Cảnh báo 9 tác dụng phụ thực sự nguy hiểm của dưa chuột
Dưa chuột là loại rau được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.
Do đó, để sử dụng dưa chuột hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.
1. Dưa chuột có chứa độc tố
Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa chuột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa chuột ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.
Dưa chuột cũng có chứa độc tố, vì vậy chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Ảnh minh họa: internet
2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể
Hạt dưa chuột có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
3. Dư thừa vitamin C
Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa sớm…
4. Gây hại cho thận
Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Video đang HOT
Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa chuột có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
5. Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
6. Đầy hơi và phù
Chất cucurbitacin trong dưa chuột rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa chuột vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.
7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa chuột trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa chuột.
Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa chuột nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.
8. Có thể gây viêm xoang
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa chuột.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
9. Đối với phụ nữ đang mang thai
Mặc dù việc tiêu thụ dưa chuột trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
- Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Trí Thức Trẻ
Cảnh báo: Mật ong để lâu năm sinh chất độc hại thận
Dưới đây là chuyện kể về một trường hợp dùng mật ong để lâu năm chữa bệnh, kết quả lành bệnh này nhưng suýt bị bệnh khác...
Nghe tin ông bạn "thuở thiếu thời" của tôi, là giáo viên nghỉ hưu, nay đã gần 80 tuổi, bị ho kéo dài hơn 2 tháng, chữa nhiều nơi không khỏi; được một cụ lang 85 tuổi biếu thuốc ho gia truyền, ông chỉ dùng thuốc 10 ngày đã khỏi bệnh, tôi đến thăm và tìm hiểu nội tình ra sao. Nghe giọng ông nói sang sảng, không ai có thể tin được ông là bệnh nhân ho lâu ngày, mới khỏi được nửa tháng.
Hết ho nhờ dùng thuốc có mật ong
Ông kể: "Sau tết Nguyên đán Quý Tỵ thì tôi bị ho, ho nhiều về ban đêm, tôi đã dùng hết 15 lọ Bổ phế 100ml mà không khỏi. Đi bệnh viện khám, bác sĩ bảo là viêm phế quản, cho vào viện điều trị, tiêm kháng sinh... 15 ngày, ho vẫn hoàn ho. Về nhà, mời bác sĩ đến điều trị, dùng tiếp thuốc 15 ngày nữa mà chỉ đỡ được 2 ngày rồi lại ho đến "nổ cổ ra". Tình cờ có anh học trò cũ đến thăm, kể truyện ông bố đẻ có nghề Đông y chữa ho rất giỏi, anh ta hẹn sẽ đưa bố đến chữa cho thầy.
"Hai hôm sau, anh học trò chở bố đến thăm tôi, cụ kể truyện nhà có nghề Đông y gia truyền đã nhiều đời, năm ngoái cả hai ông bà đều bị ho, cụ đã dùng mật ong được phân phối từ thời bao cấp để dành đã 23 năm, phối hợp với 10 vị nữa như: xuyên bối mẫu, bách bộ, mạch môn, cát cánh, tỳ bà diệp... và đặc biệt là trần bì (vỏ quýt của nhà phơi khô để dành đã được 4 năm) được con dâu là dược sĩ chiết xuất bằng cồn 70, rồi chiết lại bằng nước, để chế thuốc này. Vì là thuốc để dùng trong nhà nên không cho chất bảo quản, chỉ đóng chai rồi bảo quản trong tủ lạnh. Nay biếu ông 1 chai (1.000ml), mỗi ngày uống thuốc 3 lần: sáng 7 giờ, trưa 14 giờ, tối 22 giờ; mỗi lần 30ml. Dùng thuốc liên tục chỉ 5 ngày là đỡ, 10 ngày sẽ khỏi, không phải kiêng khem gì, nếu có cam, quýt bưởi ăn thêm ngày 2 lần thì tốt.
"Tôi dùng thuốc của cụ cho đến ngày thứ 4 đã giảm ho, ngày thứ 6 chỉ còn húng hắng ho, ngày thứ 10 thì êm ru cho đến bây giờ, chỗ thuốc còn lại trong chai tôi quên không để trong tủ lạnh, nên mấy hôm sau thấy có bọt và mùi chua nên đổ đi".
Tiếp lời ông, tôi nói: "Nghe ông kể chuyện, tôi đặc biệt lưu ý đến " mật ong được phân phối từ thời bao cấp" tính đến khi chế thuốc đã được 23 năm. Ngày xưa người ta cho rằng mật ong để càng lâu càng tốt, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy mật ong trong kim tự tháp Ai Cập đã mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn vàng đẹp và thơm. Từ khi ta xuất khẩu mật ong sang châu Âu và Hoa Kỳ, theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu quy định hàm lượng HMF là 10-15mg/K. Các nhà xuất khẩu VN mới biết trong mật ong có chất Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF) là một chất độc, do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30C, nhiệt độ cao trên 60C thì tốc độ sinh HMF càng lớn ( mật ong mới thu hoạch HMF= 1 - 5mg/Kg; sau 100 - 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30 - 35C , HMF đã tăng lên 200 - 300mg/Kg. Nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ dưới 20C ngay sau khi thu hoạch, thì HMF không tăng thêm).
"Người ta mới thử độ độc hại của HMF trên động vật thí nghiệm thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư. Chưa thử trên người. Còn ở Việt Nam, ngay đến tiêu chuẩn quốc gia là Dược điển VN VI 2009 cũng không có chỉ tiêu HMF, huống hồ là các cụ lương y chưa biết là phải.
"Nếu tính lượng HMF trong mật ong của cụ đã bảo quản 23 năm (với thời tiết nóng ẩm của Hà Nội, trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30C= 1.840 ngày) sẽ là 2.760 - 3.680mg/kg.
"Người dùng thuốc có chứa mật ong nói trên có 3 người, ông là người dùng cuối cùng, đến nay vẫn chưa có hiện tượng xấu đến sức khỏe biểu hiện ra ngoài. Vậy ta hãy kiểm tra các chỉ số huyết học về gan và thận của ông sẽ rõ".
Nhưng suýt bị suy thận
Ông nói: "Từ sau khi ra viện đến nay, bác sĩ cho tôi xét nghiệm máu 1 lần, tôi vẫn giữ đầy đủ phiếu ghi kết quả, cái trùng hợp của xét nghiệm này là sau 10 ngày dùng thuốc ho của cụ. Ta sẽ đem ra đối chiếu xem HMF có ảnh hưởng đến gan thận ra sao".
Kết quả chúng tôi đã kiểm tra như sau: xem sổ y bạ ghi khi ra viện ngày 15/3/2013: gan (GOT=25, GPT=16); thận (creatinin= 107,2 umol/l) bình thường. Phiếu kết quả xét nghiệm máu ngày 16/5/2013: gan (GOT=30, GPT=26) bình thường; thận: (creatinin: 120,6 umol/l) cao hơn bình thường một chút.
Tôi đưa ra nhận xét: như vậy là thuốc chứa mật ong để lâu năm có ảnh hưởng đến thận. Ông thôi dùng thuốc được 16 ngày, nay nên làm xét nghiệm máu, xem có còn ảnh hưởng đến gan thận ra sao?
Ông nhất trí rồi cùng tôi đi xét nghiệm máu ở Phòng khám bệnh đa khoa của các bác sĩ nghỉ hưu ở ngay đầu phố. Chỉ sau hơn 1 giờ đã biết kết quả: gan (GOT=25. GPT=17) bình thường; thận: (creatinin 136,4 umol/l); bác sĩ ghi kết luận: suy thận độ 1.
Xem kết quả này ông tái mặt, lặng người đi vài phút, khi bình tĩnh lại ông hỏi tôi: "Bây giờ phải cứu chữa thế nào? Ông anh họ tôi 10 năm trước cũng bị suy thận, sau phải chạy thận nhân tạo hết nhiều tiền của, mà cuối cùng vẫn chết".
Tôi nói: "Bác sĩ ghi mạnh tay thôi. Suy thận có 3 mức: 1, 2, 3. Suy thận độ 1 có mức thanh thải creatinin 150 - 300umol/l . Cách cứu chữa bây giờ là: tăng cường thải độc bằng cách uống đủ 2 - 2,5lít nước/ngày; không dùng các loại thuốc hại thận như: Tetracyclin, Ibuprofen, Indomethacin, Metformin, Clofibrat... dùng thuốc bổ thận Đông y đến khi chỉ số creatinin đạt mức trung bình là được.
Tốt nhất là ông đến thầy lang bắt mạch để biết là dùng bổ thận âm hay bổ thận dương thì hợp với tạng của ông. Tập luyện dưỡng sinh cần lưu ý : giảm thời lượng đi bộ hàng ngày còn 15 phút, đi chậm, không gắng sức. Duy trì tập nâng cao khí lực sau ngủ dậy sáng, bỏ động tác trồng cây chuối".
Được lời như cởi tấm lòng, ông thở phào nhẹ nhõm và nói: "Sáng mai tôi sẽ đến nhà cụ lang có kinh nghiệm chữa bệnh về thận ở đầu phố để cụ bắt mạch rồi mua thuốc hoàn bổ thận về uống".
Hai tháng sau ông đến nhà tôi chơi và đem theo kết quả xét nghiệm máu cho tôi xem (creatinin đã về mức 106,5umol/l).
Tôi mừng cho ông được tai qua nạn khỏi và viết bài này để thông báo cho bạn đọc biết: chớ dùng mật ong để lâu năm, sẽ sinh chất độc hại thận.
Theo Trí Thức Trẻ
Vị đắng cho ngày hè thêm mát Trong ngũ vị của ẩm thực (chua, cay, mặn, ngọt, đắng), đắng là vị... khó gần nhất. Nếu như mặn ngọt là vị nêm nếm cơ bản, chua cay giúp kích thích vị giác, thì đắng thường khiến người ta phải nhăn mặt. Nhưng khác với sự cảm nhận bên ngoài, những thực phẩm có vị đắng lại rất tốt cho cơ thể,...