Cảnh báo 14 bệnh từ động vật lây nhiễm sang người
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện rất quan tâm đến các bệnh từ động vật có thể lây nhiễm sang người. gây nên những tác hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng.
WHO đã cảnh báo tất cả các quốc gia trên thế giới cần lưu ý đến vấn đề này để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và giải pháp cụ thể, nhằm chủ động khống chế dịch bệnh từ động vật lây nhiễm sang người.
Thực tế, các bệnh từ những loại động vật đã và đang tồn tại ở khắp mọi nơi, chúng có thể có nguy cơ lây truyền sang người làm cho con người bị nhiễm bệnh. Ngoài trách nhiệm của ngành y tế, các ngành chức năng khác có liên quan cần phối hợp để giải quyết vấn đề này có hiệu quả, nhằm góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
14 căn bệnh sau đây đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo:
Bệnh AIDS (Acquired immune deficiency syndrome): Bệnh này do con người bị lây nhiễm vi rút HIV (Human immunodeficiency virus) từ những giống khỉ dạng người hay khỉ giả nhân cư trú tại Trung Phi và nhiều khả năng nhất là từ tinh tinh hay vượn truyền sang người. Hiện nay có tới gần hàng chục triệu người đã chết vì bệnh AIDS.
HIV từ khỉ truyền sang người
Bệnh SARS (Severe acute respiratory syndrome): Đây là hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng mầm bệnh xuất phát từ một loài chồn hương. Dịch bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc do loại vi rút coronavirus gây nên vào đầu năm 2003 và đã làm cho hàng ngàn người nhiễm bệnh, trong đó có hơn 800 người bị thiệt mạng trên thế giới.
Riêng 299 người tử vong là người dân ở Hồng Kông. Vào cuối năm 2019, bệnh COVID-19 trước đó gọi là nCoV (Novel coronavirus) có nghĩa chủng loại mới của coronavirus. Đây cũng là một hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do loại coronavirus thứ hai, viết tắt là SARS-CoV-2, xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc rồi lây lan nhanh chóng rộng ra nhiều nước khác trên thế giới.
Thành một đại dịch với khả năng nghi ngờ có thể bệnh nhân đầu tiên phát hiện là người có tiếp xúc với động vật, ăn uống các thực phẩm từ động vật hoang dã mang mầm bệnh vi rút, khả năng là từ một loài dơi; nhưng vấn đề này đang còn được tiếp tục nghiên cứu xác định
Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Bệnh do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền bệnh. Những vụ dịch đầu tiên của căn bệnh này xuất hiện trong khoảng những năm 50 của thế kỷ trước tại Thái Lan và Philippines. Sau đó, vào những năm 70 của thế kỷ trước, có 9 quốc gia bị dịch bệnh sốt xuất huyết hoành hành. Hiện nay, theo thống kê ghi nhận có khoảng 100 quốc gia trên thế giới đã xuất hiện những trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt Ebola: Các nhà khoa học cho rằng, con người bị mắc bệnh sốt Ebola từ những giống khỉ dạng người thường gọi là khỉ dã nhân. Tác nhân gây bệnh có thể được lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua máu và các chất thải của bệnh nhân. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, tại Sudan đã phát hiện được dịch sốt Ebola, gây tử vong chiếm tỷ lệ tới 90% tổng số các trường hợp người bị nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Bệnh sốt vàng: Người bị nhiễm vi rút gây bệnh sốt vàng có nguồn gốc từ những con khỉ dạng người hay khỉ dã nhân cư trú tại Trung Phi, trên thực tế có nhiều khả năng hơn cả là từ con tinh tinh hoặc con vượn người. Trung gian truyền mầm bệnh vi rút là loài muỗi. Những trường hợp đầu tiên mắc bệnh sốt vàng đã được ghi nhận từ 400 năm trước. Vắc xin phòng bệnh sốt vàng đã được phát minh, sản xuất ra để sử dụng khoảng 60 năm trước.
Bệnh sốt Tây sông Nile: Người bị nhiễm mầm bệnh này từ một loài chim qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Đây là một trong những dịch bệnh sốt nguy hiểm làm cho nhiều người bị mắc bệnh và tử vong. Các trường hợp nhiễm căn bệnh này được phát hiện không chỉ ở châu Phi mà còn ở cả châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Bệnh sốt rét: Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng sốt rét được lây truyền từ người bệnh sang người lành sau khi bị loài muỗi Anopheles mang mầm bệnh ký sinh trùng chích đốt máu và lây nhiễm. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị mắc bệnh sốt rét, trong đó có hơn 1 triệu người bị tử vong vì căn bệnh này.
Bệnh Laima: Người bị nhiễm vi rút gây nên căn bệnh này có nguồn gốc từ loài hươu và chuột. Triệu chứng nhiễm bệnh giống như bệnh cúm thông thường, nhưng diễn biến bệnh nặng hơn rất nhiều, có thể dẫn tới viêm khớp. Tên bệnh dựa theo tên thành phố Laima ở Mỹ, nơi lần đầu tiên phát hiện ra căn bệnh này.
Bệnh đậu mùa: Người bị lây căn bệnh này do nhiễm mầm bệnh từ loài lạc đà. Bệnh đậu mùa đã được phát hiện, biết tới từ 3000 năm nay, suốt một thời gian dài được xem là nguyên nhân chính làm cho trẻ em bị tử vong. Trong số bệnh nhân bị mắc bệnh đậu mùa có không ít những nhân vật lịch sử nổi tiếng như vị vua Nga Piotr đại đế hay vua Pháp Louis XV. Theo đánh giá của các nhà sử học, vào cuối thế kỷ XIX, mỗi năm có khoảng gần 50 triệu người mắc bệnh đậu mùa. Tỷ lệ người chết vì bị bệnh đậu mùa chiếm tới 30% tổng số người nhiễm bệnh. Trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa gần đây nhất được ghi nhận vào năm 1977.
Bệnh đậu mùa khỉ: Người bị lây nhiễm căn bệnh này có mầm bệnh từ chuột vàng. Những trường hợp bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 5/ 2005 ở Mỹ. Căn bệnh này có tiến triển giống như bệnh đậu mùa thông thường cho tới khi gây nên trường hợp tử vong.
Bệnh dịch hạch: Người bị nhiễm bệnh dịch hạch thường từ chuột và một số loại thú gặm nhấm khác. Tác nhân gây bệnh là mầm bệnh có ở loại bọ chét ký sinh được truyền qua vết bọ chét đốt máu. Đợt dịch hạch lớn đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào thế kỷ thứ VI tại Vizantia, trong 50 năm đã có gần 100 triệu người chết vì dịch hạch. Thế kỷ XIV, dịch hạch đã làm chết một phần ba dân số châu Á và một nửa dân số châu Âu.
Vào thế kỷ XIX lại xảy ra đợt dịch hạch toàn cầu lớn thứ ba, làm cho cư dân của 100 hải cảng trên thế giới đã bị mắc căn bệnh này. Năm 1999, dịch hạch lại bùng phát ở 14 quốc gia, chủ yếu là tại châu Phi. Gần 2,6 triệu người bị mắc dịch hạch và 212 người trong số đó đã chết.
Bệnh bò điên: Người bị lây nhiễm căn bệnh này từ thịt bò. Trên thế giới đã có một số trường hợp tử vong ở đối tượng những người ăn thịt bò bị nhiễm tác nhân gây bệnh, bệnh làm thương tổn nặng hệ thần kinh trung ương. Thỉnh thoảng ghi nhận được thông tin những người tử vong vì bệnh bò điên ở các nước khác nhau. Thiệt hại do căn bệnh này gây ra cho nền kinh tế châu Âu ước tính từ 60 tới 120 triệu USD.
Bệnh viêm não: Tác nhân gây bệnh viêm não được truyền sang cho con người từ loài chuột và những loài gặm nhấm khác. Các trung gian truyền bệnh này là loài muỗi và ve. Mỗi năm trên thế giới có khoảng từ 100 tới 200 nghìn người bị mắc bệnh viêm não, trong số đó có khoảng 10 – 15 ngàn bệnh nhân tử vong.
Bệnh cúm A (H5N1): Đây là bệnh cúm gia cầm, một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút H5N1 mà thông thường chỉ gây bệnh cho gia cầm bao gồm cả các loài chim. Tuy nhiên, vi rút cúm gia cầm cũng có thể lây truyền bệnh sang cho người, thậm chí gây tử vong.
Vi rút H5N1 là một loại vi rút cúm gia cầm, gần đây đã lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. ầu năm 2004, những trường hợp nhiễm cúm A (H5N1) ở người đầu tiên đã được phát hiện tại Việt Nam và Thái Lan. ến năm 2005, những trường hợp bệnh cúm này ở người cũng được ghi nhận tại Campuchia, Indonesia và Trung Quốc.
Tháng 1 năm 2006, các trường hợp mắc bệnh và tử vong đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã được báo cáo. Tại Việt Nam vụ dịch cúm gia cầm đầu tiên đã xuất hiện ngày 06/12/2006 và kéo dài tại một số địa phương cho tới nay. Hiện nay, vi rút cúm gia cầm lan truyền rộng khắp các quốc gia trên thế giới và ít có khả năng loại vi rút này sẽ bị loại trừ trong những năm tới. Khi nào loại vi rút cúm gia cầm còn dai dẳng trong quần thể gia cầm thì vẫn còn gây ra những hiểm họa cho loài người.
Ghi nhận từ thực tiễn cho thấy, 14 bệnh từ động vật có thể lây nhiễm sang cho con người đã được WHO cảnh báo đối với các quốc gia trên toàn cầu. Việc chủ động phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào thái độ quyết liệt và các giải pháp cụ thể của từng quốc gia. Do đó, cần phải có sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe đã được cảnh báo.
4 dịch bệnh gây chết người trong lịch sử "đi vào quên lãng" nhờ có vaccine
Việc tiêm chủng rộng rãi đã giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ nhiều căn bệnh nguy hiểm và gây tử vong tại Mỹ. Tuy nhiên, do vaccine phòng bệnh mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các mối đe dọa, rất khó để đánh giá mức độ quan trọng của dịch bệnh đó đối với sức khỏe cộng đồng.
"Chúng tôi rất khó để kiểm chứng rủi ro của dịch bệnh. Bởi vậy, khi chúng tôi không thấy nhiều người tử vong do dịch bệnh đó, chúng tôi nghĩ rằng đó không phải là một vấn đề lớn", nhà dịch tễ học René Najera cho biết.
Dưới đây là 4 căn bệnh đã "đi vào quên lãng" hoặc bị đánh giá thấp nhờ vào hiệu quả của vaccine trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng.
1. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là căn bệnh duy nhất ở người đã bị loại trừ trên toàn cầu nhờ có vaccine. Vaccine ngừa bệnh đậu mùa do bác sĩ người Anh Edward Jenner phát triển vào năm 1796 và cũng là loại vaccine đầu tiên được biết tới. Ông Jenner đã tiến hành một thí nghiệm trên một trong những bệnh nhân của mình, khi chiết lấy dịch từ các vết đậu bò (một dạng nhẹ hơn của bệnh đậu mùa) của một cô gái chăn bò rồi cấy vào cánh tay của một cậu bé 8 tuổi.
Sau đó, Jenner cho bé trai phơi nhiễm với mầm bệnh đậu mùa và cậu bé không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của căn bệnh chết người này. Bác sĩ Jenner nhận ra rằng, ông đã phát hiện ra một phương pháp để ngăn chặn căn bệnh này.
Bác sĩ Edward Jenner tiến hành thí nghiệm trên bệnh nhân James Phipps vào năm 1796. Ảnh: Getty Images
Theo History, đậu mùa là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử, với tỷ lệ tử vong là 30% số người mắc bệnh. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của một số lượng lớn người bản địa ở Bắc và Nam Mỹ sau khi người định cư châu Âu mang bệnh đậu mùa và các bệnh mới đến các lục địa khác. Sau khi ông Jenner phát triển vaccine phòng đậu mùa, Tây Ban Nha bắt đầu sử dụng loại vaccine này để tiêm chủng cho người dân trên toàn quốc và sau đó Anh cũng thực hiện điều tương tự. Vào những năm 1850, Massachusetts trở thành tiểu bang đầu tiên tại Mỹ bắt buộc tiêm phòng bệnh đậu mùa.
"Vào giữa những năm 1900, ngay sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia trên toàn thế giới quyết định, tại sao chúng ta không loại bỏ bệnh đậu mùa? Vì vậy các nước đã thực hiện một nỗ lực chưa từng có từ trước đến nay. Nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã xóa sổ bệnh đậu mùa vào năm 1979", Najera nói.
2. Bệnh dại
Bệnh dại đã xuất hiện rất nhiều trong điện ảnh và văn học Mỹ, trong đó có bộ phim Old Yeller, tiểu thuyết To Kill a Mockingbird và Their Eyes Were Watching God. Người bị nhiễm virus dại có những thay đổi hành vi và biểu hiện lâm sàng khi virus bắt đầu xâm nhập não bộ. Tuy nhiên, căn bệnh gây chết người này không còn là mối đe dọa lớn tại Mỹ khi vaccine phòng dại được phát triển.
