Canh bạc mới không ngờ của Masayoshi Son: TikTok!
Âm thầm đàm phán mua TikTok Ấn Độ nhưng bất thành, Masayoshi Son bất ngờ có 1 ghế trong hội đồng quản trị TikTok Mỹ.
Nguồn tin của tờ Fox Business cho hay TikTok có thể sắp bổ sung tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son – ông chủ tập đoàn Softbank vào hội đồng quản trị nếu thương vụ với Oracle thành công.
4 trong 5 thành viên hội đồng quản trị còn lại “sẽ là người Mỹ”, theo tiết lộ bởi một giám đốc điều hành Oracle trên trang Fox Business vào ngày 23/9.
Tiềm năng liên quan giữa ứng dụng chia sẻ video TikTok tới nhà đầu tư Huyền thoại Nhật Bản xảy ra sau những diễn biến mới nhất về quá trình đàm phán tương lai của mảng hoạt động tại Mỹ của TikTok với Oracle.
Trước đó, chính quyền ông Trump đã nói rằng nhà sở hữu ứng dụng Trung Quốc có thể đe dọa tới an ninh quốc gia của Mỹ bởi họ có nghĩa vụ phải trao những thông tin cá nhân nhạy cảm của Mỹ cho chính quyền Bắc Kinh. Kết quả là ông Trump đã gia hạn cho công ty mẹ TikTok buộc phải bán hoạt động tại Mỹ cho 1 tập đoàn Mỹ nếu không muốn ngừng hoạt động kinh doanh.
Những người mua ban đầu gồm cả Microsoft tuy nhiên thông báo mới nhất cho thấy, Oracle mới là tập đoàn chiến thắng trong thương vụ mua lại TikTok Mỹ. Tuy nhiên, thương vụ không diễn ra theo hình thức bán đứt. Thông tin rò rỉ ban đầu cho thấy hoạt động tại Mỹ của TikTok sau thương vụ với Oracle vẫn gồm nhà sáng lập ByteDance – công ty mẹ của TikTok là Zhang Yiming trong hội đồng quản trị. CEO Walmart Doug McMillon sẽ trở thành giám đốc. Phần còn lại của hội đồng quản trị sẽ gồm những nhà đầu tư hiện tại vào ByteDance như General Atlantic và Sequoia Capital.
Riêng về phần Softbank, nguồn tin cho hay tập đoàn này từng thăm dò việc mua tài sản ở Ấn Độ của TikTok vào tháng trước. Sau khi những thỏa thuận diễn ra, nhà đầu tư Nhật Bản đã trở nên năng nổ hơn trong nhóm thảo luận mua tài sản TikTok ở Mỹ.
Video đang HOT
Tập đoàn Nhật Bản hiện sở hữu một lượng nhỏ cổ phần công ty mẹ TikTok ở Trung Quốc. Softbank cũng dẫn đầu nhóm những quỹ đầu tư đầu tư 3 tỷ USD vào ByteDance vào năm 2018.
Đại diện Softbank, ByteDance và cả Oracle đều chưa phản hồi về thông tin kể trên.
Softbank có lịch sử đầu tư vào các công ty công nghệ Mỹ gồm cả Amazon, Tesla, Netflix và Alphabet. Tổng cộng họ đã rót 3,9 tỷ USD đều đầu tư vào những công ty này.
Son hiện là một trong những người giàu nhất Nhật Bản và quỹ Vision Fund trị giá 100 tỷ USD của ông cần phải chứng minh hoạt động có hiệu quả sau những lùm xùm với thương vụ tại WeWork khiến công ty thiệt hại nặng nề. Tháng 11 năm ngoái, Softbank báo cáo thua lỗ 6,5 tỷ USD.
Hiện chưa rõ liệu Softbank có đang đàm phán để mua lại cổ phần mới tại chi nhánh ở Mỹ của TikTok hay là chuyển đầu tư hiện tại vào ByteDance.
Nguồn tin cho hay Oracle đang đàm phán mua 12,5% cổ phần TikTok Mỹ và Walmart mua 7,5% cổ phần. ByteDance vẫn kiểm soát 80% cổ phần chi nhánh ở Mỹ – sẽ trở thành TikTok Global và có trụ sở chính tại Texas một khi thương vụ thành công.
Bloomberg: CEO SoftBank Masayoshi Son thực sự có tầm nhìn xa hay chỉ là con bạc?
Cuối cùng đã có lời giải thích cho sự "biểu tình" rầm rộ của cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn: tỷ phú Nhật Bản Masa Son và sự khát khao của ông với quyền chọn.
