Cảnh báo chiêu trò chuyển khoản nhầm, ai nhẹ dạ thì dễ “bay sạch” tài khoản
Tình trạng lừa đảo “ chuyển khoản nhầm” vẫn đang diễn ra rầm rộ khiến nhiều người dùng sập bẫy.
Thời gian gần đây nổi lên hình thức lừa đảo rất tinh vi, đó là giả vờ “chuyển tiền nhầm” vào tài khoản ngân hàng. Thủ đoạn này không mới, tuy nhiên đã được nâng cấp thêm về mức độ tinh vi, đánh vào tâm lý cả tin hoặc thiếu hiểu biết về quy định pháp luật của nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo.
Với chiêu trò cũ, cố tình “chuyển tiền nhầm”
1. Tài khoản ngân hàng của Khách hàng (tạm gọi là Khách hàng X) nhận được số tiền, không rõ người gửi với nội dung chuyển khoản mập mờ “Cho X vay trong 40 ngày”.
2. Một tài khoản Zalo lạ, chủ động nói chuyện và cho biết Khách hàng X đã được một Công ty tài chính giải ngân số tiền trên.
3. Kẻ giả mạo yêu cầu Khách hàng X thanh toán số tiền “vay” kia kèm theo lãi suất cắt cổ.
Chiêu trò này đã được cảnh báo nhiều nên người dùng đã có sự đề phòng, còn bây giờ các đối tượng đang sử dụng chiêu thức thứ 2, nổi lên một cách tinh vi hơn.
Video đang HOT
Chiêu thức 2: Hỗ trợ “trả lại tiền nhầm”
1. Kẻ lừa đảo theo dõi mạng xã hội, tìm kiếm những trường hợp Khách hàng đăng bài trên Facebook/Zalo/… thông báo nhận được tiền do “chuyển nhầm” vào tài khoản, đang có nhu cầu trả lại tiền.
2. Giả danh nhân viên ngân hàng, kẻ lừa đảo liên hệ hỗ trợ, yêu cầu Khách hàng đăng nhập bằng username, password, mã OTP vào đường link giả mạo do đối tượng cung cấp (có giao diện giống với website của Ngân hàng).
3. Làm theo hướng dẫn, nạn nhân sẽ bị mất quyền sở hữu tài khoản.
Nếu như ở chiêu trò thứ nhất, nạn nhân có thể chỉ bị mất số tiền “chuyển nhầm” kia thì với chiêu trò thứ 2, nạn nhân sẽ bị mất quyền kiểm soát tài khoản và “bay sạch” số tiền sẵn có trong tài khoản.
Vì vậy, để tránh sập bẫy các trường hợp lừa đảo trên, người dùng cần cẩn trong 4 điều dưới đây.
1. LIÊN HỆ với Ngân hàng để xác minh khi có nghi ngờ lừa đảo, tuyệt đối KHÔNG sử dụng số tiền này vào việc chi tiêu cá nhân, KHÔNG chuyển hoàn vào một tài khoản khác khi chưa có kết quả xác minh, hướng dẫn của ngân hàng hoặc cơ quan chức năng khác.
2. KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập tài khoản, Mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào.
3. CẢNH GIÁC với các yêu cầu truy cập đường link website, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.
4. KHÔNG bấm vào đường link, tệp đính kèm đồng thời XÓA NGAY các tin nhắn, email lạ này khỏi điện thoại, máy tính. Chỉ thực hiện giao dịch tại các website uy tín, độ bảo mật cao.
Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng do lỗ hổng mới trong Linux Kernel
Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-0847 trong Linux Kernel cho phép đối tượng tấn công có thể ghi đè lên tệp trong hình ảnh container với tài khoản người dùng chỉ có quyền đọc (read-only), từ đó có thể thực hiện leo thang đặc quyền.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cảnh báo các cơ quan, tổ chức về lỗ hổng bảo mật mới trong Linux Kernel. Linux Kernel là thành phần cốt lõi trong hệ điều hành Linux đã được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam.
Theo Trung tâm NCSC, lỗ hổng bảo mật "CVE-2022-0847" mới đây đã được công bố với tên gọi là Dirty Pipe ảnh hưởng đến Linux Kernel phiên bản 5.8 trở lên.
Theo NCSC, hiện tại lỗ hổng "CVE-2022-0847" trong Linux Kernel đã có mã khai thác công bố rộng rãi trên Internet, trong khi đó chưa có biện pháp giảm thiểu nào cho lỗ hổng (Ảnh minh họa: nhanhoa.com)
Lỗ hổng "CVE-2022-0847" có điểm CVSS là 7.8 (cao) cho phép đối tượng tấn công có thể thực hiện ghi đè lên tệp trong hình ảnh container với tài khoản người dùng chỉ có quyền đọc (read-only) từ đó có thể thực hiện leo thang đặc quyền. Đối tượng tấn công có thể sửa đổi kết quả containers đang chạy trên một hình ảnh được chia sẻ hoặc đầu độc một hình ảnh trên máy chủ để containers mới nhận được các tệp đã bị sửa đổi.
Hiện tại, lỗ hổng "CVE-2022-0847" tồn tại trong Linux Kernel đã có mã khai thác công bố rộng rãi trên Internet, trong khi đó chưa có biện pháp giảm thiểu nào cho lỗ hổng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, các cơ quan, tổ chức cần cập nhật sớm bản vá.
Theo thống kê, tính từ đầu năm 2021 đến hết tháng 2/2022, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý hơn 12.300 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, gồm 8.022 cuộc tấn công cài mã độc (Malwave), 2.358 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) và 1.792 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface).
Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Phải làm gì khi bất ngờ nhận được tiền chuyển khoản "nhầm" - thủ đoạn lừa đảo mới vô cùng tinh vi? Rất nhiều người đã bị những kẻ lừa đảo chuyển khoản một số tiền lớn vào số tài khoản, sau đó tiến hành đòi nợ kèm theo lãi suất cắt cổ. Nếu gặp trường hợp này bạn nên làm gì? Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết...