Căng thẳng nhân sự ở Google AI
Margaret Mitchell, trưởng nhóm “đạo đức AI” vừa bị Google sa thải, đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tháng lãnh đạo nhóm này bị đuổi việc.
“Tôi bị sa thải”, Margaret Mitchell thông báo ngắn gọn trên Twitter. Thông tin lập tức trở thành tâm điểm của mạng xã hội, vì chỉ mới hai tháng trước, Timnit Gebru, đồng lãnh đạo nhóm Ethical AI cũng bị Google sa thải vì từ chối rút khỏi bài nghiên cứu về bất bình đẳng trong các thuật toán nhận dạng khuôn mặt của AI giữa người da trắng và da màu.
Wired dẫn lời phát ngôn viên của Google cho biết, Mitchell bị sa thải vì đã chia sẻ “tài liệu mật và dữ liệu riêng tư của nhân viên”. Công ty đã khóa tài khoản nhân viên của cô sau khi phát hiện hành vi đáng ngờ. Cựu lãnh đạo Ethical AI được cho là đã tìm những tài liệu liên quan đến thời gian Timnit Gebru tại nhiệm và chia sẻ ra bên ngoài.
Margaret Mitchell vừa bị Google sa thải khỏi vị trí trưởng nhóm Ethical AI. Ảnh: Linkedin .
Gebru và Mitchell có nhiều đóng góp nổi bật trong mảng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của Google. Họ cùng nhóm Ethical AI giúp công ty khắc phục nhiều mặt trái của AI. Nhóm này cũng kêu gọi loại bỏ một số dịch vụ liên quan đến phân biệt giới tính.
Theo The Verge , việc liên tục sa thải hai lãnh đạo về mảng đạo đức AI cho thấy Google đang thay đổi các chính sách liên quan đến nghiên cứu và tính đa dạng sau khi hoàn thành cuộc điều tra nội bộ.
Mặc dù Google không tiết lộ chi tiết về kết quả điều tra nhưng giới phân tích đánh giá, động thái sa thải Mitchell đã làm gia tăng căng thẳng trong bộ phận AI. Sau khi Gebru bị sa thải vào tháng 12/2020, tinh thần làm việc của nhóm nghiên cứu cũng bị sa sút. Tháng trước, hơn 1.400 nhân viên của Google đã ký đơn trực tuyến kêu gọi lãnh đạo công ty giải thích việc sa thải Gebru cùng với lý do yêu cầu cô rút lại nghiên cứu của mình.
Video đang HOT
Nhóm Ethical từng gửi thư yêu cầu công ty đưa Bebru quay về vị trí lãnh đạo nhưng không được đáp ứng. Margaret Mitchell tiếp tục đảm nhiệm việc lãnh đạo nhóm rồi bị sa thải sau hai tháng.
Ngày 18/2, Google thông báo sẽ đưa phó chủ tịch kỹ thuật là Marian Croak vào vị trí này. Bà Croak hi vọng mọi người sẽ có thái độ ôn hòa hơn sau cuộc khủng hoảng nhân sự. Đạo đức trong AI là lĩnh vực mới, kêu gọi mọi người cùng hợp tác vì những bất đồng, xung đột hiện tại có thể gây phân cực trong nội bộ ngành.
Trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress , Jeff Dean, Giám đốc Google AI khẳng định: “Đạo đức sẽ là vấn đề đặc biệt quan trọng với tương lai AI khi ngày càng nhiều lĩnh vực áp dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết vấn đề xã hội. Đạo đức AI còn liên quan đến thiên vị, phân biệt giới tính, chủng tộc”.
Ông cho biết, ở Google khi phát triển bất kỳ một công nghệ AI nào, các kỹ sư phải trả lời những câu hỏi: Chúng có phù hợp với các nguyên tắc chung không? Chúng giúp con người bằng cách nào? Làm sao để áp dụng những kỹ thuật này? Chúng có giúp thúc đẩy nhân loại phát triển theo hướng tốt không.
Đối với cuộc khủng hoảng nhân sự trong nhóm đạo đức AI, Jeff Dean nói: “Chúng tôi lẽ ra phải xử lý tình huống đó một cách khéo léo hơn. Tôi xin lỗi”.
Trong một email nội bộ, Dean cho biết công ty sẽ xem xét lại quy trình xuất bản các nghiên cứu, yêu cầu ban lãnh đạo phải cải thiện tính đa dạng trong nhân viên. Ông cũng thừa nhận việc Gebru rời đi có thể khiến những nhà nghiên cứu, kỹ sư nữ và những người trong cộng đồng da màu lo lắng về tương lai của mình và tạo rào cản cho một số người đang theo đuổi lĩnh vực này.
