Căng thẳng quan hệ Hungary và Ukraine
Ngày 28/9, Ukraine và Hungary đã triệu đại sứ của nhau để phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn giữa Nga và Hungary vừa ký một ngày trước đó mà Ukraine cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã triệu Đại sứ Ukraine tại nước này vì cái mà ông cho là những âm mưu của Kiev ngăn chặn thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn mới của Budapest với Moskva.
Trong một thông báo, Ngoại trưởng Szijjarto cho hay điều này “vi phạm chủ quyền của Hungary” và cáo buộc Ukraine can thiệp vào các công việc nội bộ của nước này sau khi Kiev chỉ trích Budapest vì đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên 15 năm mới với tập đoàn Gazprom của Nga.
Video đang HOT
Trong một động thái đáp trả, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo đã triệu Đại sứ Hungary tại nước này. Người phát ngôn bộ trên nêu rõ: “Việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine làm suy yếu an ninh quốc gia của đất nước chúng tôi và an ninh năng lượng của châu Âu. Phía Ukraine sẽ thực hiện các biện pháp mang tính quyết định để bảo vệ lợi ích quốc gia”, song không công bố thêm chi tiết.
Trước đó một ngày, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hungary, đại diện của tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và tập đoàn năng lượng MVM của Hungary đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn.
Ngoại trưởng Hungary Szijjarto cho biết thỏa thuận cung cấp khí đốt dự kiến có hiệu lực trong 15 năm và việc điều chỉnh khối lượng khí đốt nhập khẩu có thể thực hiện sau 10 năm đầu thỏa thuận.
Theo ông, hai bên đã thống nhất mức giá và theo thỏa thuận, mỗi năm Gazprom sẽ chuyển cho Hungary 4,5 tỷ m3 khí đốt tự nhiên thông qua 2 đường dẫn khí đốt là Serbia và Áo.
Hungary vẫn luôn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống dẫn khí của Ukraine. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Budapest đã đa dạng hóa nguồn cung, mở các kết nối xuyên biên giới với hầu hết các nước láng giềng và đảm bảo nguồn cung cấp từ Shell RDSa.L của Hà Lan, thông qua cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Croatia.
Thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Nga và Hungary được ký kết vào thời điểm châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 và mùa Đông đang đến gần. Ngày 21/9, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã kêu gọi Nga cung cấp thêm khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng trên lục địa này tăng cao kỷ lục và một số quốc gia có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện khi mùa đông bắt đầu.
Thêm những nghiên cứu chứng minh vaccine giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp
Mới đây, trang tin 444.hu của Hungary dẫn dữ liệu thống kê tính hiệu quả của các vaccine ở những người đã tiêm chủng tại nước này, cho thấy đây rõ ràng là "vũ khí" quan trọng giúp giảm mạnh số ca phải nhập viện hay tử vong vì COVID-19.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Budapest, Hungary, ngày 12/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu phân tích sau ít nhất 3 tuần tiêm mũi đầu tiên, chỉ 0,2% người được tiêm mắc COVID-19, chỉ 0,05% phải nhập viện và 0,012% tử vong. Sau mũi tiêm thứ 2, khả năng bảo vệ được tăng mạnh hơn nhiều với chỉ 0,086% mắc COVID-19, chỉ 0,013 phải nhập viện và chỉ 0,003% tử vong vì căn bệnh này.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn lời Bộ trưởng Y tế nước này, Khairy Jamaluddin cho biết tỉ lệ tử vong vì COVID-19 trong số người đã hoàn thành tiêm chủng chỉ là 0,009%.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 10/9, Bộ trưởng Jamaluddin nhấn mạnh vaccine hoạt động hiệu quả và đã cứu sống rất nhiều người. Theo ông Khairy, bất kể là của nhà sản xuất nào, vaccine đều bảo vệ con người và hiện nay tỉ lệ tử vong vì COVID-19 trong số những người hoàn thành tiêm chủng chỉ là 90 ca/1 triệu người. Do đó, ông Khairy kêu gọi người dân đăng ký tiêm chủng và chấm dứt nghi ngờ về khả năng bảo vệ mà vaccine có thể mang lại trong việc chống virus SARS-CoV-2.
Theo thông tin của Bộ Y tế Malaysia, tính đến hết ngày 10/9, nước này đã thực hiện được 38.001.646 mũi tiêm ngừa COVID-19, bao gồm hoàn thành tiêm chủng cho 16.856.812 người, chiếm 51,6% dân số. Nếu chỉ tính số người trên 18 tuổi thì đã có 90,5% được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Trong ngày 10/9, Malaysia tiêm ngừa COVID-19 cho 287.059 người, trong đó có 111.027 người tiêm mũi thứ nhất và 176.032 người tiêm mũi thứ 2.
WHO kêu gọi các nước hoãn tiêm bổ sung vắc xin Covid-19 Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước tạm hoãn tiêm vắc xin Covid-19 liều tăng cường để những nơi khác có thêm nguồn cung vắc xin, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm hơn. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters). Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Budapest, Hungary...