Một người đàn ông đứng cạnh tấm biển cảnh báo về bệnh dại ở Chicago, bang Illinois năm 1954. Ảnh: Getty Images
Phần lớn các loại vaccine đã giúp cứu sống con người, nhưng đối với bệnh dại, vaccine không được sử dụng trên người mà được sử dụng trên các động vật có thể mang mầm bệnh và lây nhiễm sang người khi chúng cắn. Các chương trình phòng chống bệnh dại của các tiểu bang tại Mỹ có hướng dẫn về việc tiêm phòng cho vật nuôi và động vật hoang dã cũng như theo dõi các động vật có thể mắc bệnh dại. Bất kỳ người nào bị động vật cắn, kể cả là động vật đã được tiêm phòng, đều phải đến bác sĩ hoặc bệnh viện để tiêm vaccine phòng dại.
Mặc dù bệnh bệnh dại vẫn là mối đe dọa ở một số nơi trên thế giới, nhưng nhiều quốc gia đã có các chương trình tiêm chủng và theo dõi. "Châu Mỹ Latin đã có một trong những chương trình chống bệnh dại tốt nhất trên thế giới. Tôi bị chó dại cắn khi mới 6 tuổi ở Mexico. Con chó đã được bắt lại và chết vài ngày sau đó vì bệnh dại. Vì vậy, nếu tôi không tiêm vaccine thì có lẽ tôi đã chết", Najera cho biết.
3. Bại liệt
Bại liệt từng là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất ở Mỹ đối với trẻ em. Một người nhiễm virus bại liệt có thể bị tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng từng mắc căn bệnh này. Tình trạng tê liệt có thể khiến cơ thể con người không thể tự hô hấp, đó là lý do tại sao nhiều người bị bại liệt phải sử dụng máy thở áp lực hay còn gọi là "lá phổi sắt". Vào cuối những năm 1940, bệnh bại liệt đã làm chết hơn 35.000 người Mỹ mỗi năm. Số ca mắc bệnh ở Mỹ lên đến mức kỷ lục vào năm 1952 với 57.879 ca bệnh và 3.145 ca tử vong.
Trong cuộc thử nghiệm vaccine phòng bại liệt của nhà nghiên cứu y khoa Jonas Salk năm 1954, các bậc phụ huynh đã đổ xô đăng ký cho con mình được tiêm vaccine. Kết quả là có 623.972 trẻ em được tiêm vaccine hoặc giả dược. Các thử nghiệm cho thấy, loại vaccine này có khả năng ngăn ngừa bệnh bại liệt với hiệu quả từ 80-90%. Bằng việc tiếp tục tiêm phòng cho trẻ em, không có ca bệnh bại liệt nào bắt nguồn từ Mỹ kể từ năm 1979. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa được loại trừ và vẫn là một mối đe dọa sức khỏe ở Afghanistan và Pakistan.
4. Dịch cúm
Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, có nhiều cuộc tranh cãi về việc liệu căn bệnh truyền nhiễm này có nghiêm trọng hay giống như bệnh cúm hay không, tức là không phải là một mối đe dọa. Tuy nhiên, cúm vẫn là một căn bệnh gây chết người từng gây ra các đại dịch trước đây và cũng có khả năng gây ra các đại dịch trong tương lai. Nhà dịch tễ học Najera đưa ra dự đoán rằng, đại dịch cúm tiếp theo sẽ xảy ra, chỉ là sớm hay muộn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính, dịch cúm đã khiến 12.000-61.000 người tử vong mỗi năm ở Mỹ từ năm 2010-2020 và cướp đi sinh mạng của 291.000-646.000 người mỗi năm trên toàn cầu.
Đợt bùng phát dịch cúm có số người tử vong cao kỷ lục là vào năm 1918 và năm 1919. Đại dịch cúm khi đó đã làm chết khoảng 675.000 người ở Mỹ và khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Theo History, căn bệnh này đã lây nhiễm cho 1/3 dân số hoặc khoảng 500 triệu người trên thế giới./.
Tiết lộ "kẻ thù" lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ Russia Beyond (RBTH) cho biết, Stalin mắc nhiều bệnh trong suốt cuộc đời, tình trạng của ông càng trở nên trầm trọng hơn do lịch trình làm việc khắc nghiệt và căng thẳng liên tục. "[Ông ấy có] lối sống ít vận động, không tham gia vào các hoạt động thể thao, thể chất nào. [Ông ấy] hút tẩu, uống rượu. Trong nửa...