Căng thẳng mới tại vùng Vịnh: Israel nghi khả năng Iran tấn công tàu chở dầu
Hôm 27/2, Israel nêu nghi vấn Iran tấn công tàu chở hàng của nước này tại khu vực vịnh Oman. Vụ việc làm dấy lên lo ngại về an ninh tàu trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết, theo các đánh giá ban đầu của ông, Iran phải chịu trách nhiệm về một vụ nổ trên một con tàu thuộc sở hữu của Israel tại Vịnh Oman.
Phát biểu trên truyền hình, ông Benny Gantz khẳng định: “Iran đang tìm mọi cách để tấn công cơ sở hạ tầng và công dân của Israel, cũng như mọi thứ liên quan đến Nhà nước Israel. Vị trí của con tàu tương đối gần với Iran làm dẫn đến hoài nghi Iran đứng đằng sau vụ việc. Tuy nhiên, điều này cần xem xét thêm. Và Israel sẽ hành động ở mọi nơi”.
Tàu chở dầu bị cháy ở vịnh Oman. Ảnh: CyprusNews.
Trước đó, kênh truyền hình Kan dẫn thông tin từ cơ quan tình báo Israel đưa tin, một vụ nổ cực mạnh đã xảy ra trên tàu thuộc sở hữu của một công ty Israel tại vịnh Oman, khi con tàu đang trên đường từ Saudi Arabia tới Singapore, khiến tàu bị hư hỏng nặng phần thân và boong. Vụ nổ xảy ra do kích nổ từ biển, có lẽ là từ trường, mìn. Hai hố có đường kính khoảng 1,5 mét được hình thành, nhưng hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân là do tên lửa tấn công hay mìn gắn trên tàu. Không có thiệt hại cho động cơ, không có thương vong trong số các thủy thủ đoàn. Kênh truyền hình này cho biết, không rõ vụ việc này có liên quan trong quá khứ do căng thẳng giữa Iran và Mỹ hay không, hay có mối liên hệ nào với việc chủ con tàu là người Israel.
Video đang HOT
Trong khi đó, Dryad Global, một công ty tình báo hàng hải cho biết, rất có thể vụ nổ xuất phát từ “hành động phi đối xứng của quân đội Iran”. Theo đó, khi Iran tìm cách gây áp lực buộc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nước này có thể tìm cách “thực hiện ngoại giao mạnh mẽ thông qua các biện pháp quân sự”. Tuy nhiên, phía Iran hiện vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.
Hiện chưa có bất cứ kết luận chính thức nào liên quan đến vụ nổ này. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời điểm quan hệ giữa Iran và Mỹ đang xấu đi sau khi tân Tổng thống Joe Biden hôm 25/2 ra lệnh không kích nhằm vào các nhóm dân quân Syria thân Iran mà phía Mỹ nói nhằm đáp trả việc việc các cơ sở của Mỹ tại Iraq bị lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn tấn công bằng tên lửa khiến dư luận không khỏi lo ngại về những căng thẳng tại khu vực.
Khu vực vùng Vịnh vốn đã căng thẳng kể từ khi Mỹ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran vào năm 2018, sau khi Tổng thống thống Donald Trump khi đó rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Mỹ đã quy trách nhiệm cho Iran về một số cuộc tấn công vào tàu hàng trong vùng Vịnh chiến lược, trong đó có hai tàu chở dầu của Saudi Arabia vào tháng 5/2019. Mới đây, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cũng đã bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc khi Seoul đóng băng 7 tỷ USD của Iran tại ngân hàng của nước này do lệnh trừng phạt của Mỹ. Với vụ việc mới nhất này, rất có thể đây sẽ là một cái cớ để các bên đẩy căng thẳng lên một mức mới khi những mâu thuẫn về lợi ích tại khu vực chưa được giải quyết./.
Tàu hàng Israel nghi bị trúng thủy lôi Iran
Tàu Helios Ray của Israel chịu loạt vụ nổ gây thủng thân tại Vịnh Oman, được cho là do thủy lôi Iran gây ra.
Dryad Global, công ty quản lý rủi ro an ninh hàng hải, cho biết các vụ nổ xảy ra trên tàu Helios Ray ngày 25/2 trên vùng biển cách Muscat, thủ đô Oman khoảng 44 hải lý. Các nguồn tin cho biết con tàu bị hai lỗ thủng trên thân, có đường kính xấp xỉ 1,5 mét, nhưng không gây thương vong.
Hai quan chức quốc phòng Mỹ cũng xác nhận điều này, nhưng nói thêm hai lỗ thủng ở bên thân tàu rất nguy hiểm bởi nó nằm sát mặt nước.
Tàu MV Helios Ray. Ảnh: Twitter/Dryad Global
Công ty Dryad Global cho rằng "có nhiều khả năng" vụ nổ "là kết quả từ hoạt động của quân đội Iran".
Tổ chức Hàng hải Quốc tế cho hay Helios Ray treo cờ Bahamas, do công ty cùng tên có trụ sở tại Tel Aviv, thành phố ven bờ Địa Trung Hải của Irael, điều hành. Con tàu gặp sự cố khi đi từ Singapore tới thành phố Dammam của Arab Saudi. Đài truyền hình Israel cho hay chủ sở hữu con tàu là doanh nhân người Israel Rami Ungar.
Cơ quan quản lý thương mại hàng hải Anh hôm 25/2 cho biết đã được thông báo về vụ nổ. Nguyên nhân gây nổ đang được điều tra, thủy thủ trên tàu đều an toàn và đang đi tới cảng tiếp theo.
Thiệt hại với tàu Helios Ray tương tự một vụ khác xảy ra trên cùng tuyến đường thủy này hồi tháng 5/2019. Tàu Kokuka Courageous cũng bị thủng nhiều lỗ ở hai bên hông. Bộ Tư lệnh Trung tâm Lực lượng Hải quân Mỹ khi đó cho hay vụ nổ có thể do mìn limpet, loại thủy lôi được thiết kế để gắn lên thân tàu bằng nam châm.
Vị trí tàu Helios Ray ở Vịnh Oman khi bị trúng vụ nổ. Đồ họa: CNBC .
Sự cố Kokura Courageous năm 2019 là một trong nhiều vụ xảy ra cùng năm tại Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư mà Iran được cho là bên phải chịu trách nhiệm, sau khi chính quyền tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Iran phủ nhận liên quan tới các vụ tấn công tàu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần qua ra lệnh không kích các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn ở Syria nhằm đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây nhằm vào lợi ích Mỹ tại Iraq. Mỹ cáo buộc các vụ tấn công này do nhóm dân quân Hezbollah được Iran hậu thuẫn thực hiện.
Từ khi nhậm chức, Biden đã tìm cách nối lại quan hệ với Iran và đề xuất Mỹ tái gia nhập hiệp ước hạt nhân. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Mỹ leo thang vào tháng trước, Iran đã tiến hành tập trận quân sự thường niên ở Vịnh Oman, với sự tham gia của nhiều đơn vị biệt kích, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay vận tải quân sự.
Hàn Quốc hoan nghênh Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn tàu MT Hankuk Chemi Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ hoan nghênh quyết định của Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc, bị bắt giữ tại cảng một của Iran hồi đầu tháng 1 với cáo buộc làm ô nhiễm môi trường Vịnh Persia. Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc...