Căng thẳng Nga-Ukraine: Người Việt ở Ukraine vẫn bình thản ‘vì đã quen rồi’
Giữa lúc Nga và Ukraine căng thẳng, nhiều người Việt sống tại Ukraine cho biết cuộc sống của họ vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ sự xáo trộn nào bởi họ đã quen với tình hình xung đột chính trị những năm qua.
“Đã quen với những căng thẳng”
Chị Phan Thị Minh Huệ (43 tuổi, quê ở Nghệ An) sang thủ đô Kiev (Ukraine) sinh sống và làm việc được 17 năm. Vợ chồng chị có 2 con đang đi học.
Cuộc sống của người Việt tại Ukraine vẫn diễn ra bình thường. Ảnh NVCC
Chị Huệ cho biết người dân địa phương và cộng đồng người Việt ở đây đã quen với tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine nhiều năm nay. Hiện tại, cuộc sống của chị và nhiều người ở Việt ở Ukraine vẫn ổn về mọi mặt. “Gia đình tôi vẫn ổn, nếu có chiến tranh xảy ra chúng tôi vẫn sẽ ở bên này”, chị Huệ nói.
Là người làm kinh doanh, chị Huệ cho biết cuộc sống không bị xáo trộn nhưng có ảnh hưởng về kinh tế. Việc buôn bán, kinh doanh khó khăn hơn vì dịch bệnh và do căng thẳng chính trị nên đồng USD không ổn định. Hàng hóa đắt lên khiến việc kinh doanh của bà con người Việt gặp khó nhưng họ xoay xở được.
Giữa những căng thẳng chính trị Nga – Ukraine, cuộc sống nhiều người Việt ở đây không có nhiều xáo trộn. Ảnh NVCC
“Con tôi vẫn đến trường mỗi ngày và vẫn được những ưu đãi của nhà nước như con em người bản địa. Những căng thẳng của 2 nước lâu dài cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước và cộng đồng người Việt. Nhưng dù thế nào những gia đình người Việt như tôi sẽ bám lại vì con em còn theo học và khoảng 80% người Việt đã mua nhà và ổn định cuộc sống bên này”, chị Huệ cho hay.
Video đang HOT
Chị cho biết công việc kinh doanh của chị tập trung chủ yếu vào cuối tuần. Mỗi tuần chị làm việc 6 ngày và nghỉ vào thứ 2 nên mọi người thường tụ tập ăn uống, hát karaoke thoải mái.
“Hôm 16.2, người ta nói Nga sẽ nổ súng giao tranh nhưng đến giờ tôi vẫn chưa thấy gì”, chị nói thêm.
Khó khăn hơn về kinh tế
Ông Hồ Sỹ Trúc – Phó Chủ tịch Hội người Việt tại Kiev cho biết cuộc sống không có bất cứ xáo trộn nào, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bất ổn chính trị có ảnh hưởng đến kinh tế nên bản thân ông và bà con người Việt đang mưu sinh ở Ukraine cũng gặp khó khăn.
Xe cộ vẫn đi lại tấp nập ở thủ đô Kiev. Ảnh NVCC
“Tôi thấy chỉ là khó khăn về kinh tế còn chiến tranh… không có gì lo lắng vì đã quen rồi. Nghĩ rằng chuyện chính trị là của thượng tầng, giới lãnh đạo nhưng nó phần nào ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đời sống dân chúng. Các lĩnh vực không phát triển được trong đó có nền kinh tế nên việc kinh doanh của tôi và bà con người Việt cũng khó khăn theo”, ông Trúc nói.
Ông Trúc đã sống ở Ukraine gần 35 năm. Người Việt tập trung chủ yếu ở TP Kharkov, cảng Odessa, thủ đô Kiev và rải rác số ít ở các tỉnh miền Đông.
“Đa số người Việt tại đây đều buôn bán nhỏ tại các chợ, bà con kinh doanh chủ yếu hàng vải, hàng may mặc và bán sỉ lẻ. Con em người Việt hầu như khai sinh là công dân Ukraine nên đến trường như con em bản địa và được hưởng rất nhiều ưu đãi của quỹ phúc lợi xã hội dù tình hình chính trị căng thẳng”, ông Trúc cho biết.
Việc kinh doanh của bà con người Việt có phần khó khăn hơn. Ảnh NVCC
Vấn đề căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến ông Trúc lo lắng: “Mong sao mỗi bên đều biết kiềm chế, tìm ra giải pháp để nối lại tình thân thiết, khi đó việc kinh doanh, buôn bán của bà con người Việt sẽ dễ thở hơn khi tình hình ổn định”.
Hoa Valentine đặc biệt hơn mọi năm
Bà Vũ Tuyết Nhung – Phó Chủ tịch Hội đồng hương Kinh Bắc tại Kiev, Ukraine cho biết cuộc sống của bà vẫn diễn ra bình thường. Ngày Valentine bà vẫn nhận được hoa, quà tặng và vô vàn lời chúc tốt đẹp từ anh chị em, bạn hữu gần xa.
Mâm cơm trên bàn thờ ngày rằm tháng Giêng ở nhà bà Nhung. Ảnh NVCC
“Mùa Valentine năm nay, Ukraine đang trong tình trạng báo động có thể xảy ra chiến tranh nên mọi người tặng hoa cho tôi cũng đặc biệt hơn mọi năm. Đó là những lẵng hoa cát tường (tượng trưng cho may mắn), hoa đồng tiền (tượng trưng cho giàu có), hoa cúc xanh (tượng trưng cho niềm hy vọng) và không thể thiếu hoa hồng nhung. Cuộc sống của tôi và người dân ở Kiev vẫn diễn ra bình thường dù diễn biến chính trị, quân sự căng thẳng vẫn diễn ra”, bà Nhung cho hay.
Bà Nhưng cho biết vẫn tranh thủ xay bột nếp để làm bánh dày. Mâm cơm bà đặt lên bàn thờ cúng rằm tháng Giêng vẫn có những món ăn truyền thống của người Việt như giò xào, nem chua, gà luộc, canh miến…
Nga cảnh báo về 'thảm kịch' tiềm tàng
Một trong những nhà ngoại giao cấp cao nhất của Nga đã ra cảnh báo khi căng thẳng bùng phát trên khắp các lục địa.
Phát biểu với RIA Novosti ngày 10/2, Đại sứ Nga tại văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva, Gennady Gatilov, cảnh báo rằng phương Tây đang thực hiện những canh bạc nguy hiểm trong các cuộc đàm phán về an ninh châu Âu với Moskva có thể khiến thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Một trong những nhà ngoại giao cấp cao nhất của Nga đã ra cảnh báo khi căng thẳng bùng phát trên khắp lục địa. Ảnh: RT
Nhà ngoại giao Nga lưu ý về sự bế tắc giữa Moskva, Washington và một số đối tác của họ ở châu Âu trong bối cảnh Nga đối đầu với Mỹ và NATO về các vấn đề khủng hoảng liên quan đến Ukraine.
Ông Gatilov cảnh báo: "Mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi là Mỹ và các đồng minh của họ đang làm trầm trọng thêm tình hình đến mức mà có thể biến thành một thảm kịch thực sự . Thủ phạm sẽ là những người đã áp đặt trò chơi nguy hiểm này lên chúng tôi, và nói chung là cả cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, nhà ngoại giao trên hy vọng rằng Washington và một số đối tác của họ chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc xung đột toàn diện với Nga.
Phát biểu của ông Gatilov được đưa ra trong bối cảnh tình hình biên giới Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng trong những tháng gần đây, với việc các quan chức phương Tây cảnh báo rằng các lực lượng vũ trang của Moskva có thể tấn công nước láng giềng. Do tình hình phức tạp, một số thành viên NATO đã cam kết tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực.
Vào cuối tháng 1, NATO, khối quân sự do Mỹ đứng đầu thông báo rằng các thành viên của họ đang "bố trí lực lượng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và gửi thêm tàu và máy bay chiến đấu đến các hoạt động triển khai của Liên minh ở Đông Âu, củng cố khả năng răn đe và phòng thủ của NATO khi Nga tiếp tục tăng cường binh lực gần Ukraine.
Tuy nhiên, Điện Kremlin đã phủ nhận rằng họ có bất kỳ ý định gây hấn nào đối với Kiev và thay vào đó, họ tìm cách theo đuổi việc đạt được các đảm bảo an ninh nhằm loại trừ sự mở rộng của NATO, đặt ra các hạn chế về việc bố trí tên lửa cũng như các đảm bảo khác.
Ngược lại, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phớt lờ yêu cầu của Nga, nói rằng nước này không có quyền phủ quyết đối với những nỗ lực gia nhập của Ukraine và sẽ không chấp nhận một hệ thống thành viên "hai cấp" ngăn cản việc triển khai quân ở một số nơi nhất định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó nói rằng NATO đã lừa dối Moskva bằng những lời hứa suông rằng họ sẽ không mở rộng vào không gian hậu Xô Viết.
Anh thực hiện chiến thuật vừa răn đe vừa đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine Anh đang dẫn đầu các nỗ lực vừa ngoại giao và răn đe đối với Nga liên quan đến căng thẳng leo thang về Ukraine. Theo Đài phát thanh châu Âu tự do ngày 10/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bắt đầu cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, người hiện đang ở Moskva với chuyến thăm làm việc kéo...