Google liên tiếp sa thải nhân sự AI
Margaret Mitchell, trưởng bộ phận Ethical AI của Google cho biết mình bị sa thải. Chỉ trong vòng 2 tháng, Google đã sa thải cả 2 người dẫn dắt nhóm này.
Mitchell cho biết mình bị sa thải bằng email vào chiều 19/2, thông tin bắt đầu lan rộng khi cô đăng tải đoạn tweet "Tôi bị sa thải" lên Twitter.
Theo Wired , Người phát ngôn của Google cho biết Mitchell đã chia sẻ "tài liệu mật và dữ liệu riêng tư của nhân viên" ra ngoài công ty. Google đã khóa tài khoản nhân viên của Mitchell sau khi phát hiện hành vi đáng ngờ, cô đã dùng tài khoản này để tìm tài liệu liên quan đến thời gian Timnit Gebru còn làm việc, tách lẻ và chia sẻ với bên ngoài.
Margaret Mitchell, trưởng bộ phận Ethical AI của Google.
Trước đó vào tháng 12/2020, Timnit Gebru, người đồng lãnh đạo nhóm Ethical AI với Mitchell rời khỏi Google. Gebru bị sa thải vì từ chối rút khỏi bài nghiên cứu chỉ ra sự bất bình đẳng trong các thuật toán nhận dạng khuôn mặt của AI giữa người da trắng và da màu.
Google gặp rất nhiều rắc rối về nhân sự sau khi Timnit Gebru rời đi.
Gebru, Mitchell và nhóm Ethical AI đã có nhiều đóng góp nổi bật cho các nghiên cứu AI gần đây để hiểu rõ và khắc phục mặt trái của trí tuệ nhân tạo. Họ cũng đóng góp ý kiến cho ban lãnh đạo Google để loại bỏ một số dịch vụ AI như xác định giới tính thông qua ảnh chụp.
Tái cơ cấu sau căng thẳng nội bộ
Sự ra đi của hai nhà nghiên cứu hàng đầu đã thu hút sự chú ý về những căng thẳng trong nội bộ Google. Sau khi Gebru ra đi, tinh thần của các thành viên còn lại trong nhóm nghiên cứu cũng dần đi xuống, hơn 2.600 nhân viên của Google đã ký vào thư phản đối công ty, nhóm Ethical cũng gửi mail yêu cầu đưa Gebru trở lại vị trí dẫn dắt. Google đã phải đẩy mạnh hoạt động nhân sự để giải quyết tình trạng khủng hoảng.
Marian Croak, phó chủ tịch kỹ thuật của Google, người sẽ đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm Ethical AI sắp tới.
Hôm 18/2, Google thông báo Marian Croak, phó chủ tịch kỹ thuật của công ty, sẽ đảm nhận vị trí trưởng nhóm Ethical AI. Trong video và bài đăng trên blog, Croak cho biết bà rất mong mọi người sẽ có thái độ hòa giải hơn khi nhìn nhận các vấn đề đạo đức của AI vì đây là một lĩnh vực mới. Đồng thời, bà cho biết những bất đồng và xung đột hiện tại có thể gây phân cực nội bộ ngành, mong có thể hợp tác để cùng nhau phát triển.
Theo kế hoạch sắp tới, Google sẽ đánh giá các hệ thống AI đã được triển khai hoặc đang phát triển, sau đó phối hợp với đối tác và bộ phận hỗ trợ để giảm thiểu tác hại tiềm ẩn.
Trong thông báo nội bộ, Dean cho biết công ty sẽ xem lại quy trình xuất bản các nghiên cứu và yêu cầu cầu ban lãnh đạo cải thiện sự đa dạng nhân viên trong công ty. Ngoài ra, Dean thừa nhận việc Gebru rời công ty đã khiến các nhân viên hoài nghi về tương lai của mình, đồng thời có lẽ đã tạo rào cản cho các nhà nghiên cứu da màu gia nhập vào ngành AI.
"Tôi hiểu rằng chúng tôi có thể và lẽ ra phải xử lý tình huống đó một cách khéo léo hơn. Tôi xin lỗi", Dean viết.
Google tái cấu trúc bộ phận AI sau khủng hoảng Google mới đây quyết định tái cấu trúc bộ phận trí tuệ nhân tạo (AI) của mình thông qua việc bổ nhiệm trưởng bộ phận Marian Croak, động thái nhằm ổn định các nhóm làm việc sau nhiều tháng hỗn loạn. Marian Croak có nhiệm vụ ổn định những bất ổn trong nhóm trí tuệ nhân tạo của Google Theo Bloomberg, Marian Croak...