Cảnh báo biến chứng viêm cơ tim ở trẻ hậu Covid-19
Trẻ đến khám hậu Covid-19 với biểu hiện tức ngực, mệt mỏi nhẹ, được chẩn đoán bị viêm cơ tim cấp sau khi làm xét nghiệm, siêu âm tim, điện tim.
Triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ thường nghèo nàn, mơ hồ.
Đây là trường hợp một bệnh nhi 6 tuổi ở, Yên Sơn, Tuyên Quang, đã âm tính với SARS-CoV-2. Gia đình đưa con đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) với các triệu chứng rất mờ nhạt tức ngực, mệt mỏi nhẹ, mọi sinh hoạt ăn, uống và chỉ số sinh tồn hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số troponin tăng bất thường. Trẻ được chỉ định làm điện tâm đồ và siêu âm tim để đánh giá chức năng và đo chỉ số Ef (chỉ số dùng để đánh giá khả năng bơm máu của tim). Kết quả cho thấy trẻ bị viêm cơ tim cấp nên ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ thường nghèo nàn (Ảnh minh họa: T. D).
Trước đó, bệnh viện cũng ghi nhận một số trẻ từ sơ sinh đến trên dưới 10 tuổi bị viêm cơ tim cấp khi đến khám do mắc Covid-19 hoặc đã âm tính. Trẻ thường đến với các triệu chứng nghèo nàn, mơ hồ như mệt, đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, đau tức ngực…
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên quá hoảng hốt và đi khám hậu Covid-19 đại trà vừa lãng phí, tốn kém và tăng khả năng lây nhiễm hoặc tái nhiễm. Tuy nhiên khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào liên quan đến sức khỏe, như mệt mỏi kéo dài, đau tức ngực, đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, khó thở, mạch nhanh, sốt… người dân nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn nhất là với trẻ em và người lớn tuổi.
Viêm cơ tim là tình trạng viêm các tế bào cơ tim và biến chứng nguy hiểm thường gặp là rối loạn nhịp thất, đợt suy tim cấp tính nặng thậm chí sốc tim gây tử vong. Nguyên nhân được thống kê chủ yếu là do virus – chiếm> 50% số ca bệnh. Ước tính khoảng 7% số ca mắc Covid-19 có rối loạn chức năng tim mạch là do viêm cơ tim.
Dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim hầu như là không đặc hiệu. Đa phần tình trạng đau tức nặng ngực trái xuất hiện sau đợt viêm long đường hô hấp trên (chảy mũi, đau họng, viêm mũi…), sốt, khó thở hoặc có thể biểu hiện cấp tính bởi tình trạng khó thở cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp nguy hiểm…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới hội chứng hậu Covid-19 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi bị bệnh nhẹ, ở những người trẻ tuổi, không có các yếu tố nguy cơ khác.
Theo CDC Hoa Kỳ, dữ liệu từ hơn 900 bệnh viện cho thấy Covid-19 là thủ phạm hàng đầu gây viêm cơ tim ở trẻ em
Video đang HOT
BS Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết theo nhiều nghiên cứu biến chứng viêm cơ tim có thể xuất hiện ở trẻ sau mắc Covid-19, tuy nhiên tần suất vô cùng ít, vài trường hợp trên vài nghìn ca bệnh. Ngoài ra, biểu hiện viêm cơ tim ở trẻ thường nhẹ, đau ngực một chút, biến đổi một chút trên điện tim. Trẻ chỉ cần uống một số thuốc có thể hết tình trạng này, rất ít trường hợp có triệu chứng phải nhập viện.
“Bản thân tôi đã khám cho một số trẻ tuy nhiên chưa có trường hợp nào nghiêm trọng đến mức phải nhập viện. Vì thế, cha mẹ cần cảnh giác nhưng không nên quá lo lắng”, BS Tiến nói.
Sau khi khỏi Covid-19, cha mẹ có thể cho con đi khám để bác sĩ đánh giá, nghe tim xem có gì bất thường, cần thiết có thể làm siêu âm tim, điện tim… Nhóm đối tượng cần chú ý là những trường hợp có bệnh tim bẩm sinh, bệnh nền từ trước…
4-12 tuần sau khi mắc Covid-19, cha mẹ có thể đưa con đến bệnh viện kiểm tra (Ảnh khám sức khỏe cho trẻ hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đức Giang: BVCC).
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hậu Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Khi cha mẹ thấy con có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, ho kéo dài, đau họng, khó thở, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực, sốt cao liên tục, môi lưỡi đỏ, phát ban ngoài da… hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc Covid-19 trẻ không có, cần cho bé đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp và chăm sóc hợp lý.
Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc Covid-19 cấp tính, cha mẹ nên cho con đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có).
Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu Covid-19, cha mẹ có thể đưa con tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.
