Càng thừa cân, bệnh càng nặng khi mắc Covid-19
Nhiều người trẻ thừa cân có triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm nCoV dù không có bệnh lý nền, nhu cầu thở máy của họ tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy béo phì được coi là một trong số những yếu tố dự báo mức độ trầm trọng của bệnh Covid-19. Phát hiện này gióng lên hồi chuông cảnh báo với người béo phì, và cho thấy bệnh nhân nhập viện có xu hướng trẻ hoá.
Dù người béo phì thường gặp các vấn đề về sức khoẻ khác, chuyên gia cho rằng thừa cân vẫn là nguyên nhân trực tiếp khiến Covid-19 chuyển biến xấu, bên cạnh tuổi già.
Đây đều là những nghiên cứu sơ bộ chưa được bình xét, nhưng nó tương đồng với nhận định của các bác sĩ. Họ thừa nhận cảm thấy bất ngờ khi có quá nhiều bệnh nhân béo phì nhiễm nCoV biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng dù không có bệnh nền.
Một bệnh nhân tại Trung tâm Bệnh viện Elmurst ở Queens, New York. Ảnh: AP
Lý do chưa rõ ràng, song có rất nhiều giả thiết xoay quanh hiện tượng này.
Một số bệnh nhân Covid-19 béo phì có thể đã bị tổn thương chức năng hô hấp trước khi nhiễm virus. Tình trạng thừa cân, vốn phổ biến ở nam giới, có thể gây chèn ép cơ hoành, phổi và dung tích lồng ngực. Béo phì cũng gây viêm mạn tính, viêm cấp và giải phóng cytokine tiền viêm nhiễm, dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng nhất khi mắc Covid-19.
Tình trạng giải phóng cytokine được ghi nhận ở “bệnh nhân 91″ ở Việt Nam, phi công người Anh. Người đàn ông chỉ mới 43 tuổi, mắc Covid-19 nặng với biểu hiện sốt cao và suy hô hấp dù còn trẻ và sức khoẻ rất tốt, không mắc bệnh nền.
Khoảng 80 triệu người Mỹ trưởng thành (42%) sống chung với bệnh béo phì, tỷ lệ cao hơn các nước khác như Trung Quốc và Italy. Hơn một nửa số ca tử vong ở Mỹ cho đến nay được ghi nhận tại New York và New Jersey. Song các phát hiện mới cho thấy Covid-19 có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến khu vực phía Nam và Trung Tây nước này, nơi bệnh béo phì phổ biến.
Video đang HOT
“Nếu đây là yếu tố làm gia tăng rủi ro ở người trẻ, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến phần còn lại của Mỹ. Chúng tôi nhận ra rằng ngày càng nhiều người trẻ tuổi nhập viện vì căn bệnh”, bác sĩ Roy Gulick, trưởng khoa truyền nhiễm Trường Y khoa Weill thuộc Đại học Cornell, nhận định.
Đánh giá dữ liệu từ 393 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Bệnh viện New York-Presbyterian/Trung tâm Y tế Đại học Cornell và Bệnh viện NewYork-Presbyterian Lower Manhattan, bác sĩ Gulick chỉ ra rằng béo phì dễ khiến triệu chứng chuyển nặng. Trong số những người trưởng thành dưới 54 tuổi, một nửa bị thừa cân.
Theo tiến sĩ Leora Horwitz, giám đốc Trung tâm Đổi nới và Nghiên cứu Chăm sóc Sức khoẻ tại Trung tâm Y tế Langone, Đại học New York, rủi ro từ tình trạng béo phì còn cao hơn các bệnh như huyết áp, tiểu đường, mạch vành, ung thư, thận hay thậm chí là bệnh phổi.
Tỷ lệ tử vong của người thừa cân khi mắc Covid-19 cao hơn, tiến sĩ Horwitz cho biết. Song bà cũng cảnh báo đây chỉ là phát hiện sơ bộ, các dữ liệu không đầy đủ và báo cáo cũng chưa được bình xét.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm Y tế Langone, Đại học New York, tập trung vào các bệnh nhân dưới 60 tuổi, chỉ ra rằng nhiều người béo phì nhiễm nCoV khi nhập viện cần chăm sóc đặc biệt. Hiện tượng này không phổ biến ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Rủi ro của người béo phì mắc Covid-19 thậm chí cao hơn tiểu đường và huyết áp. Ảnh: Bloomberg
Nghiên cứu về mối tương quan giữa chứng thừa cân và diễn tiến của Covid-19 cũng được tiến hành ở nhiều quốc gia khác.
Hầu hết báo cáo ban đầu ở Trung Quốc đều xếp cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2 vào nhóm rủi ro cao khi nhiễm nCoV. Song trong tháng này, báo cáo của các nhà khoa học Thâm Quyến, đăng trên tạp chí y khoa Lancet, cho thấy người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nhiều nguy cơ phát triển triệu chứng hô hấp hơn.
Nghiên cứu khác ở Pháp cũng phát hiện gần một nửa trong số 124 bệnh nhân Covid-19 ở thành phố Lille bị béo phì. Nhu cầu thở máy của họ tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể.
“Không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn nhận béo phì như một căn bệnh, một số người coi đó là lối sống. Nhưng đến giờ cần phải thừa nhận, nó là một căn bệnh”, tiến sĩ Leo Seoane, phó chủ tịch Hệ thống Bệnh viện Ochsner Health, Mỹ nhận định.
