Có khả năng hợp lý rằng đại dịch nghiêm trọng tiếp theo có thể tồi tệ hơn Covid-19 sẽ sớm xảy ra, có thể trong 10 năm tới”, ông Lander cảnh báo.
Cảnh báo được đưa ra khi ông Lander công bố với các quan chức Nhà Trắng bản kế hoạch ngân sách chuẩn bị cho đại dịch. Bản kế hoạch gồm 5 mục chính, giải quyết các phần khác nhau trong hệ thống y tế công cộng. Để khởi động kế hoạch cần khoản ngân sách 15 – 20 tỉ USD ban đầu và tổng kinh phí có thể lên đến 65 tỉ USD cho 7 – 10 năm tiếp theo.
Làm thế nào để thảm họa đại dịch Covid-19 không lặp lại trong tương lai?
Ông Lander hối thúc quốc hội Mỹ phân bổ ngân sách này trong dự luật sắp tới, lưu ý rằng nếu đại dịch tương tự Covid-19 (ước tính gây thiệt hại cho Mỹ 16.000 tỉ USD) xảy ra mỗi 20 năm, tác động kinh tế hằng năm đối với Mỹ sẽ là 800 tỉ USD. Ngay cả khi đại dịch tiếp theo có nhẹ hơn thì thiệt hại hằng năm có thể trên 500 tỉ USD.
Biến thể Delta hiện chiếm gần như 100% số ca nhiễm mới tại Mỹ
Dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 17/8 cho thấy sự bùng nổ của biến thể Delta đối với làn sóng lây nhiễm hiện nay tại Mỹ.
Người dân trình chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi vào một nhà hàng ở New York, Mỹ ngày 17/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kỳ báo cáo chốt số liệu hôm 14/8, kết quả giải trình tự gien các mẫu thu thập và gửi về CDC trong giai đoạn từ 8-14/8 cho thấy 98,8% các ca nhiễm trong tuần này là do biến thể Delta gây ra. Mỹ đã có hơn 37 triệu ca nhiễm COVID-19. Tháng 8 cũng là tháng tồi tệ thứ 3 về dịch bệnh kể từ khi Mỹ lâm vào khủng hoảng y tế hồi năm 2021, chỉ kém hai tháng 1 và tháng 2 vừa qua.
Mỹ đã ghi nhận thêm 1.017 ca tử vong trong ngày 17/8. Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ trong tháng qua và hiện nay ở mức trung bình 769 ca/ngày, mức cao nhất kể từ trung tuần tháng 4. Lần cuối cùng nước Mỹ ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 1.000 ca/ngày là vào tháng 3 vừa qua.
Giống nhiều quốc gia khác, Mỹ đang vật lộn với số ca mắc mới tăng cao do biến thể Delta. Trước tình hình này, chính quyền Tổng thống Joe Biden có kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng dịch như yêu cầu người dân đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng đến giữa tháng 1/2022 và sớm triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ ba tăng cường cho toàn dân, bắt đầu từ giữa tháng 9 tới.
Ông Ebrahim Raisi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Iran Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi ngày 5/8 chính thức tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia điêu đứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ, cuộc khủng hoảng y tế vì đại dịch COVID-19 vẫn chưa được khắc phục và tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân vẫn đầy chông gai....