Căng thẳng Mỹ – Trung leo thang, truyền thông Triều Tiên nói gì?
Ngày 22/10, tờ báo chính thức của Triều Tiên xuất bản bài viết về căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, dẫn các ý kiến chuyên gia chỉ trích Washington, theo Yonhap
Theo báo Hàn Quốc Yonhap News, tờ Rodong Sinmun – tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên, nói trong một bài bình luận rằng những cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh do các vòng thuế trả đũa gây ra đã lan sang nhiều lĩnh vực khác.
Rodong Sinmun cho rằng những lời chỉ trích công khai của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đối với Trung Quốc trong bài phát biểu gần đây của ông đã dẫn đến sự phản ứng từ Bắc Kinh và làm mối quan hệ Mỹ – Trung xấu đi.
Bình Nhưỡng luôn theo sát mối quan hệ của Washington và Bắc Kinh vì ảnh hưởng trực tiếp của những mối quan hệ này tới Triều Tiên. (Ảnh: EPA)
Trước đó, trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence buộc tội Bắc Kinh “áp dụng một loạt các cách tiếp cận chính phủ, sử dụng công cụ chính trị, kinh tế và quân sự cũng như tuyên truyền để nâng cao tầm ảnh hưởng và hưởng lợi cho Trung Quốc ở Mỹ”. Ông cũng đặt nghi vấn Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của Mỹ, chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng Trung Quốc gây sức ép lên các nước nhỏ trong khu vực.
Đáp lại, Trung Quốc phủ nhận những nhận định của ông Pence, làm dấy lên lo ngại xung đột Mỹ – Trung do chiến tranh thương mại khởi xướng đang leo thang ở nhiều lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Theo Yonhap, tờ Rodong Sinmun dẫn lời một số chuyên gia chỉ trích Mỹ. “Các chuyên gia lo ngại về sự leo thang xung đột Mỹ – Trung và cùng có quan điểm rằng khả năng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ là hạn chế và xung đột thương mại chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho chính Mỹ” – báo viết.
Đề cập đến lệnh bắt giữ và điều tra gần đây của Washington đối với một điệp viên là quan chức an ninh cấp cao của Trung Quốc, báo Triều Tiên dẫn lời chuyên gia nói rằng sự đối đầu chiến lược và va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ, khởi đầu từ xung đột thương mại, đã lan sang những lĩnh vực khác bao gồm chính trị, nhân quyền và an ninh mạng.
Ngày 9/10, Rodong Sinmun đưa tin Mỹ và Nga đang leo thang căng thẳng về kế hoạch thành lập một căn cứ quân sự ở Ba Lan của Washington.
Theo Yonhap, truyền thông Triều Tiên thường đưa tin đều đặn về các xung đột chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga. Các nhà quan sát cho rằng Bình Nhưỡng dường như theo sát mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh và Matxcơva vì khả năng ảnh hưởng của những mối quan hệ này với quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều.
Triều Tiên, Trung Quốc và Nga gần đây ra tuyên bố chung kêu gọi Mỹ giảm nhẹ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng để đáp lại các biện pháp phi hạt nhân hóa Triều Tiên thực hiện.
(Nguồn: Yonhap News)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Triều Tiên nêu rõ quan điểm phi hạt nhân hóa
Tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 không bao giờ có thể trở thành điều kiện đàm phán khiến Triều Tiên phi hạt nhân và Bình Nhưỡng sẽ không đặc biệt hy vọng điều này nếu Mỹ không muốn kết thúc chiến tranh, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết.
Trong một tuyên bố chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bày tỏ ý định sẵn sàng dỡ bỏ vĩnh viễn khu phức hợp hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có những hành động tương ứng.
Ông Moon cho biết điều này sẽ bao gồm một tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Axios)
Trong một bài bình luận ngày 2/10, KCNA cho biết tuyên bố kết thúc chiến tranh là việc nên được giải quyết từ nửa thế kỷ trước. KCNA cho rằng đây là tiến trình cơ bản và quan trọng nhất để thành lập mối quan hệ và hòa bình mới giữa Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo mà Mỹ cũng có cam kết.
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất xây dựng cơ chế hòa bình ổn định kéo dài trên bán đảo Triều Tiên. Dù vậy, theo Reuters, Washington muốn Triều Tiên cung cấp hạng mục đầy đủ của chương trình vũ khí và có những bước không thể đảo ngược nhằm từ bỏ kho vũ khí trước.
Theo KCNA, cơ sở hạt nhân Yongbyon, nơi Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ nếu Mỹ có những hành động tương ứng, là một nơi trọng yếu của chương trình hạt nhân. "Triều Tiên đang thực hiện những bước quan trọng và đáng kể để áp dụng tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh Triều - Mỹ, nhưng Mỹ đang cố gắng kiểm soát ai đó bằng cách sử dụng các lệnh trừng phạt" - bài báo viết.
Theo Reuters, 3 quan chức Mỹ cấp cao liên quan đến chính sách về Triều Tiên trước đó nói chưa có tiến triển nào hướng đến đàm phán nghiêm túc về từ bỏ hay thậm chí chỉ là dừng chương trình vũ khí và tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Dỡ bỏ Yongbyon sẽ làm chậm quá trình sản xuất nhiên liệu phân hạch, nhưng không giảm trữ lượng plutonium và uranium, hay xóa bỏ nghi ngờ về những cơ sở sản xuất khác, các chuyên gia từng cho biết.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ trừng phạt cơ quan quân sự Trung Quốc: Bắc Kinh tức giận, Nga nói Mỹ đang 'đùa với lửa' Bắc Kinh và Matxcơva phản ứng trước thông báo của Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên một cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga. Trung Quốc ngày 21/9 cảnh báo Mỹ nên rút lệnh trừng phạt với tổ chức quân sự nước này vì mua vũ khí Nga, nếu...