Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây teo não, đột quỵ
Căng thẳng, stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng thực thể và các bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là nó có thể làm thay đổi kích thước, chức năng của bộ não.
Stress kéo dài có thể dẫn đến teo não và suy giảm trí nhớ
Khi bị stress các tế bào của não bộ bị thiếu oxy làm chúng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là chết dần. Theo những nghiên cứu của trường đại học Yale thì stress càng kéo dài và nặng nề thì chất xám sẽ có nguy cơ càng giảm và não của chúng ta sẽ ngày càng teo lại, dẫn tới suy giảm trí nhớ và khó tập trung trong công việc, học tập.
Ảnh minh họa
Khảo sát trên 2000 tình nguyện viên tuổi trung niên và kiểm tra khả năng ghi nhớ cũng như tư duy của họ. Sau đó các nhà khoa học đo khối lượng não. Dựa vào các hormone gây stress trong não thì kêt quả cho thấy: So với người có nồng độ hormon stress bình thường thì người có lượng hormone stress cao hơn có khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn và khối lượng não cuãng giảm 0,2% đến 0,5%. Do stress kéo dài tổn thương đến các hoạt động của não bộ nên người bệnh có nguy cơ mắc các rối loạn tâm trạng, lo âu sợ hãi.
Nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm, Alzheimer
Stress kéo dài sẽ gây ra một số bệnh tâm thần kinh nghiêm trọng hơn là rối loạn lo âu, trầm cảm hay bệnh alzheimer. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và test trầm cảm trên 2 nhóm người bị stress thường xuyên kéo dài và nhóm người bị stress tạm thời thì kết quả cho thấy nhóm người chịu những áp lực và căng thẳng thường xuyên sẽ mất đi khả năng phục hồi trí não và chỉ số test đều nằm trong mức trầm cảm trở nên. Do vậy tránh được stress căng thẳng ta cũng giảm được những nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần kinh nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu hay alzheimer.
Ảnh minh họa
Gia tăng nguy cơ bị tim mạch
Stress kéo dài thường gây ra những rối loạn về nhịp tim đồng thời các nhà khoa học chứng minh stress làm giảm lượng máu chảy đến tim gây ra những bất thường trong hoạt động của tim mạch. Khi stress kéo dài người bệnh sẽ gia tăng nguy cơ bị tim mạch. Cách duy nhất để kiểm soát được điều này người bệnh cần quản lý những căng thẳng, giải tỏa stress mang tính chất lâu dài đồng thời kết hợp tập luyện thể dục để thúc đẩy khả năng sản xuất hormone hạnh phúc endorphins cho cơ thể.
Nguy cơ gây đột quỵ
Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Như đã biết thì đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ trong trường hợp đã sẵn mang bệnh tâm lý trong người. Trong một vài nghiên cứu cho thấy những người bị căng thẳng stress có nguy cơ bị dột quỵ cao hơn người bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài không xử lý kịp thời thì đột quỵ là một điều đáng sợ nhất cho người bệnh.
Ảnh minh họa
Gây đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác
Đường ruột còn được gọi là bộ não thứ 2 của con người với hàng trăm triệu tế bào thần kinh và có khả năng sản xuất ra các hormon thần kinh (gọi là hệ thần kinh ruột). Nó vừa hoạt động một cách độc lập, đồng thời có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương.
Khi bị stress, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, stress ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, gây ra một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột với những biểu hiện như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi cầu nhiều lần, khó tiêu…
Các nhà khoa học cũng chứng minh, tương tác giữa não bộ và đường ruột là tương tác hai chiều, nghĩa là khi bị các vấn đề ở đường tiêu hóa thì ngược lại sẽ dễ gây ra tâm lý lo lắng, stress. Đó là một vòng xoáy bệnh lý: stress gây bệnh đường tiêu hóa – bệnh đường tiêu hóa làm nặng thêm mức độ stress. Gần đây, các nhà khoa học cho rằng hệ khuẩn chí đường ruột có thể là chìa khóa để cắt đứt vòng xoáy bệnh lý, giúp ổn định hoạt động sinh lý đường ruột và đặc biệt chúng có thể giúp giảm stress.
Gây tác động xấu cho da và tóc
Stress kéo dài gây hại cho da và tóc mà cụ thể là thúc đẩy mụn trứng cá phát triển và gia tăng rụng tóc cho người bệnh. Các hormone stress gây căng thẳng cho não bộ đồng thời có tác động xấu đến da khiến vùng da mặt bị tổn thương gây mụn trúng cá và vùng da đầu trở nên nhạy cảm hơn gây rụng tóc. Các nhà khoa học còn chứng minh Stress kéo dài còn ức chế khả năng chữa lành những tổn thương. Ngoài ra các yếu tố căng thẳng còn phá vỡ lớp bảo vệ khiến da mất cân bằng độ ẩm
Những điều cần làm nhanh tại nhà để cứu người đột quỵ
Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.
Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại, có đến 71% bệnh nhân cần loại bỏ cục máu đông được đưa đi cấp cứu kịp thời - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một phương pháp mới để đánh giá và ưu tiên điều trị cho những bệnh nhân nghi ngờ bị đột quỵ cấp tính, được cơ quan y tế Stockholm (Thụy Điển) áp dụng từ năm 2017, đã giúp bệnh nhân được cấp cứu nhanh hơn và được chăm sóc tốt hơn, theo đánh giá của nghiên cứu do Học viện Karolinska (Thụy Điển) - một trong các trường đại học y khoa lớn nhất châu Âu, công bố trên tạp chí JAMA Neurology, theo Medical Express.
Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.
Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ?
Theo phương pháp này, những bệnh nhân bị nghi ngờ đột quỵ, việc phân loại bao gồm hai bước.
Phương pháp kiểm tra khả năng nâng cánh tay và chân
Đầu tiên, kiểm tra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra Nâng tay - chân, theo Medical Express.
Nếu bệnh nhân không thể giơ tay lên trong 10 giây và nhấc chân lên trong 5 giây, là bị đột quỵ nghiêm trọng, cần phải loại bỏ cục máu đông ngay lập tức.
Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bước thứ hai là gọi điện cho bác sĩ đột quỵ, để trao đổi thông tin bổ sung và quyết định sẽ đưa bệnh nhân đi đâu.
Điều này làm cho việc cấp cứu và loại bỏ cục máu đông cho bệnh nhân nhanh hơn rất nhiều.
Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại, có đến 71% bệnh nhân cần loại bỏ cục máu đông được đưa thẳng đến Bệnh viện Đại học Karolinska ở Solna, thành phố Stockholm (Thụy Điển), là bệnh viện lớn có thể phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Bằng cách này, thời gian trung bình từ khởi phát đột quỵ đến khi loại bỏ cục máu đông chỉ còn 2 giờ 15 phút, nhanh hơn 70 phút so với cách làm cũ, nhanh hơn 1 giờ 45 phút so với các nghiên cứu ngẫu nhiên quốc tế về thời gian loại bỏ cục máu đông.
Trong khi mỗi phút trôi qua là rất quan trọng. Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết đi.
Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng.
Việc điều trị nhanh hơn đã khiến 34% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn chức năng, so với 24% theo cách cũ, mặc dù số bệnh nhân được cấp cứu theo phương pháp mới già hơn và đột quỵ nặng hơn.
Nhà nghiên cứu thần kinh, Christina Sjstrand, chuyên gia tư vấn cao cấp phụ trách chăm sóc đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Karolinska, nói: "Kết quả rất tuyệt vời", theo Medical Express.
Phần lớn thành công là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị đột quỵ ở các bệnh viện và nhân viên cấp cứu trước khi đến bệnh viện.
Các bác sĩ ở đây đang tiếp tục sử dụng hệ thống xử lý mới trên toàn khu vực Stockholm và sẽ trình bày dữ liệu toàn diện hơn về kết quả của bệnh nhân tại Hội nghị Đột quỵ Thế giới ở Vienna (Áo) vào tháng 11 năm nay.
Phương pháp "Tay - Miệng - Mặt"
Phương pháp truyền thống để xác định đột quỵ được áp dụng từ lâu là phương pháp "Tay - Miệng - Mặt" sau đây. (Để dễ nhớ, có thể nhớ câu "Tay bằng miệng, miệng bằng mặt"), theo Step To Health.
Tay
Yêu cầu bênh nhân cố gắng nâng cả 2 cánh tay lên, nếu 1 cánh tay rơi xuống thấp hơn nhiều so với cánh tay kia, thì là đột quỵ
Miệng
Bệnh nhân có thể lặp lại một câu đơn giản không? Hay họ nói những lời chỉ họ hiểu?
Mình nói họ có hiểu không?
Mặt
Khi làm họ cười, một bên mặt có xệ xuống không? Nếu đúng như vậy, gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Medical Express.
Sống khỏe với lời khuyên của giáo viên thiền nổi tiếng thế giới Luyện tập đều đặn, dinh dưỡng tối ưu và giữ cho tinh thần thư thái là ba yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt. Muốn tránh xa căng thẳng, chúng ta cũng cần cho trí não rèn luyện. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng và stress kéo dài là nguyên nhân gây nên 70- 90% bệnh...