Mối liên hệ giữa béo phì và các bệnh mạn tính không phải điều quá mới mẻ. Trong dịch cúm lợn H1N1 năm 2009, các nhà khoa học chỉ ra rằng người thừa cân cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Nghiên cứu khác cho thấy lượng miễn dịch sản sinh trong cơ thể họ sau khi tiêm vaccine ít hơn hẳn những người khác.
Điều trị cho bệnh nhân béo phì cũng phức tạp bởi cần có các thiết bị y tế chuyên dụng. Bác sĩ còn gặp khó khăn khi đặt nội khí quản và tháo máy thở. Nhiều người cho biết họ không ngạc nhiên khi thấy bệnh tình của người già trở nặng, song tỷ lệ người trẻ mắc Covid-19 tăng lên khiến họ chịu áp lực nặng nề.
Thục Linh
Giảm mỡ dưới da
Mỡ dưới da là lớp mỡ tích tụ dưới da, khác với mỡ nội tạng vốn tích tụ sau cơ bụng và bao quanh các cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Thừa mỡ dưới da tuy không nguy hiểm cho sức khỏe bằng thừa mỡ nội tạng, song đây là dấu hiệu đáng tin cậy giúp cảnh báo rằng cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ nội tạng, cần có biện pháp ngăn chặn.
Nguyên nhân gây tích tụ mỡ dưới da
Bác sĩ Jeffrey E. Wonoprabowo tại Đại học Y tế Loma Linda (Mỹ) cho biết, tích mỡ dưới da là cách để cơ thể chúng ta dự trữ năng lượng nhằm đảm bảo các cơ quan quan trọng vẫn hoạt động trong trường hợp không có sẵn thức ăn. Cơ chế đằng sau đó là "cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các hợp chất có thể được dùng làm nhiên liệu hoạt động.
Khi nguồn năng lượng này dôi dư, chúng được chuyển đổi thành triglyceride và được tích trữ dưới dạng mỡ. Do đó, nếu bạn có một chế độ ăn thiếu hợp lý hoặc ít vận động thì rất dễ tích nhiều mỡ dưới da, bởi vì lượng calorie được tiêu thụ nhiều hơn lượng calorie được đốt cháy.
Kết hợp bài tập sức mạnh và cardio giúp giảm mỡ dưới da hiệu quả.
Khi nào chúng ta biết mỡ dưới da là quá nhiều?
Một trong những cách phổ biến nhất để xác định mỡ cơ thể là dùng thước kẹp để đo độ dày của lớp da mà bạn dùng tay kéo ra ở bụng. Sau đó, bạn có thể đối chiếu với bảng quy chiếu của Hội đồng Thể thao Mỹ (được dựa trên số đo thước kẹp tại nếp gấp da ở vùng đùi, ngực và cơ bụng), để ước tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của mình. Ví dụ, tỷ lệ mỡ cơ thể trong phạm vi chấp nhận được ở nữ giới là 25-31% và ở nam giới là 18-24%, còn vượt trên mức này được coi là béo phì.
Song, chuyên gia Wonoprabowo cho biết bất lợi của cách đo này là nó có thể cho kết quả chênh lệch tới 10% hoặc hơn so với những phương pháp đo mỡ cơ thể chính xác hơn - chẳng hạn như cách đo vòng eo và tỷ lệ vòng eo/hông hoặc thông qua xét nghiệm DXA (phương pháp sử dụng công nghệ X-quang để đánh giá kết cấu cơ thể).
Cách giảm mỡ dưới da an toàn
Tuy quá trình giảm mỡ dưới da với mỡ nội tạng ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng Wonoprabowo nhận định cách giảm cân tốt nhất là có một lối sống bền vững - trong đó kết hợp một chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập luyện, cũng như giải quyết bất kỳ rào cản sức khỏe và tâm lý nào đối với việc giảm cân. Ví dụ, nếu cho rằng bản thân bị rối loạn ăn uống, thì bạn nên giải quyết vấn đề đó trước khi cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Về vấn đề vận động giảm cân, phương pháp tốt nhất để giảm mỡ dưới da là kết hợp các bài tập rèn sức mạnh và các bài tập cardio, giúp làm tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng lưu thông máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người thừa cân/béo phì cần tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần - tức khoảng 21 phút/ngày, hoặc tập luyện cách ngày nếu thời gian vận động mỗi lần lâu hơn.
Dùng thước kẹp để xác định mỡ cơ thể. đo độ dày của lớp da
Còn về chế độ ăn, nên giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn vặt, tránh thêm đường và hạn chế dùng chất béo bão hòa. Việc bạn lựa chọn chế độ ăn kiêng nào để theo đuổi cũng không quan trọng bằng tính bền vững của chế độ ăn kiêng đó, hay nói cách khác là chế độ ăn đó phải có lợi cho sức khỏe và có thể áp dụng lâu dài để đạt được mục đích giảm cân.
Nhìn chung, thay đổi tích cực trong lối sống sẽ giúp bạn vừa giảm mỡ dưới da vừa giảm mỡ nội tạng. Theo một nghiên cứu qui mô lớn công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế, giảm mỡ nội tạng có liên quan đến giảm mỡ dưới da. Và điều quan trọng hơn là nỗ lực thay đổi để có được một cơ thể săn gọn cũng giúp giảm nhiều nguy cơ sức khỏe do thừa cân, như bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ và tử vong sớm.
AN NHIÊN
Uống nước đóng chai hết hạn sẽ bị gì? Nước đóng chai là loại nước uống phổ biến nhất, tuy nhiên ít ai để ý rằng chúng cũng có hạn dùng nhất định. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mỗi chai nước đều có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng. Vậy tại sao nước đóng chai lại có hạn sử dụng? Theo tờ Reader's Digest, cũng giống như các...