Căng thẳng sục sôi quanh bãi cạn ở Biển Đông
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết họ nhận được những bức hình cho thấy tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang sục sôi.
Thông tin này cũng được Đài Australia đăng tải lại.
Từ đầu tháng năm vừa qua, Trung Quốc vẫn thường xuyên điều các tàu chiến và tàu đánh cá tới gần Bãi Cỏ Mây thuộc chủ quyền của Việt Nam (tên quốc tế gọi là Second Thomas Shoal, Philippines gọi là Ayungin, Trung Quốc gọi là Nhân Ái).
Hình ảnh cho thấy sự hiện diện của một tàu hải giám (trên) và hai tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc ở quanh Bãi Cỏ Mây
Một số bức hình do giới chức chính phủ Philippines cung cấp cho thấy một tàu hải giám cùng với hai tàu khu trục của Trung Quốc đang hoạt động quanh Bãi Cỏ Mây trong khi bức hình khác cho thấy một tàu đánh cá Trung Quốc cũng đang đánh bắt gần bãi này hồi đầu tháng năm năm nay.
Video đang HOT
Bãi Cỏ Mây nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên Brunei, Trung Quốc (gồm cả Đài Loan), Malaysia, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo.
Mấy ngày nay Trung Quốc và Philippines đang lời qua tiếng lại tố cáo nhau, sau khi Manila tuyên bố không tiếp tục đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp trên Biển Đông, mà quyết tâm theo đuổi việc kiện ở tòa án trọng tài quốc tế. Trung Quốc đáp trả bằng cách tố Philippines không giữ lời.
Theo VTC
Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui?
Sau khi có tin Trung Quốc hồi cuối tuần trước đã bất ngờ rút hết tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough sau một thời gian dài chiếm đóng ở đây, nhiều người tự hỏi, liệu đây có phải là hành động nhượng bộ của Trung Quốc sau những bước đi đầy cứng rắn của Philippines gần đây.
Người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough (Panatag).
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough suốt hơn một năm qua.
Tờ STAR hồi cuối tuần trước đưa tin, các tàu thuyền của Trung Quốc đã bất ngờ rút khỏi bãi cạn Scarborough. Một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho hay, qua giám sát bằng đường biển và đường không, họ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough cũng như trong phạm vi bán kính 75 hải lý xung quanh bãi cạn này. Tàu thuyền Trung Quốc được cho là đã rút khỏi nơi đây từ hôm thứ Ba tuần trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Sự kiện Trung Quốc rút tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough ở Biển Đông khiến một số người đặt câu hỏi, liệu có phải Bắc Kinh đã chịu thoái lui sau những động thái có phần cứng rắn và quyết liệt của Philippines gần đây.
Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự Philippines ngày hôm qua (7/7) đã nhận định, bất chấp việc Trung Quốc rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborugh thì nước này sẽ không từ bỏ việc đòi chủ quyền đối với khu vực này.
"Trung Quốc sẽ không từ bỏ bãi cạn Scarborough sau khi đã nỗ lực tìm cách thiết lập quyền kiểm soát ở đây bất chấp áp lực quốc tế nhằm vào họ", ông Rommel Banlaoi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, cho STAR biết.
Theo ông Banlaoi, việc từ bỏ bãi cạn Scarborough sẽ đi ngược lại với chiến lược hiện nay của Bắc Kinh trong việc duy trì sự kiểm soát và ảnh hưởng ở những khu vực hàng hải mà Trung Quốc đòi là "một phần không thể thiếu trong các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền" của họ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin phát biểu: "Tôi đoán rằng, nguyên nhân thực sự của việc họ rút tàu thuyền là do thời tiết khắc nghiệt". Ông Gazmin từ chối không bình luận khi được hỏi liệu chính phủ Philippines có biện pháp gì để ngăn không cho tàu thuyền Trung Quốc quay trở lại xâm nhập và kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, chuyên gia Banlaoi cho rằng, Manila chỉ có thể giải quyết vấn đề thông qua đàm phán.
"Philippines không thể ngăn cản Trung Quốc thiết lập quyền kiếm soát hoàn toàn bãi cạn Scarborough ngoại trừ thông qua đàm phán song phương và hiểu biết chung lẫn nhau", ông Banlaoi cho biết.
Các nguồn tin cho hay, tàu thuyền Trung Quốc cũng đã rút khỏi bãi cạn Ayungin sau khi xâm nhập vào đây hồi tháng 5 vừa rồi. Bãi cạn Ayungin nằm trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tên tiếng Việt của bãi cạn Ayungin là Bãi Cỏ Mây, nằm ở phía đông đảo Vành Khăn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, thủy quân lục chiến Philippines đã chiếm giữ Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng bãi cạn Scarborough từ sau sự kiện ngày 10/4/2012. Sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực này đã khiến các ngư dân Philippines rơi vào tình trạng khốn đốn vì mất kế sinh nhai. Họ đã không thể tiếp cận ngư trường đánh cá truyền thống của mình trước sự doạ nạt và gây sức ép của tàu thuyền Trung Quốc.
Theo VTC
Bí mật đòn phản công trên đảo của Philippines Manila phải xây dựng một kế hoạch phòng thủ vì sợ rằng Trung Quốc có thể phong tỏa thậm chí đánh úp Bãi Cỏ Mây bằng vũ lực. Philippines đang cảnh giác cao độ với sự hiện diện và hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Ít...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tại sao Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?

Mưa lớn gây thiệt hại tại miền Nam Trung Quốc

Iran kêu gọi giải quyết bất đồng thông qua đối thoại - Mỹ vạch 'giới hạn đỏ'

Trung Quốc yêu cầu quan chức kiềm chế chi tiêu cho rượu và thuốc lá

Mỹ điều tra vụ tàu buồm Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Hàn Quốc và các nước học được 'mẹo' gì từ thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh?

EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn

Màn tranh luận nảy lửa giữa hai ứng viên tổng thống Hàn Quốc

Kinh tế Trung Quốc vẫn vững trước bão thuế quan, sản xuất công nghiệp tăng vượt dự báo

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc
Có thể bạn quan tâm

Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025
Kang Dong Won mở ra trào lưu "mỹ nam đẹp hơn hoa", thắng đời 126.000 tỷ là ai?
Sao châu á
17:04:48 19/05/2025
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
Netizen
16:56:37 19/05/2025
Quang Hùng hẹn RHYDER "đốt cháy" phố núi, Dương Domic không ngồi yên
Sao việt
16:50:34 19/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
16:40:21 19/05/2025
Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
Sức khỏe
16:20:24 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025