Hóa ra, tập đoàn của Masayoshi Son, SoftBank Group có thể đứng đằng sau cú hích vào cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn của Mỹ trong những tuần gần đây. Thị trường trở nên sôi động và trên thực tế dường như đã quên đi cuộc khủng hoảng COVID-19 vẫn đang hiện hữu.
Financial Times gọi Masa Son là "cá voi Nasdaq" khi đề cập đến một giao dịch quyền chọn quái dị mà các nguồn tin của tờ báo này nói là do SoftBank thực hiện.
Wall Street Journal mô tả:
"Các nhà đầu tư đang theo dõi đà tăng chóng mặt, và sự sụt giảm hôm thứ Năm của cổ phiếu công nghệ khiến người ta xôn xao về một giao dịch duy nhất, một vụ đặt cược khổng lồ nhưng mờ ám vào Thung lũng Silicon, đủ lớn để kéo thị trường đi lên cùng nó.
Nhà đầu tư đằng sau giao dịch này, theo giới thạo tin là SoftBank, tập đoàn này đã mua quyền chọn gắn với khoảng 50 tỷ USD cỏ phiếu công nghệ".
Thời kỳ mà vốn hóa của Apple vượt 2.000 tỷ USD; Amazon thì tăng trong một tháng còn nhiều hơn so với cả năm ngoái; người sáng lập Tesla, Elon Musk vượt qua Warren Buffett trong bảng xếp hạng những người giàu có nhất thế giới.
Tất cả những gã khổng lồ công nghệ đều được hưởng lợi theo một cách nào đó từ những thay đổi xã hội do đại dịch mang lại. Nhu cầu gia tăng từ mua sắm trực tuyến, truyền hình trực tuyến, đến các giải pháp phần mềm làm việc tại nhà.
Giới phân tích đau đầu với việc giải thích chính xác lý do cổ phiếu tăng lên trong mùa hè. Trong khi các nhà quản lý đầu tư đứng trước câu hỏi: liệu nên trung thành với một danh mục đa dạng, nghiên cứu kỹ càng hay chạy theo mốt cổ phiếu nhất thời?
Thật bất thường khi việc mua quyền chọn cổ phiếu lại có thể tác động đến thị trường đến mức này, nhưng đó là lý thuyết phổ biến hiện nay. Công cụ phái sinh cổ phiếu đã trở thành công cụ yêu thích đối với các nhà đầu tư cá nhân vốn đã nhàm chán, những người không quản lý tiền chuyên nghiệp, những người ưa thích các nền tảng như Robinhood trong bối cảnh COVID-19.
Nhưng với Masa Son, có lẽ không phải lý do nhàm chán.
Giới đầu tư bàn tán đi bàn tán lại về việc CEO SoftBank, 63 tuổi, là một người có tầm nhìn xa thực sự hay là một con bạc.
Ông từng nói về kế hoạch 300 năm cho SoftBank, nhưng rõ ràng là ông cần tập trung cho hiện tại. Những khoản đầu tư thảm họa vào nhà mạng không dây của Mỹ Sprint Corp hay công ty cho thuê văn phòng WeWork làm ảnh hưởng đến danh tiếng của ông.
Sau khi nhận các khoản đầu tư vào WeWork và Uber Technologies, SoftBank thua lỗ kỷ lục. SoftBank nổi tiếng nhất với Quỹ tầm nhìn, cho biết trong tháng trước rằng họ sẽ không báo cáo thu nhập hoạt động nữa.
Cây viết của Bloomberg cho rằng đặt cược vào nhóm Big Tech mang nhiều rủi ro. Một số người đã so sánh hiệu suất vượt trội của nhóm cổ phiếu này với bong óng dot-com nổ ra cách đây 20 năm.
"Nếu có bong bóng tại các công ty công nghệ lớn, điều này có thể được cho là do lợi nhuận của họ và cách họ được phép xây dựng sức mạnh độc quyền, thay vì định giá. Bong bóng độc quyền thì khó nổ hơn, những công ty này nắm giữ hàng loạt dữ liệu có giá trị".
Tuy nhiên, bong bóng bắt đầu xẹp trong tuần này và tin tức về ảnh hưởng của Masa Son sẽ không giúp ích được gì. Điều duy nhất có thể thực sự kiềm chế Big Tech là một ban quản trị muốn như vậy.
TikTok tận dụng lỗi Android để thu thập dữ liệu Cuộc điều tra trong 22 tháng phát hiện TikTok dùng nhiều biện pháp công nghệ cao để thu thập dữ liệu và chuyển về cho công ty mẹ ByteDance. Tuần đầu tiên của tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ hoãn lệnh cấm TikTok tới ngày 15/9. Sau đó, ông Trump ban hành một sắc lệnh mới cấm mọi cá...