Vì sao test nhanh nhiều lần âm tính, PCR lại dương tính?
Nhiều người đau họng dữ dội trong khi ở cùng với F0, nhưng các test nhanh nhiều lần cho kết quả âm tính.
Đó là một trải nghiệm khó hiểu mà nhiều người gặp phải khi biến thể Omicron tiếp tục lan rộng ở nhiều quốc gia, theo trang web tin tức của Mỹ BuzzFeed News.
Nhiều người đã tiêm chủng thắc mắc tại sao họ xét nghiệm PCR dương tính nhưng test nhanh luôn âm tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người đã tiêm chủng thắc mắc tại sao họ xét nghiệm PCR dương tính nhưng test nhanh âm tính. Theo tiến sĩ Emily Landon, Phó giáo sư tại Đại học Y Chicago (Mỹ), điều này có thể xảy ra là do những nguyên nhân sau:
Vì đã tiêm chủng
Vì làm test ngoài khung thời gian mà test nhanh có thể phát hiện được bệnh
Bị lỗi khi lấy mẫu
Ngoài ra, các triệu chứng cũng có thể không phải Covid-19 mà chỉ là cảm cúm.
Tại sao test nhanh dễ âm tính giả?
Sau đây là lý do tại sao test nhanh dễ âm tính giả khi nhiễm Covid-19, đặc biệt là trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
Test nhanh có kết quả dương tính khi lượng virus trong cơ thể đạt một ngưỡng nhất định, có nghĩa là các trường hợp nhiễm Covid-19 mà tải lượng virus chưa đạt ngưỡng, có thể test nhanh sẽ không phát hiện, theo BuzzFeed News.
Test nhanh chỉ phát hiện ra virus khi người bệnh đang ở mức độ lây lan cao nhất.
Có một khung thời gian tương đối ngắn để test nhanh chính xác
Lượng virus tăng theo hình như một ngọn núi, nó sẽ tăng mạnh lên đến đỉnh núi rồi bắt đầu giảm dần về 0, tiến sĩ Martin Blaser, Giáo sư tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson (Mỹ), giải thích.
"Tuy nhiên, khung thời gian để tải lượng virus đạt ngưỡng để test nhanh ra dương tính - là đoạn gần đỉnh núi - là tương đối ngắn, và một số người sẽ bỏ lỡ nó", tiến sĩ Landon nói và cho biết điều này có thể giải thích tại sao nhiều F0 test nhanh ra kết quả âm tính, theo BuzzFeed News
Khung thời gian này có thể là 3 ngày, 6 ngày, thậm chí 1 tuần hoặc hơn tùy từng người, vì tốc độ mỗi người đào thải virus mỗi khác.
Nếu có các triệu chứng của Covid-19 mà test nhanh âm tính, nên làm tiếp xét nghiệm PCR hoặc test nhanh lại vào 2 ngày sau, theo BuzzFeed News.
Khung thời gian để tải lượng virus đạt ngưỡng để test nhanh ra dương tính - là đoạn gần đỉnh núi - là tương đối ngắn, và một số người sẽ bỏ lỡ nó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu xét nghiệm PCR vẫn dương tính trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm Covid-19. Đó là điều bình thường và phổ biến.
Một trong những điều quan trọng nhất là test nhanh chỉ dương tính nếu có đủ lượng virus, mà không liên quan đến việc có triệu chứng hay không.
Triệu chứng là phản ứng của cơ thể chống lại Covid-19 và phản ứng này tùy thuộc vào việc cơ thể đã "quen mặt" với virus thông qua việc đã từng nhiễm bệnh hay tiêm chủng hay chưa.
Có thể mất vài ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện thì lượng virus sản sinh ra mới đủ để test nhanh ra dương tính.
Người đã tiêm chủng giờ đây sẽ có các triệu chứng sớm hơn và có tải lượng virus thấp hơn nhiều, vì cơ thể của họ đã biết cách tấn công virus. Vì vậy, việc người đã tiêm chủng dù đã có triệu chứng, vẫn phải mất vài ngày thì xét nghiệm mới dương tính - là điều khá phổ biến.
Tiến sĩ Landon cho biết người đã tiêm chủng, nếu nhiễm Covid-19, phải chờ ít nhất 3 ngày sau test nhanh mới có thể ra dương tính.
Ngoài ra, một số lỗi khi test nhanh cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của test, theo BuzzFeed News.
Kiệt sức khi vừa làm việc vừa chăm sóc cùng lúc 4 F0 Sau nửa tháng vừa chăm sóc 4 người thân trong gia đình bị mắc Covid-19 vừa làm việc online, chị Phương cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Đều đặn 7h mỗi ngày, chị Mai Phương (33 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu vào bếp chuẩn bị đồ ăn sáng. Bốn bát bún, sữa và thuốc được chia thành 2 mâm nhỏ,...