Cảnh báo an ninh nguồn nước của châu Âu đang bị đe dọa
Ô nhiễm, suy thoái môi trường sống, biến đổi khí hậu và việc khai thác quá mức các nguồn nước ngọt đang khiến hơn 60% lượng nước mặt của châu Âu ở tình trạng xấu.
Nguồn nước mặt là nguồn nước tồn tại trên bề mặt Trái Đất như ao, hồ, sông, suối….
Trong báo cáo được công bố ngày 15/10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã phân tích 120.000 vùng nước mặt và 3,8 triệu km2 khu vực nước ngầm tại 19 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy. Kết quả cho thấy chỉ có 37% các vùng nước mặt của châu Âu đạt tiêu chuẩn về chất lượng sinh thái, tức ở mức “tốt” hoặc “cao”. Đây là con số đáng lo ngại cho thấy tình trạng suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái sông, hồ và biển. Nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm không khí, như việc đốt than và khí thải từ ô tô, cũng như các hoạt động nông nghiệp, nơi chất thải đổ ra làm ô nhiễm đất.
Video đang HOT
Dữ liệu do các quốc gia thành viên EU báo cáo trong giai đoạn 2015-2021 cũng cho thấy chỉ có 29% các vùng nước mặt đạt tiêu chuẩn về chất lượng hóa học ở mức “tốt”, nghĩa là không bị ô nhiễm quá mức từ các chất dinh dưỡng hóa học và các chất độc hại như “hóa chất vĩnh cửu” PFAS và vi nhựa.
Nguồn nước ngầm của châu Âu – nguồn cung cấp nước chính cho lục địa này – có kết quả khả quan hơn, với 77% vùng nước ngầm đạt tiêu chuẩn hóa học ở mức “tốt”.
EEA cho biết các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm hạn hán và lũ lụt khắc nghiệt, và việc khai thác quá mức các nguồn nước ngọt đang gây sức ép lên các hồ, sông, vùng nước ven biển và nước ngầm của châu Âu ở mức “chưa từng có”. Cơ quan này khuyến cáo ngành nông nghiệp châu Âu cần tăng cường sử dụng các phương thức canh tác theo hướng hữu cơ và thúc đẩy nông nghiệp sinh thái bền vững, kết hợp với sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người dân. Các chính phủ cũng được khuyến nghị ưu tiên giảm lượng nước tiêu thụ và khôi phục hệ sinh thái, đặc biệt cần giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu từ nay đến năm 2030.
Tổng thống Pháp cảnh báo châu Âu nên chuẩn bị cho chiến tranh
Hôm qua (giờ VN), trả lời phỏng vấn trên Đài TF1 và France 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng châu Âu nên chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh nếu muốn hòa bình.
Nhà lãnh đạo Pháp gọi nước Nga là "đối thủ", phe sẽ không ngừng lại trong trường hợp đánh bại quân đội Ukraine. Ông Macron thúc giục châu Âu không nên "yếu đuối" mà hãy làm mọi điều có thể để ngăn chặn Moscow giành thắng lợi trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đức, Pháp, Ba Lan tìm cách dẹp bất hòa, liên minh giúp Ukraine có vũ khí tầm xa
"Nếu Nga chiến thắng, uy tín của châu Âu sẽ bị giảm xuống mức zero", ông Macron cảnh báo và cho rằng những gì diễn ra ở Ukraine "có vai trò sống còn đối với châu Âu và nước Pháp", đồng thời gọi những người tìm cách vận động để hạn chế viện trợ cho Ukraine là những kẻ "chọn lấy sự thất bại".
Tổng thống Macron cũng cho biết Paris có thể vận dụng mọi phương án cần thiết để ủng hộ Kyiv. Tuy nhiên, ông bác bỏ khả năng Pháp trở thành bên "tấn công" trong xung đột Ukraine.
Tổng thống Macron trả lời phỏng vấn trên truyền hình Pháp. Ảnh AFP
Trong thông điệp sau buổi phỏng vấn, ông Macron cho rằng trong trường hợp Nga giành chiến thắng ở Ukraine, Moscow nhiều khả năng sẽ có động thái đối với các nước láng giềng như Moldova, Romania và Ba Lan.
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tiếp Tổng thống Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tham gia hội nghị tại Berlin bàn về giải pháp cho Ukraine. Về nhận xét của nhà lãnh đạo Pháp đối với khả năng NATO đưa quân đến Ukraine, Giám đốc Sergei Naryshkin của Cơ quan Tình báo đối ngoại Liên bang Nga gọi đó là "giấc mơ điên rồ và bị hoang tưởng".
Lãnh đạo Airbus cảnh báo châu Âu chưa sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga Tổng giám đốc Airbus cho rằng châu Âu chưa sẵn sàng bước vào một cuộc chiến với Nga, thiếu chuẩn bị trước nguy cơ ông Donald Trump có thể rút Mỹ khỏi NATO, cũng như cần tăng cường chi tiêu cho trang thiết bị quốc phòng. Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Guardian được công bố ngày 11.3, Tổng giám đốc...