Cảnh báo 9 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ khỏi smartphone ngay lập tức
Nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cảnh báo, nếu smartphone của bạn có bất kỳ ứng dụng nào sau đây thì hãy xóa chúng ngay lập tức.
News18 đưa tin, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky mới đây vừa đưa ra cảnh báo về loạt ứng dụng độc hại trên Google Play Store ( CH Play) có khả năng gián điệp và “móc túi” của người dùng.
Theo chuyên gia bảo mật Tatyana Shishkova tại Kaspersky, loạt ứng dụng được phát hiện chứa mã độc Joker, đây là một loại Trojan horse (mã hoặc phần mềm độc hại) được ngụy trang dưới vỏ bọc của các phần mềm hợp pháp để tạo tin tưởng cho người dùng.
Mã độc Joker nổi tiếng với các chiêu trò gian lận thanh toán và khả năng gián điệp người dùng
Mã độc Joker được phát hiện lần đầu vào năm 2017, sau đó tần suất xuất hiện của mã độc này ngày càng gia tăng với hàng loạt các vụ phát tán thông qua ứng dụng Android được các chuyên gia phát hiện.
Những kẻ đứng đằng sau chiến dịch phát tán mã độc Joker thường dùng nhiều phương thức khác nhau: Từ mã hóa để ẩn chuỗi (string) khỏi các công cụ phân tích, cho đến tự viết các đánh giá giả để dụ người dùng.
Một trong những ứng dụng chứa mã độc Joker vừa được phát hiện gần đây
Video đang HOT
Những ứng dụng này thường được ngụy trang dưới vỏ bọc của các phần mềm hợp pháp để tạo tin tưởng cho người dùng
Chúng còn sử dụng một kỹ thuật được gọi là versioning, hiểu đơn giản là đưa phiên bản sạch (không độc hại) của ứng dụng lên Play Store để lấy được lòng tin người dùng. Sau khi đã đạt được một lượng người dùng nhất định, chúng lén chèn mã độc thông qua các bản cập nhật ứng dụng.
Mã độc Joker có thể truy cập vào tin nhắn, danh bạ và nhiều thông tin khác trên thiết bị. Bên cạnh đó, mã độc này còn âm thầm đăng ký các dịch vụ trả tiền hàng tháng ở các trang web hay ứng dụng nào đó. Nếu người dùng không để ý tài khoản của mình thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.
Ứng dụng này có hơn 1.000 lượt tải về trước khi bị gỡ bỏ khỏi Google Play Store
Theo chuyên gia bảo mật Tatyana Shishkova, những ứng dụng được phát hiện có chứa mã độc Joker bao gồm:
- Smart TV remote (hơn 1.000 lượt tải về)
- Halloween Coloring (hơn 1 lượt tải về)
- Now QRcode Scan (hơn 10.000 lượt tải về)
- EmojiOne Keyboard (hơn 50.000 lượt tải về)
- Battery Charging Animations Battery Wallpaper (hơn 1.000 lượt tải về)
- Dazzling Keyboard (hơn 10 lượt tải về)
- Volume Booster Louder Sound Equalizer (hơn 100 lượt tải về)
- Super Hero-Effect (hơn 5.000 lượt tải về)
- Classic Emoji Keyboard (hơn 5.000 lượt tải về)
Chuyên gia bảo mật của Kaspersky cảnh báo, người dùng Android cần kiểm tra ngay smartphone của mình xem có xuất hiện những phần mềm độc hại này hay không.
Mặc dù những ứng dụng này đã bị xóa khỏi kho ứng dụng của Google Play Store, tuy nhiên, đã có một lượng lớn người dùng vô tình tải về và cài đặt chúng từ trước đó. Trong trường hợp thiết bị của bạn có những ứng dụng này, hãy gỡ chúng khỏi điện thoại ngay lập tức.
Xóa ngay 7 ứng dụng này nếu không muốn mất tiền
Tatyana Shishkova, một chuyên gia tại công ty bảo mật Kaspersky vừa phát hiện hàng loạt ứng dụng bị nhiễm mã độc Joker xuất hiện trên cửa hàng Google Play.
Mã độc Joker là một loại trojan, có khả năng đánh cắp dữ liệu cá nhân từ điện thoại Android của bạn. Nó có thể xâm nhập vào điện thoại và tự động đăng ký hàng loạt dịch vụ tính phí đắt đỏ. Những dịch vụ này sẽ âm thầm trừ tiền trong tài khoản của người dùng.
Chuyên gia đã phát hiện có 7 ứng dụng chứa mã độc Joker. Hiện tại, những ứng dụng này đã bị xóa khỏi cửa hàng Google Play nhưng đã có một lượng lớn người dùng vô tình tải xuống chúng từ trước.
Ứng dụng chứa mã độc Joker ngang nhiên xuất hiện trên cửa hàng Google Play
Vì vậy, bạn hãy kiểm tra ngay chiếc smartphone Android của mình xem có xuất hiện những phần mềm độc hại này hay không. 7 ứng dụng có chứa mã độc Joker bao gồm:
- Now QRcode Scan (hơn 10.000 lượt cài đặt)
- EmojiOne Keyboard (hơn 50.000 lượt cài đặt)
- Battery Charging Animations Battery Wallpaper (hơn 1.000 lượt cài đặt)
- Dazzling Keyboard (hơn 10 lượt cài đặt)
- Volume Booster Louder Sound Equalizer (hơn 100 lượt cài đặt)
- Super Hero-Effect (hơn 5.000 lượt cài đặt)
- Classic Emoji Keyboard (hơn 5.000 lượt cài đặt)
Thời gian gần đây, các công ty bảo mật đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng, phần mềm độc hại trên nền tảng Android. Trước đó, công ty phần mềm an ninh mạng Avast cũng đưa ra cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo có tên UltimaSMS .
Chiến dịch này bao gồm 151 ứng dụng lừa đảo, tấn công vào các smartphone Android. Những ứng dụng này đã ngụy trang thành các phần mềm như trình chỉnh sửa ảnh, bộ lọc máy ảnh, trò chơi hoặc công cụ quét mã QR. Những ứng dụng này sẽ tự động đăng ký các dịch vụ SMS với chi phí đắt đỏ.
10,5 triệu smartphone toàn cầu bị dính phần mềm độc hại: Người dùng cần gỡ gấp những ứng dụng này! Smartphone của hàng triệu người dùng từ hơn 80 quốc gia đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Nếu bạn đã lỡ cài đặt một trong số những ứng dụng này, hãy tiến hành gỡ bỏ chúng khỏi thiết bị của mình ngay lập tức. Mới đây, công ty an ninh mạng Avast đã cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo ảnh...