Căng thẳng vì vũ khí của Nga, Mỹ ngừng bàn giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/4 thông báo đã tạm dừng tất cả các hoạt động bàn giao và các công việc chung với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chương trình mua máy bay chiến đấu F-35 sau khi Ankara khăng khăng đòi thực hiện thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Ảnh minh họa.
Theo AFP, tuyên bố trên được Mỹ đưa ra sau vài tháng lên tiếng cảnh báo với Thổ Nhĩ Kỳ.
Giải thích về quyết định của Mỹ, người phát ngôn Lầu Năm Góc Charles E. Summers Jr. cho rằng hệ thống tên lửa S-400 của Nga mà Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn mua không tương thích với phần còn lại của chương trình máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của Mỹ.
“Cho tới khi Ankara từ bỏ việc bàn giao các tên lửa S-400 của Nga, Mỹ sẽ dừng việc cung cấp và các hoạt động liên quan tới đến việc nâng cao năng lực hoạt động của các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Charles E. Summers Jr. tuyên bố.
Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mua hệ thống S-400 thì khả năng nước này tiếp tục tham gia chương trình F-35 sẽ gặp rủi ro.
Ông Summers khẳng định Mỹ lấy làm tiếc trước tình trạng của hợp đồng mua máy bay F-35 nhưng đây là bước đi thận trọng nhằm bảo vệ những khoản đầu tư chung cho một công nghệ then chốt.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ lo ngại rằng với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của cả 2 bên, Nga có thể sẽ có được dữ liệu của máy bay F-35 để cải thiện độ chính xác của hệ thống S-400 nhằm chống lại các máy bay phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch mua 100 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ. Các phi công của nước này thậm chí đã được đào tạo tại Mỹ.
Theo nhà sản xuất máy bay Lockheed Martin, hợp đồng để chế tạo các bộ phận cho máy bay F-35 với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ đạt 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo Mỹ sẽ phải đánh giá lại việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào thương vụ mua bán máy bay F-35 nếu Ankara tiếp tục xúc tiến mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Phía Mỹ cũng cảnh báo việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống vũ khí của Nga còn có thể ảnh hưởng đến những vụ chuyển giao vũ khí trong tương lai của Mỹ cho nước này.
Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bảo vệ thỏa thuận mua S-400 của Nga, nhấn mạnh kế hoạch này không liên quan đến an ninh của Mỹ.
Theo các nguồn tin, Mỹ đến nay đã hủy bỏ kế hoạch giao các lô hàng thiết bị cho huấn luyện và các lô hàng thiết bị tiếp theo liên quan đến máy bay tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Hà Dung
Theo PLVN
Mối đe dọa Hoa Kỳ với hợp đồng của Nga-Thổ về S-400
Hoa Kỳ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt được thỏa thuận về hệ thông phòng không S-400.
Hoa Kỳ một lần nữa đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ rằng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo đó, Washington có thể đóng băng việc chuyển giao các máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm. Tuy nhiên bất chấp tất cả các vấn đề có thể xảy ra, Ankara sẽ không từ bỏ thỏa thuận với Moscow và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong vấn đề này vẫn không thay đổi.
Theo tờ Daily Express của Anh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ việc mua S-400 của Nga. Các nhà báo gọi động thái này là một loại "thách thức" đối với Washington.
Chủ đề về việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 từ lâu đã là mối quan tâm của chính quyền Mỹ, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một quốc gia thành viên NATO và là đồng minh của họ. Nhưng giờ đây, niềm tin của Thổ Nhĩ Kỳ đối với đối tác đã giảm mạnh.
Cổng thông tin NewInform trong cuộc phỏng vấn với chuyên gia quân sự - đại tá Vasily Dandykin, ông cho biết rằng, Hoa Kỳ rất sợ hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết. Theo chuyên gia này, tất cả sự bất đồng của người Mỹ xuất phát từ tiền và các hoạt động của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.
Ông Dandykin lưu ý rằng, thực tế là tất cả các nước đều mua vũ khí và kỹ thuật quân sự của Mỹ, ngoại trừ một số nước Pháp và Anh có tổ hợp công nghiệp quân sự phát triển của riêng họ. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một quốc gia thành viên NATO và một khu vực quan trọng ở Trung Đông. Rõ ràng, các quốc gia sẽ không muốn mất một đồng minh quan trọng như vậy, vì vậy họ đang nỗ lực hết sức để giữ Ankara bằng mọi giá.
Ông Erdogan quyết định đặt tổ hợp này, bởi vì ông cho rằng, S-400 hiệu quả và tốt hơn nhiều so với hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Điều này gây ra một phản ứng cứng rắn từ phía Hoa Kỳ.
Nói về hợp đồng cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên của NATO mua các hệ thống phòng không của Nga. Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng, tốt nhất là hợp tác với Nga và Bộ Quốc phòng Nga do Shoigu đứng đầu, bởi vì Nga đáng tin cậy trong thực hiện nghĩa vụ của mình.
Chuyên gia quân sự cũng lưu ý rằng, khi Ankara mua các hệ thống của Nga, tình hình của Hoa Kỳ có thể xấu đi đáng kể.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở đầu cho các nước khác ở vịnh Ba Tư mua vũ khí Nga. Và lúc này sẽ xảy ra cuộc đấu tranh lớn trên thị trường vũ khí. Các quốc gia truyền thống mua vũ khí từ Hoa Kỳ như các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi... đều có thể sở hữu vũ khí Nga. Vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga là một thử nghiệm", chuyên gia kết luận.
Chí Huy
Theo Datviet
Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ ăn trái đắng vì S-400 của Nga Chỉ vì cương quyết không quay lưng lại với hệ thống rồng lửa S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đồng minh Mỹ cho ăn trái đắng. Máy bay F-35 Mỹ ngừng cung cấp các vật liệu cho F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Lầu Năm Góc cho biết. Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ "từ chối vô điều kiện"...